Em hay nếu sử giống nhau và khác nhau giữa trang web tĩnh và trang web động

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về cách phân biệt giữa web tĩnh và web động, thì hãy theo dõi bài viết bên dưới để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Về cơ bản, web tĩnh (static website) được hiểu là một website được tạo ra hoàn toàn bằng việc sử dụng ngôn ngữ HTML (đường linh website thường có đuôi html hay htm).

Sau khi download nội dung của những trang web tĩnh, trình duyệt sẽ tự động biên dịch và hiển thị nội dung, người dùng hoàn toàn không thể tương tác được với loại website này.

Hiện nay, loại web tĩnh này tồn tại khá ít, nếu có thì chỉ được sử dụng trong những công ty chuyên về thiết kế website, bởi họ có đủ kiến thức và kỹ năng cho việc chỉnh sửa hay cập nhật nội dung khi cần thiết.

Ngôn ngữ thường được sử dụng để tạo ra web tĩnh

Thông thường, web tĩnh hình thành nhờ có sự "góp mặt" của HTML, CSS, JavaScript (DHTML), nhưng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thì hiện nay, còn có thêm sự hỗ trợ của HTML5 và CSS3.

Nhờ được ứng dụng bằng những công nghệ hiện đại đó, mà các web tĩnh ngày càng trở nên sống động hơn trước rất nhiều. Ngoài ra, nội dung website cũng có thể thay đổi được thông qua việc sử dụng công nghệ DHTML trong phần Client.

Ưu và nhược điểm của web tĩnh

Ưu điểm

  • Có tốc độ truy cập nhanh.
  • Giao diện được thiết kế với nhiều phong cách mới lạ.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư.
  • Thân thiện với hầu hết bộ máy tìm kiếm.
  • Tiêu hao ít nguồn tài nguyên của máy chủ.
  • Hạn chế được sự tấn công từ các hacker.

Nhược điểm

  • Khó quản lý nội dung.
  • Việc nâng cấp bảo trì trang web cũng khá khó khăn.
  • Người dùng không thể trực tiếp tương tác được với website. 

Tìm hiểu về web động

Web động là gì?

Trái ngược với web tĩnh, web động (dynamic website) được xem là những website có khả năng tương tác với người dùng khá cao, có hệ thống quản lý nội dung, tập hợp các dữ liệu số hóa được tổ chức thành hệ cơ sở dữ liệu, được thể hiện dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh và có thể truy xuất dữ liệu.

Mọi thông tin trong web động đều được admin cập nhật liên tục, mang đến cho khách hàng những nguồn thông tin đáng tin cậy và mới nhất. Những thông tin này đều được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu trong website và được đưa ra sử dụng mỗi khi có nhu cầu.

Ngôn ngữ thường được sử dụng để tạo ra web động

Web động được hình thành nhờ sự hỗ trợ giữa các công nghệ HTML-HTML5, CSS-CSS3 và JavaScript...

Điểm đặc biệt ở đây là nó còn được ứng dụng ngôn ngữ lập trình server PHP cùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Do vậy mà web động cần phải được chạy trong máy chủ. Nếu muốn đặt trong máy tính của bạn thì cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các web server ảo như xampp, wampp, vertrigo...

Ưu và nhược điểm của web động

Ưu điểm

  • Việc quản lý nội dung được thực hiện một cách dễ dàng.
  • Dễ nâng cấp và bảo trì website.
  • Có thể xây dựng và phát triển các nền tảng website lớn.
  • Có khả năng tương tác với người dùng cao.
  • Sử dụng chức năng Rewrite URL giúp giữ nguyên URL thân thiện, hỗ trợ tốt cho quá trình SEO website.

Nhược điểm

  • Chi phí xây dựng website tương đối cao.
  • Nếu là doanh nghiệp lớn, bạn cần phải thuê thêm đơn vị hỗ trợ hoạt động. 


Web tĩnhWeb động
Về chức năngKhông thể thay đổi hay chỉnh sửa phần nội dung khi đã đăng lên website.Có thể quản lý và chỉnh sửa nội dung bên trong website
Về ngôn ngữ lập trìnhSử dụng duy nhất ngôn ngữ HTML.Đa dạng ngôn ngữ như ASP.NET, PHP kết hợp với cơ sở dữ liệu SQL server, MySQL...
Về khả năng tương tác với người dùngNgười dùng không thể thực hiện các thao tác trên website như trò chuyện hay gửi bất kỳ phản hồi nào lên nó.Khách hàng có thể thoải mái trao đổi thông tin với chủ sở hữu website và những vị khách khác bằng những thao tác cực kỳ đơn giản.
Về việc ứng dụngThường được dùng cho những trang web nhỏ, có phần nội dung nhất định, ít bị thay đổi.Được ứng dụng trong các website phục vụ cho lĩnh vực tin tức, blog, các website giới thiệu doanh nghiệp hay các website sàn thương mại điện tử... Nói chung, web động có khả năng ứng dụng cao hơn web tĩnh.
Về chi phí bảo trì - nâng cấp

Chỉ cần bỏ vốn đầu tư một lần mà sử dụng được lâu dài.

Web tĩnh có giao diện thân thiện với các công cụ tìm kiếm hơn web động.

Tuy nhiên, việc bảo trì - nâng cấp và quản lý nội dung đối với web tĩnh tương đối phức tạp, khó thực hiện.

Tuy chi phí đầu tư ban đầu cho web động khá lớn, nhưng quá trình nâng cấp - bảo trì lại vô cùng đơn giản và dễ thực hiện.

