Đường lên đỉnh Olympia tiếng Anh là gì

Đường lên đỉnh Olympia là một cuộc thi kiến thức trên truyền hình dành cho học sinh Trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo,  Ban Sản xuất các chương trình Giải trí (trước đây là Ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế) - Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Thương hiệu Vàng (NCC) phối hợp tổ chức từ năm 1999, dưới sự tài trợ của THACO. Mặc dù không phải là chương trình trò chơi truyền hình đầu tiên trên VTV3 (chương trình đầu tiên là SV), nhưng đây là chương trình có tuổi đời dài nhất trong các trò chơi truyền hình của VTV3. Mỗi năm có 36 cuộc thi tuần, 12 cuộc thi tháng, 4 cuộc thi quý được phát sóng và 1 cuộc thi chung kết năm được truyền hình trực tiếp trên VTV3. Chương trình hiện đang ghi hình năm thứ 21.

Đường lên đỉnh Olympia
Đường lên đỉnh Olympia tiếng Anh là gì
Hình hiệu của chương trình, sử dụng từ 25 tháng 10 năm 2020
Định dạngTrò chơi truyền hình
Sáng lậpĐài Truyền hình Việt Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Công ty Cổ phần Thương hiệu Vàng (NCC)
Dẫn chương trìnhTạ Bích Loan (đầu tiên)
Nguyễn Diệp Chi & Phạm Ngọc Huy (hiện nay)
Nhạc phimHoàng Vân (từ 1999)
Lưu Hà An (từ 2006)
Nhạc kếtĐường lên đỉnh núi (Sáng tác: Hoàng Vân)
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số mùa21
Số tập1.106 (tính đến ngày 8 tháng 8 năm 2021)
Sản xuất
Nhà sản xuấtBùi Thu Thủy
Tạ Bích Loan
Lại Văn Sâm
Thời lượng40 - 60 phút (có quảng cáo)
150 phút (truyền hình trực tiếp)
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
Định dạng hình ảnh576i (SDTV)
1080i (HDTV)
Phát sóng21 tháng 3, 1999(1999-03-21) nay

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 1.1 Tên gọi
  • 1.2 Nhạc hiệu
  • 1.2.1 Ca khúc chủ đề
  • 1.2.2 Âm thanh trong chương trình
  • 2 Quy chế tuyển sinh
  • 2.1 Quy chế tuyển sinh và các cuộc thi
  • 2.1.1 Cuộc thi tuần
  • 2.1.2 Cuộc thi tháng
  • 2.1.3 Cuộc thi quý
  • 2.1.4 Cuộc thi chung kết năm
  • 2.1.5 Chương trình gala kỷ niệm
  • 3 Luật chơi
  • 3.1 Các phần thi chính
  • 3.1.1 Khởi động
  • 3.1.2 Vượt chướng ngại vật
  • 3.1.3 Tăng tốc
  • 3.1.4 Về đích
  • 3.2 Câu hỏi phụ
  • 3.3 Phần thi dành cho các điểm cầu
  • 3.4 Giải thưởng
  • 4 Các mục khác trong chương trình
  • 4.1 Olympedia
  • 4.2 Học bổng Olympia Global Network
  • 5 Thống kê xung quanh
  • 6 Dẫn chương trình
  • 6.1 MC dẫn tại điểm cầu các trường trong trận chung kết năm
  • 7 Các năm
  • 8 Các phiên bản khác
  • 8.1 Phiên bản nước ngoài
  • 8.1.1 Philippines
  • 8.1.2 Indonesia
  • 8.1.3 Kazakhstan
  • 8.1.4 Thái Lan
  • 8.1.5 Tổng kết các phiên bản
  • 8.2 Các chương trình mở rộng
  • 8.2.1 Olympia Trung học cơ sở
  • 8.2.2 Olympia dành cho sinh viên đại học
  • 8.2.3 Các chương trình tương tự Olympia trên các kênh truyền hình khác
  • 9 Phát sóng
  • 9.1 Phát chính
  • 9.2 Phát lại
  • 9.3 Tạm ngừng ghi hình và phát sóng
  • 9.3.1 Tạm ngừng phát sóng
  • 9.3.2 Thay đổi lịch ghi hình
  • 9.3.3 Thay đổi giờ phát sóng do trùng với sự kiện đặc biệt
  • 10 Nhà tài trợ
  • 11 Các sự việc xoay quanh chương trình
  • 12 Chú thích
  • 13 Liên kết ngoài
  • 14 Xem thêm

