Em học được điều gì từ ông Lương Định Của

Gợi ý

1. Kể chuyện

Nhà khoa học Lương Định Của đã lai tạo cho nước ta được rất nhiều giống lúa mới.

Năm ấy, mùa đông vô cùng giá rét. Một người bạn nước ngoài của ông gửi về cho ông mười hạt thóc giống quý. Ông không muốn những hạt giống quý nảy mầm rồi chết vì giá rét. Ông liền chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt còn lại ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối khi đi ngủ ông ủ 5 hạt thóc vào trong người rồi trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm hạt thóc nảy mầm.

Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

2. Trả lởi câu hỏi

a) Viện nghiên cứu nhận được quà gì?

– Mười hạt thóc giống quý.

b) Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống?

– Ông không muốn những hạt giông quý nảy mầm rồi chết vì giá rét.

c) Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa?

– Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm. Nãm hạt còn lại ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối khi đi ngủ ông ủ 5 hạt thóc vào trong người rồi trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm hạt thóc nảy mầm.

(Trang 27 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Tranh vẽ gì? Cô giáo đang làm gì? Các bạn học sinh đang làm gì?

Em học được điều gì từ ông Lương Định Của

Lời giải

Quan sát bức tranh em thấy:

- Tranh vẽ cảnh học sinh và cô giáo trong một tiết học mỹ thuật.

- Cô giáo đang gấp chiếc thuyền bằng giấy.

- Các bạn học sinh đang đứng xung quanh quan sát cách cô xếp thuyền.

(Trang 27, 28 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 2-3-4. Đọc, hướng dẫn, luyện đọc

Bàn tay cô giáoMột tờ giấy trắngCô gấp cong congThoắt cái đã xongChiếc thuyền xinh quá!Một tờ giấy đỏMềm mại tay côMặt trời đã phôNhiều tia nắng toảThêm tờ xanh nữaCô cắt rất nhanhMặt nước dập dềnhQuanh thuyền sóng lượn.Như phép mầu nhiệmHiện trước mắt em:Biển biếc bình minh Rì rào sóng vỗ...Biết bao điều lạ

Từ bàn tay cô.

(Nguyễn Trọng Hoàn)

(Trang 28 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 5. Hỏi - đáp:

a. Hỏi: Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?

Đáp:

b. Hỏi: Bức tranh cắt gián giấy của cô giáo có gì đẹp?

Đáp:

c. Hỏi: Hai dòng thơ cuối bài nói với bạn điều gì?

Đáp:

Lời giải

a. Hỏi: Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?

Đáp: Từ tờ giấy trắng, cô giáo gấp chiếc thuyền xinh xinh, tạo ra ông mặt trời toả nắng, mặt nước dập dềnh lượn quanh mạn thuyền.

b. Hỏi: Bức tranh cắt gián giấy của cô giáo có gì đẹp?

Đáp: Bức tranh cắt gián của cô đẹp ở: Một bức tranh bình minh ở biển hiện ra trước mắt chúng em. Mặt biển màu xanh biếc, rì rào sóng vỗ. Từng đợt sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền. Mặt trời nhô lên cao và bắt đầu toả những tia nắng ban mai.

c. Hỏi: Hai dòng thơ cuối bài nói với bạn điều gì?

Đáp: Hai dòng thơ cuối bài cho em thấy được sự khéo léo, sáng tạo của đôi bàn tay cô.

B. Hoạt động thực thành

(Trang 28 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 1. Đọc thuộc bài thơ

(Trang 28 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 2. Điền âm đầu hoặc dấu thanh:

a. Điền vào chỗ trống ch hay tr?

