Em hãy cho biết diện đạp nước phải đạt bao nhiêu độ với hướng đạp

Chạy tiếp sức là môn thể thao khá quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Mặc dù vậy nhưng không phải ai cũng biết rõ về kỹ thuật chạy tiếp sức và luật chạy tiếp sức. Hãy cùng Thiên Trường Sport tìm hiểu thông qua bài viết này nhé !

1. Chạy tiếp sức là gì?

Chạy tiếp sức nếu hiểu theo tiếng việt có nghĩa là những thành viên tham gia chơi trong một đội sẽ hỗ trợ và tiếp sức cho nhau. Còn từ điển này trong tiếng anh được gọi là Relay. Thể loại này thuộc bộ môn điền kinh, chạy tiếp sức 4x100m thông thường sẽ có khoảng 4 vận động viên tham gia thi đấu trong một đội. Dụng cụ thi đấu không thể nào thiếu được đó chính là một chiếc gậy.

Những người trong đội sẽ phải thực hiện nhiệm vụ chuyền cho nhau chiếc gậy đến khi nào về đến vạch đích. Điểm thành tích được đánh giá dựa vào thời gian hoàn thành của mỗi đội. Thông thường đối với một đội phải đạt 2,2 giây cho mỗi lần chuyền gậy.

Người đứng đầu tiên phải đảm nhiệm trọng trách khởi động cho đội của mình. Tiếp theo sau là 3 vận động viên còn lại lần lượt trao gậy cho nhau. Khoảng cách để trao gậy dài tầm 20m và phải cách khu vực đích đến phải đúng 10m. Trong suốt thời gian thi đấu các thành viên trong đội phải đảm bảo chuyền gậy trong khu vực quy định và tuyệt đối không được chạy ra ngoài cự ly. Nếu không đội bạn sẽ bị trọng tài thổi phạt.

Chạy tiếp sức là gì?

2. Luật chạy tiếp sức 4x100m.

Quy định và luật chạy tiếp sức tại nội dung 4x100m được áp dụng những quy định chung. Mỗi đội thi phải tuân thủ đúng luật quy định. Luật này cụ thể như sau:

2.1. Quy định về luật chạy tiếp sức 4x100m.

Thứ nhất: Mỗi người trong một đội đã được quy định sẵn trong ô chạy của mình. Bạn nhất định phải tuân thủ và không được chạy ra bên ngoài ô của mình, nếu không làm đúng chắc chắn bạn sẽ bị phạt. Một khi bị trọng tài thổi phạt thì thời gian hoàn thành cuộc đua của bạn sẽ bị kéo dài. Vì vậy hãy làm đúng theo luật của cuộc đua bạn nhé!

Thứ 2: Người cầm cân nảy mực trong suốt quá trình thi đấu chính là trọng tài. Trọng tài sẽ có nhiệm vụ chuẩn bị gậy cho người thi và cũng là người ra hiệu bắt đầu. 20m chính là khu vực để người thi đấu trao gậy, trong khu vực này luôn có một dấu kẻ ngang để làm báo hiệu.

Thứ 3: Sau khi nghe trọng tài ra hiệu lệnh bắt đầu, mỗi đội phải chạy 10m để vào vùng trao gậy. Người được nhận quyền trao gậy luôn đứng ở vạch giới hạn của 10m.

Tiếp đến, Mỗi vận động viên chạy cũng có thể tự mình trang bị xỉ than hoặc băng dính để báo hiệu đường chạy của mình. Đây cũng là một ý tưởng sáng tạo để những người trong đội nhận biết hợp lý.

Quy định về luật chạy tiếp sức 4x100m

2.2. Gậy chạy tiếp sức.

Quy định của gậy chạy tiếp sức phải đảm bảo ống bên trong rỗng và được đúc bằng gỗ, kim hoại hoặc có thể là những vật liệu khác, nhưng phải đảm bảo về độ cứng. Kích thước gậy khoảng 12cm-13cm về chu vi. Còn về độ dài thì từ 28cm đến 30cm. Mỗi thành viên trong đội phải dùng tay để cầm gậy tiếp sức trong suốt thời gian chạy.

Sau khi hoàn thành việc trao cũng như nhận gậy, vận động viên tiếp tục chạy trong khu vực được phép trao gậy và phải chờ cho đến khi người bạn của đội khác chạy sang. Nếu bạn rời khỏi khu vực này chắc chắn bạn sẽ nhận một hình phạt thích đáng đó là bị tước quyền thi đấu ngay lập tức. Không chỉ vậy, nếu xuất hiện trường hợp vận động viên xô đẩy hoặc va chạm vào nhau trong quá trình thi đấu thì vẫn bị trọng tài thổi phạt và ngưng thi.

Gậy chạy tiếp sức

3. Kỹ thuật chạy tiếp sức chuẩn nhất.

3.1. Kỹ thuật xuất phát.

Xuất phát là kỹ thuật được đảm bảo và thực hiện ở vị trí của vận động viên thi đấu đầu tiên. Người này có nhiệm vụ sẽ thực hiện chạy tiếp sức đến điểm xuất phát thấp nhất. Trong lúc chạy vận động viên này bắt buộc phải cầm gậy truyền tín. Tay phải chính là tay cầm gậy.