Lịch sửSửa đổi

Năm 1998, sau những thành công và kinh nghiệm từ các sân chơi cho học sinh như Bảy sắc cầu vồng, VTV trăn trở tìm một loại hình chương trình mới cho khán giả trẻ. Có cùng mong muốn được đóng góp cho xã hội, đặc biệt cho giới trẻ, Công ty điện tử LG của Hàn Quốc lúc đó đã hợp tác với Đài Truyền hình Việt Nam. Tập đoàn LG trên toàn cầu đã tổ chức các chương trình truyền hình tương tự tại 6 nước trên thế giới và đều gặt hái những thành công vang dội. Cuối năm 1998, chương trình đã bắt đầu thông báo tuyển sinh người chơi trên sóng VTV3.

Tháng 3 năm 1999, sau các chuyến đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại Hàn Quốc và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tuyển chọn người chơi, ghi hình..., chương trình Đường lên đỉnh Olympia được phát sóng lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 3 năm 1999 trên VTV3.

Được sự quan tâm đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam và nhờ nỗ lực không ngừng của ê-kíp chương trình, cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà tài trợ LG, nay là THACO, chương trình được khán giả cả nước đón nhận nồng nhiệt. Những gương mặt học sinh xuất sắc, những câu trả lời thông minh, hóc búa, những giây phút đăng quang trên đỉnh cao kiến thức, các vị cố vấn, đạo diễn, MC để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng khán giả. Chương trình thành công cũng nhờ vào sự cổ vũ của những khán giả đến trường quay và luôn theo dõi chương trình qua màn ảnh nhỏ.

Tên gọiSửa đổi

Chương trình lấy tên Đường lên đỉnh Olympia với ý tưởng là 1 cuộc đua leo núi bằng kiến thức dành cho các thí sinh mà người lên đỉnh núi đầu tiên sẽ giành được vòng nguyệt quế. Có nhiều học giả cho rằng nếu cho đó là đỉnh núi để leo lên thì phải là Đường lên đỉnh Olympus. Olympus là 1 dãy núi có đỉnh cao nhất Hy Lạp với độ cao 2.917m so với mực nước biển, nằm giữa 2 miền Macedonia và Thessaly thuộc phía Bắc Hy Lạp, còn Olympia chỉ là 1 đại hội thể thao,  là tên 1 thành phố thuộc tiểu bang Washington, Mỹ.

Nhà báo Tạ Bích Loan, một trong những người đầu tiên xây dựng nên chương trình, giải thích rằng: "...Trong cảm hứng về việc tạo ra 1 đỉnh núi trong ước mơ, trong tưởng tượng, một đỉnh núi mang tính biểu tượng thì cái tên cũng mang tính biểu tượng..."[1] Như vậy đỉnh Olympia thực chất là 1 đỉnh núi mang tính tượng trưng, nó tồn tại trong trí tưởng tượng và cả trong cuộc thi này.[1] Tại chương trình Ký ức vui vẻ mùa 3, khi nói về điều này, nhà báo Lại Văn Sâm cho biết: "Đây chỉ là tên của một chương trình, đôi khi cái tên này không nên hiểu theo nghĩa đen... Một số tên của chương trình hay của các bộ phim đôi khi chỉ là một cái tên gợi cho khán giả nhiều hướng suy nghĩ khác nhau, truyền tải được rất nhiều thông điệp khác nhau."[2][3]

Do hầu hết các nhà vô địch sau khi học xong đều chọn định cư tại Úc, chủ yếu là theo học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne[4] nên cuộc thi còn bị gán ghép các biệt danh không chính thức và có phần phản cảm như "Đường lên đỉnh Australia"[5] hay "Tuyển chọn nhân tài cho nước Úc"[6], "Tìm kiếm tài năng nước Úc"[7]...

Nhạc hiệuSửa đổi

Ca khúc chủ đềSửa đổi

Chương trình sử dụng bài nhạc Đường lên đỉnh núi do nhạc sĩ Hoàng Vân soạn nhạc và viết lời. Bài hát đã được sử dụng xuyên suốt 21 năm tổ chức chương trình Đường lên đỉnh Olympia, và có nhiều bản phối khí khác nhau được thực hiện trong 20 năm qua.