...í thức là những người ...uyên làm các công việc ...í óc như dạy học, ...ữa bệnh, ...ế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với những người lao động ...ân tay như công nhân, nông dân, đội ngũ ...í thức đang đem hết ...í tuệ và sức lực của mình xây dựng non sông gấm vóc của chúng ta.

b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

Trên ruộng đồng, trong nhà máy, trên lớp học hay trong bệnh viện, ơ đâu, ta cung gặp nhưng trí thức lao động quên mình. Các ki sư nông nghiệp nghiên cứu giống lúa mới, ki thuật trồng trọt, chăn nuôi mới. Các ki sư cơ khí cùng công nhân san xuất máy móc, ô tô. Các thầy giáo, cô giáo dạy ta thành người có ích cho xa hội. Các bác si chưa bệnh cho dân.

Lời giải

a. Điền vào chỗ trống ch hay tr?

Trí thức là những người chuyên làm các công việc trí óc như dạy học, chữa bệnh, chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với những người lao động chân tay như công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức đang đem hết trí tuệ và sức lực của mình xây dựng non sông gấm vóc của chúng ta.

b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

Trên ruộng đồng, trong nhà máy, trên lớp học hay trong bệnh viện, ở đâu, ta cũng gặp những trí thức lao động quên mình. Các kĩ sư nông nghiệp nghiên cứu giống lúa mới, kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi mới. Các kĩ sư cơ khí cùng công nhân sản xuất máy móc, ô tô. Các thầy giáo, cô giáo dạy ta thành người có ích cho xã hội. Các bác sĩ chữa bệnh cho dân.

(Trang 29 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi "Ở đâu?" trong phiếu học tập

Câu 1: Trần Quốc Khải quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

Câu 2: Ổng học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.

Câu 3: Đề tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.

Lời giải

Câu 1: Trần Quốc Khải quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

Câu 2: Ổng học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.

Câu 3: Đề tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.

(Trang 29 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 4. Nghe thầy cô kể chuyện Nâng niu từng hạt giống

Nâng niu từng hạt giống

Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quý. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về, dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn. Tối tối, ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp hạt giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt.

Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quý cho nền nông nghiệp Việt Nam.

(Trang 29 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) 5. Cùng thảo luận để trả lời câu hỏi:

Câu 1: Ông Lương Định Của là ai?

Câu 2: Viện nghiên cứu nhận được quà gì?

Câu 3: Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả 10 hạt thóc giống?

Câu 4: Ông Lương Định Của đã làm gì để giữ được các hạt giống nảy mầm?

Câu 5: Em học được điều gì từ ông Lương Định Của?

Lời giải

1. Ông Lương Định Của là một nhà khoa học về lĩnh vực nông nghiệp. Ổng đã tạo ra nhiều giống lúa mới.

2. Viện nghiên cứu nhận được quà do người bạn ông gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quý.

3. Ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả 10 hạt thóc giống vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét.

4. Ông Lương Định Của giữ được các hạt giống nảy mầm bằng cách ông chia 10 hạt giống thóc thành 2 phần. Nắm hạt gieo trồng trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm vào nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho hạt thóc nảy mầm.

5. Ông Lương Định Của là người rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống.

C. Hoạt động ứng dụng

(Trang 29 Ngữ Văn 3 VNEN tập 2) Kể cho người thân nghe những việc thầy cô đã làm khi dạy em ở lớp.

Lời giải

Ví dụ mẫu:

Khi giảng bài ở lớp, cô giáo em thường:

- Say mê với bài giảng.

- Giảng bài chi tiết, rõ ràng.

- Kiểm tra bài cũ và sách vở của các bạn.

- Nghiêm khắc phê bình những bạn không có ý thức học tập

- Kể một số câu chuyện liên quan đến tác giả văn học hoặc liên quan đến bài văn.

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Nâng niu từng hạt giống hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Nâng niu từng hạt giống đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Nâng niu từng hạt giống đề số 1:

Đọc đoạn trích dưới đây trả lời câu hỏi:

Nâng niu từng hạt giống

Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.

Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý, Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.

Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

Theo Minh Chuyên

Câu 1. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là:

a, Nhà thiên văn học

b, Nhà sản xuất

c, Nhà khoa học

Câu 2. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là nhà khoa học có công tạo ra gì?

a. Thuốc trị bệnh dịch hạch

b. Nhiều giống lúa mới

c. Công trình bảo vệ môi trường

Câu 3. (0,5 đ) Người bạn nước ngoài của Lương Định Của đã gởi gì cho viện nghiên cứu của ông?

a, Năm hạt thóc giống quý

b, Mười loại hạt quý

c, Mười hạt thóc giống quý.

Câu 4. (0,5 đ) Ông Lương Định Của đã làm gì với mười hạt thóc giống đó?

a, Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người

b, Ông gieo tất cả mười hạt trong phòng thí nghiệm

c, Cả a, b đều sai.

Câu 5. (0,5 đ) Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống đó?

a, Vì ông muốn để giành năm hạt, chỉ gieo năm hạt

b, Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét

c, Vì trong phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên.

Câu 6. (0,5 đ) Từ cùng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:

a. Đất nước

b. Làng xóm

c. Làng quê

Câu 7. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh?

a. Cánh đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc

b. Chim khách nhảy nhót ở đầu hè

c. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như gió thổi

Câu 8. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?

a. Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu

b. Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ

c. Anh cua đang bò vào chum nước

Câu 9. (0,5 đ)Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà khoa học Lương Định Của?

Câu 10. (1 đ)Qua câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”, em rút ra được bài học gì?

Đáp án

Câu 1: Đáp án: c. Nhà khoa học

Câu 2: Đáp án:b. Nhiều giống lúa mới

Câu 3: Đáp án:c. Mười hạt thóc giống quý.

Câu 4: Đáp án:a. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người

Câu 5: Đáp án:b. Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét

Câu 6: Đáp án:a. Đất nước

Câu 7: Đáp án:c. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như gió thổi

Câu 8: Đáp án:c. Anh cua đang bò vào chum nước

Câu 9: Ông rất say mê nghiên cứu khoa học, nâng niu từng hạt giống

Câu 10: Qua câu chuyện em rút ra được bài học rằng : Ông Lương Đinh Của là một người yêu khoa học biết chăm chút bảo vệ các giống quý bào và lòng yêu thiên nhiên của ông

Đọc hiểu Nâng niu từng hạt giống đề số 2:

Đọc đoạn trích dưới đây trả lời câu hỏi:

Ông Lương Đình Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.

Có lần một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: "không thể để những hạt giống quý này này mầm rồi chét vì rét". Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mẩm.

Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

Theo Minh Chuyên

Câu 1. Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống?

A. Vì ông muốn để dành năm hạt, chi gieo năm hạt.

B. Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này này mầm sẽ chết hết vì rét.

C. Vì phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên.

Câu2. Những hạt thóc nào giữ được mầm xanh?

A. Năm hạt thóc Ông gieo trong phòng thí nghiệm.

B. Năm hạt thóc Ông ủ trong người.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu3. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Đình Của?

A. Ông Lương Đình Của rất say mê nghiên cứu khoa học.

B. Ông rất quý những hạt thóc giống, nâng niu, ủ ấp chúng trong người, bảo vệ chúng khỏi chết vì giá rét.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu4. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ hoạt động của các nhà bác học?

A. Chế tạo máy móc, chữa bệnh.

B. Nghiên cứu khoa học, phát minh.

C. Sản xuất, sáng tác.

Câu5. Tìm bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi : “Vì sao?"

“Ông đã nâng niu từng hạt thóc, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng khỏi chết vì giá rét."

Đáp án:

Câu1. Đáp án:B. Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này này mầm sẽ chết hết vì rét.

Câu2. Đáp án:B. Năm hạt thóc Ông ủ trong người.

Câu3. Đáp án:C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu4. Đáp án:B. Nghiên cứu khoa học, phát minh.

Câu5. Bảo vệ chúng khỏi chết vì giá rét.