Kỹ thuật xuất phát trong chạy tiếp sức

3.2. Cách cầm gậy khi xuất phát chạy tiếp sức.

Vận động viên cầm gậy cần chống tay xuống mặt đất, ngón tay trỏ và ngón cái đặt cách nhau theo kiểu đo gang tay. Bàn tay phải chống phía sau của vạch xuất phát. Bạn tạo điểm tì bằng đốt thứ 2 của ngón giữa và ngón trỏ.

Đối với cuộc thi tiếp sức vòng tròn, ở điểm xuất phát chân đóng của vận động viên chính là bàn đạp và được đặt lệch sang phía bên phải của ô chạy. Chân của bạn cần đặt và điều chỉnh thật hợp lý làm thế nào khi bạn bắt đầu chạy chân sẽ lao ở sau vạch xuất phát.

3.3. Quy định về các đồng đội chạy tiếp sức.

Người được chạy đầu tiên nhất định phải bám ngay sát vạch báo hiệu của đường chạy để không bị phạt khi chuyền gậy cho người kế tiếp bằng tay trái. Những đồng đội tiếp theo thứ 2, thứ 3 vẫn tuân thủ theo luật chạy của người thứ nhất. 3 người chạy sau không cần phải chạy chạy theo đúng tín hiệu ra lệnh xuất phát của trọng tài. Mỗi người ở sau phải nhìn người đầu tiên chạy và nhanh chóng chuẩn bị tay đón gậy được chuyền. Người chờ nhất định phải tuân thủ đứng ở vạch xuất phát chuẩn bị chạy cách khu vực nhận và trao đảm bảo đúng 10m.

Trong cùng một đội từng thành viên sẽ sử dụng một mật mã riêng để trao đổi và báo hiệu cho người trong đội xuất phát. Sau khi xuất phát mỗi người phải cố gắng hết sức lực có thể của mình để chạy với tốc độ nhanh nhất và trao gậy cho người đang đứng ở vị trí thứ thư. Người cuối cùng đảm đương trọng trách khá nặng nề là phải cầm gậy chạy thật nhanh về đích và không còn phải chuyền cho người nào. Mặc dù vậy nhưng người cuối cùng phải cầm gậy cho đến khi về đến đích.

3.4. Kỹ thuật trao và nhận gậy.

Trong quá trình trao và nhận gậy các vận động viên có 2 cách để trao nhận đó là: Nhận từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Mỗi người có một cách nhận riêng nhưng nói chung quy thì cách nhận từ trên xuống vẫn được nhiều người lựa chọn vì nó có nhiều điểm ưu hơn. Bàn tay của người được nhận phải ngửa lên trên và người có nhiệm vụ trao gậy thì trao từ trên xuống. Để không gặp phải khó khăn trong lúc nhận, người trao sẽ để chiếc gậy nằm theo hướng trượt từ cổ tay xuống dưới tay.

Tín hiệu nhận được phát ra từ người trao gậy thì người nhận đánh thêm một nhịp tay để đồng đội mình chuyền gậy dễ dàng. Vị trí trao gậy thuận lợi và hợp lý chính là nằm trong khu vực được quy định sẵn. Lúc này người nhận gậy sẽ đưa tay ra sau và người chuyền phải đánh cánh tay hết mức có thể để đồng đội nhận được gậy.

Kỹ thuật trao và nhận gậy

3.5. Kỹ thuật chạy đường vòng.

Tốc độ chạy của vận động viên sẽ ảnh hưởng đến độ ngả. Tay phải của bạn phải đánh thật nhanh và bắt buộc biên độ phải lớn hơn tay còn lại. Lúc này chân trái nên đưa về phía trước đồng thời đầu gối của bạn nên hướng ra phía ngoài.

Không chỉ vậy, đầu gối của chân trái gập vào nhiều hơn bên chân phải. Vận động viên chạy từ đường chạy thẳng ra đường vòng nên chuyển đổi cơ thể hợp lý để cơ thể vẫn ổn định và không bị bất ngờ. Độ nghiêng trong đường chạy vòng nên tăng dần và tiếp tục giảm khi ra đường thẳng.

3.6. Cách sắp xếp vị trí.

Mỗi người trong đội cần biết được điểm yếu và điểm mạnh của mình. Chỉ có như vậy mới xếp được người có kỹ năng tốt xuất phát đầu tiên. Người tiếp theo phải sở hữu một sức bền, sự phối hợp ăn ý. Người thứ 3 đảm đương một tốc độ vượt bậc, kỹ thuật nhận chuẩn xác. Và người cuối cùng phải có tâm lý bình tĩnh tự tin, tốc độ nổi trội để chạy giai đoạn nước rút và về đích nhanh nhất. Mỗi thành viên cần phải phối hợp thật ăn ý và hiểu nhau, như vậy chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao.

Tham khảo thêm: Kỹ thuật chạy bền không mệt.

4. Lời kết.

Mỗi cuộc thi đấu đều có những luật lệ và kỹ thuật riêng. Người thi đấu cần phải tuân thủ theo đúng quy định. Chạy tiếp sức không quá khó khăn nếu bạn nắm được kỹ thuật. Hy vọng những kiến thức chia sẻ này phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của các bạn !

Đọc thêm ▾