Âm thanh trong chương trìnhSửa đổi

Để thể hiện tính hiện đại của format Olympia Việt Nam và bắt kịp với các trò chơi truyền hình khác trên VTV3, bộ âm thanh của chương trình (bao gồm nhạc nền câu hỏi, nhạc tính giờ, tín hiệu đúng/sai...) của chương trình do nhạc sĩ Lưu Hà An sáng tác, biên soạn và hoà âm phối khí (kể từ năm thứ 7) thay thế cho bộ âm thanh cũ của 6 năm về trước. Không giống như 6 năm đầu, kể từ năm thứ 7, nhạc hiệu Olympia được phát đi trong suốt chương trình để tạo thêm tính hồi hộp cho thí sinh khi tham gia chương trình. Sau mỗi 1 năm của cuộc thi, nhạc nền được chính nhạc sĩ Lưu Hà An thay đổi cho phù hợp với luật chơi mới của năm kế tiếp. Từ năm thứ 11 đến nay, nhạc nền hầu như ít thay đổi. Cũng kể từ năm thứ 11, nhạc hiệu mở đầu chương trình cũng được nhạc sĩ Lưu Hà An làm mới và đồng bộ với các âm thanh của chương trình. Các giai điệu này đều được lấy cảm hứng từ ca khúc chủ đề của chương trình.

Quy chế tuyển sinhSửa đổi

Quy chế này được cập nhật từ năm thứ 21.

Quy chế tuyển sinh và các cuộc thiSửa đổi

Để trở thành nhà vô địch của năm, thí sinh phải lần lượt giành chiến thắng trong các cuộc thi tuần, cuộc thi tháng và cuộc thi quý và chung kết năm. Người chiến thắng trong mỗi cuộc thi là người có tổng điểm cao nhất sau khi kết thúc 4 phần thi (hoặc giành chiến thắng trong loạt câu hỏi phụ).

Cuộc thi tuầnSửa đổi

Mỗi trường trung học phổ thông chỉ được cử 1 học sinh duy nhất làm đại diện, là học sinh lớp học 11 tham dự chương trình (học sinh lớp 10, 12 & học sinh lớp 11 hệ Giáo dục thường xuyên,... không được tham dự chương trình. Trước đó có thể được tham gia cho tới 2016), có học lực giỏi & hạnh kiểm tốt tính đến thời điểm đăng kí. Nếu bổ sung thêm những thành tích khác thì càng được ưu tiên.

Sau khi đáp ứng được những điều kiện trên, thí sinh nộp bản đăng kí theo mẫu cùng bộ hồ sơ, học bạ... theo quy định.Chương trình sẽ xét duyệt những bản đăng kí để chọn ra những nhà leo núi phù hợp. Với những trường xác nhận nhiều hơn 1 học sinh, chương trình có quyền không chọn lựa & xem xét toàn bộ những hồ sơ của trường đó.

Trong cuộc thi tuần, 4 nhà leo núi đại diện cho 4 trường sẽ cùng tham gia (cách chọn nhà leo núi phụ thuộc vào lịch ghi hình đã được sắp xếp sẵn). Có 36 cuộc thi tuần mỗi năm, mỗi cuộc thi tuần có 4 nhà leo núi tham gia, tổng cộng sẽ có 144 thí sinh trong một năm Olympia.

Nếu có 2 từ nhà leo núi trở lên có cùng điểm số cao nhất hoặc nhì cao nhất ở cuối chương trình, họ sẽ phải tham gia loạt câu hỏi phụ để xác định người chiến thắng

Cuộc thi thángSửa đổi

Cuộc thi tháng là cuộc thi dành cho 4 thí sinh, trong đó có 3 thí sinh chiến thắng trong những cuộc thi tuần & 1 thí sinh có số điểm nhì cao nhất của cả 3 cuộc thi tuần (vé vớt). Nếu có ít nhất 2 thí sinh có cùng điểm số cao nhất hoặc điểm nhì cao nhất ở cuối chương trình, 1 câu hỏi phụ duy nhất sẽ giúp xác định người chiến thắng. Trong 1 năm Olympia có 12 cuộc thi tháng.