Thích hợp đối với các doanh nghiệp lớn.


Mục lục [Hiện]

  1. Website động là gì?
  2. Website tĩnh là gì?
  3. So sánh website động và tĩnh
    1. Ưu điểm
    2. Nhược điểm
  4. Khi nào lên sử dụng website động và tĩnh?
    1. Khi nào nên dùng website động
    2. Khi nào nên dùng website tĩnh

Trong thời đại công nghệ số, mỗi doanh nghiệp hay công ty đơn vị bất kỳ đều nên sở hữu một trang web của riêng mình. Bạn cũng đang muốn thiết kế một website cho doanh nghiệp của mình? Những khái niệm về website động và website tĩnh làm bạn khá lúng túng?

Vậy hãy tìm hiểu về website động và tĩnh một cách cụ thể hơn ngay trong bài viết dưới đây của Bizfly.

Website động là gì?

Website động (Dynamic Website) là thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ những trang web được hỗ trợ bởi một phần mềm phát triển web. Loại website này được thiết kế có thêm phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu.

Các thông tin hiển thị trên web gọi là cơ sở dữ liệu. Khi người dùng truy cập vào trình duyệt , các cơ sở dữ liệu này sẽ được gửi tới trình duyệt bằng những câu chữ, âm thanh hay dữ liệu số, dạng bảng hoặc nhiều hình thức khác.

Ví dụ nổi bật của một trang web động đó là website thương mại điện tử, trang web bán hàng trực tuyến, các trang mạng thông tin lớn,... Chính vì thế web động được thiết kế để tăng tính tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Website động là gì?​

Khi thiết kế website động, nhà lập trình web sẽ phát triển web bằng các ngôn ngữ lập trình tiên tiến nhất như PHP, ASP.NET, Java,... và sử dụng các cơ sở dữ liệu mạnh như My SQL, Access, MS SQL.

Điều này giúp cho chủ sở hữu web động (Chủ doanh nghiệp) có thể dễ dàng quản trị nội dung và điều hành website của mình. Từ đó, web động luôn luôn được làm mới vì bạn dễ dàng cập nhật thường xuyên thông qua việc sử dụng các công cụ cập nhật phần mềm quản trị web.

Website tĩnh là gì?

Website tĩnh (Static Website) chính là cách gọi khác của những website phiên bản đời đâu, gần như cái tên đã nói lên sự khác biệt rõ ràng đối với website động bên trên.

Là thuật ngữ để chỉ những trang web thường được thiết kế web có nội dùng ít cần thay đổi và cập nhật. Loại web này chỉ là một văn bản HTML đơn thuần, không có cơ sở dữ liệu đi kèm và có nhiệm vụ đăng tải các thông tin giống như một tờ báo.

Từ đó, người dùng khi truy cập vào website này sẽ khôngthể trò chuyện hay có các hoạt động tương tác nào đối với nó. Nội dung của web tĩnh sẽ được lên khuôn ngay từ lúc lập trình, vì vậy nếu muốn thêm bớt nội dung thì người quản lý phải biết làm lại khuôn mới cũng giống như in lại một tờ báo mới.

Website tĩnh là gì?

Đọc qua về hai khái niệm website động và website tĩnh, chắc hẳn có khá nhiều người dành lời khen cho website động. Nhưng hãy đến ngay với phần tiếp theo để có cái nhìn cụ thể về ưu nhược điểm của hai loại website này nhé.

Trong trường hợp mọi người muốn tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống cấu tạo và giao diện cơ bản của một website thì hãy tham khảo thêm thông tin tại bài viếtWebsite là gì? Lợi ích, cấu tạo cơ bản và giao diện hoạt động của website

So sánh website động và tĩnh

Ưu điểm

Trước hết, chúng ta sẽ cập nhật những ưu điểm của một website tĩnh như sau:

So sánh website động và tĩnh

Tiếp theo, phiên bản website đời sau - web động có những ưu điểm vượt trội gì so với web tĩnh:

Nhược điểm

Ngoài ra thì bạn cũng cần nắm được một vài nhược điểm của web động để xem xét doanh nghiệp của mình liệu có phù hợp hay không.

Còn nhược điểm của website tĩnh là gì?

Khi nào lên sử dụng website động và tĩnh?

Khi nào nên dùng website động

Web động sẽ là website đa dạng hơn trong việc lựa chọn mục đích sử dụng, bạn có thể làm web tin tức, blog cá nhân hay những trang web cho doanh nghiệp mang tầm cỡ lớn hơn như website thương mại điện tử bán hàng hay web giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Khi nào lên sử dụng website động và tĩnh?

Khi nào nên dùng website tĩnh

Từ những ưu nhược điểm của web tĩnh đã nhắc đến bên trên, nếu như doanh nghiệp của bạn nhỏ thì bạn có thể thuê một người chuyên viết về web hoặc nếu muốn tiết kiệm hơn thì có thể tự học làm website để quản trị web tĩnh.

Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để bạn lựa chọn được website động hay tĩnh cho doanh nghiệp của mình. Nếu quy mô nhỏ và mới bắt đầu tập tành tương tác trên Internet hãy chọn web tĩnh, nếu quy mô lớn cần sự tương tác cao với người dùng hãy làm web động.

Nếu bạn là một người không có kinh nghiệm cũng như kiến thức về code, lập trình web tuy nhiên vẫn muốn sở hữu một trang web phục vụ mục đích viết blog hay thậm chí là bán hàng thì hãy lựa chọn những đơn vị thiết kế website uy tín, chuyên nghiệp như Bizfly Website.

Video liên quan

Chủ đề