Cuộc thi quýSửa đổi

Cuộc thi quý là cuộc thi dành cho 4 nhà leo núi, trong đó có 3 nhà leo núi chiến thắng trong các cuộc thi tháng & 1 thí sinh có số điểm nhì cao nhất  trong 3 cuộc thi tháng (vé vớt). Nếu có 2 nhà leo núi trở lên có cùng số điểm cao nhất thì họ sẽ phải phân định thắng thua bằng 1 câu hỏi phụ duy nhất.

Cuộc thi này được ghi hình và phát sóng trên VTV3. Riêng trong năm thứ 13, quý 1 & 2 được truyền hình trực tiếp với 1 điểm cầu là trường quay S9 - nay là Trường quay S15 (quý 3 & 4 không được truyền hình trực tiếp vì chương trình cần rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho trận chung kết diễn ra sau cuộc thi quý 3 có 3 tháng). Trong 1 năm Olympia có 4 cuộc thi quý.

Cuộc thi chung kết nămSửa đổiBài chi tiết: Đường lên đỉnh Olympia - Chung kết năm

Đây là cuộc thi quan trọng nhất và đáng được chờ đợi nhất của Đường lên đỉnh Olympia. Cuộc thi này dành cho 4 nhà leo núi đã chiến thắng trong 4 cuộc thi quý (không có vé vớt cho thí sinh nhì quý). Được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3 với 5 điểm cầu chính là trường quay S14 (từ 2013, giai đoạn 20002012 là trường quay S9 - nay là Trường quay S15) & 4 khu vực rộng lớn ở địa phương nơi nhà leo núi tham gia cuộc thi chung kết năm sinh sống (chủ yếu là ngôi trường nơi đang có thí sinh tham gia cuộc thi chung kết năm ở các năm còn lại, ngoài ra cũng có thể là nơi tổ chức sự kiện, văn hóa đông người... ở Chung Kết Năm thứ 18,19). Riêng trong cuộc thi chung kết năm thứ 9, do có sự thay đổi số lượng thí sinh nên có 6 điểm cầu gồm 1 điểm cầu tại S9 - nay là Trường quay S15 và 5 điểm cầu tại 5 trường THPT. Trong 1 năm Olympia chỉ có 1 trận chung kết năm diễn ra vào cuối năm đó.

Sau lưng các thí sinh sẽ là những người hỗ trợ trong phần thi Vượt chướng ngại vật và/hoặc Tăng tốc. Riêng năm thứ 9, từ năm thứ 10 và cứ mỗi 5 năm 1 lần, những người hỗ trợ đứng trước thí sinh trong 2 phần thi. Riêng cuộc thi quý 1 và quý 2 của năm thứ 13 và tất cả những năm còn lại thì những người hỗ trợ chỉ đứng trước thí sinh ở 1 phần thi - đó là Tăng Tốc.

Chương trình gala kỷ niệmSửa đổi

Các chương trình gala, quy tụ các thí sinh từng tham gia chương trình cũng đã được tổ chức vào tháng 12 năm 1999 (Gala 1), năm 2003 (Gala 4), năm 2004 (Gala 5), năm 2005 (Gala 6), năm 2007 (Gala 7). Bắt đầu từ năm thứ 10 (2010) đến nay, cứ mỗi 5 năm 1 lần, giữa cuộc thi Quý 4 và trận chung kết của năm đó, BTC chương trình sẽ thực hiện một chương trình gala đặc biệt để nhìn lại hành trình của chương trình từ những năm đầu, nhìn lại nhà vô địch các năm, vinh danh những gương mặt xuất sắc nhất trong suốt thời gian đã qua của chương trình và mở ra chặng đường của những năm tiếp theo, được phát sóng trên VTV3, từ Gala 20 năm trở đi (kể cả Gala 25,30,35 năm) chuyển sang phát sóng trên VTV1. Riêng trong năm thứ 10, trước chương trình gala còn có một chương trình đặc biệt điểm lại những tình huống hài hước trong năm đó.

Luật chơiSửa đổi

Qua nhiều năm phát sóng, cứ mỗi năm lại có thêm những cải tiến và những luật chơi mới (riêng O15 - O19 không thay đổi luật, còn O14 chỉ thay đổi cách tính điểm phần Vượt chướng ngại vật so với O13). Sau đây là luật chơi của năm thứ 21.

Các phần thi chínhSửa đổi

Khởi độngSửa đổi

Trong vòng 1 phút, mỗi học sinh khởi động với số câu hỏi không giới hạn thuộc các lĩnh vực: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh, Thể thao, Nghệ thuật, Hiểu biết chung và các lĩnh vực khác. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai không bị trừ điểm.

Vượt chướng ngại vậtSửa đổi

Phần thi này có 4 từ hàng ngang, cũng chính là 4 gợi ý liên quan đến Chướng ngại vật mà các học sinh phải đi tìm. 1 bức tranh (là một gợi ý quan trọng liên quan đến Chướng ngại vật) được đưa ra và bị che bởi 5 miếng ghép: 4 góc tương đương với 4 từ hàng ngang và một ô thứ 5 ở giữa. Ô trung tâm cũng là một câu hỏi. Mở được ô này sẽ mở được phần quan trọng nhất của bức tranh.

Mỗi học sinh có 1 lượt lựa chọn để chọn trả lời một trong các từ hàng ngang này. Cả 4 học sinh trả lời câu hỏi bằng máy tính trong thời gian suy nghĩ 15 giây/câu. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, học sinh được 10 điểm/câu. Ngoài việc mở được từ hàng ngang nếu trả lời đúng, 1 góc (được đánh số tương ứng với số từ hàng ngang) của hình ảnh cũng được mở ra. Học sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào.

  • Trả lời đúng chướng ngại vật trong vòng 1 từ hàng ngang đầu tiên được 80 điểm.
  • Trả lời đúng trong vòng 2 từ hàng ngang được 60 điểm.
  • Trả lời đúng trong vòng 3 từ hàng ngang được 40 điểm.
  • Trả lời đúng trong vòng 4 từ hàng ngang được 20 điểm.

Sau 4 từ hàng ngang, câu hỏi thứ 5 sẽ hiện ra ở phần trung tâm của bức tranh. Đáp án của câu hỏi này là gợi ý cuối cùng của chương trình. Trả lời đúng câu hỏi thứ 5 này, thí sinh được 10 điểm. Sau đó các thí sinh chưa bị loại sẽ có 15 giây cuối cùng để đưa ra tín hiệu. Nếu sau 15 giây mà vẫn không có tín hiệu hoặc cả 4 thí sinh đều hết lượt chơi (do trả lời sai chướng ngại vật), một khán giả bất kỳ tại trường quay sẽ trả lời chướng ngại vật. Một phần quà sẽ được dành cho khán giả đó nếu trả lời đúng, còn trong trường hợp trả lời sai hoặc Khán giả không có câu trả lời cho Chướng Ngại Vật đó, MC sẽ công bố chướng ngại vật.

Điểm tối đa đạt được cho 1 thí sinh là 90 điểm khi thí sinh trả lời đúng 1 từ hàng ngang bất kỳ đầu tiên, sau đó trả lời đúng chướng ngại vật.

Nếu trả lời sai hoặc không thể trả lời chướng ngại vật vì do bấm nhầm vào nút bấm xin trả lời chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này. Do đó, thí sinh cần hết sức thận trọng để tránh trường hợp bấm nhầm.

Tăng tốcSửa đổi

Phần thi này có 4 câu hỏi với thời gian suy nghĩ là 30 giây/câu. Các thí sinh cùng trả lời bằng máy tính. Tùy vào thứ tự trả lời đúng và nhanh nhất xếp từ trên xuống dưới, thí sinh sẽ được 40, 30, 20 và 10 điểm;

Một số loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này:

  • 2 câu hỏi dữ kiện (câu 2 & 4): các bức ảnh, dữ kiện được đưa ra theo thứ tự từ mơ hồ tới chi tiết. Bằng các gợi ý này, thí sinh phải trả lời các câu hỏi như: "Đây là ai" (câu hỏi tên người), "Đây là địa danh nào" (câu hỏi tên địa danh), "Đây là loài vật nào" (câu hỏi tên loài vật),...
  • 1 câu hỏi sắp xếp/nối/lọc/quan sát hình ảnh (câu số 3): Thí sinh phải sắp xếp, nối các bức ảnh hoặc dữ kiện theo một trật tự nhất định hoặc chọn ra các bức ảnh phù hợp hoặc quan sát hình ảnh gợi ý về một sự vật nào đó và trả lời câu hỏi.
  • 1 câu hỏi IQ (câu 1): các dạng câu hỏi ở dạng này rất rộng, bao gồm tìm số khác trong dãy số, tìm hình khác nhất so với các hình đã cho, tìm quy luật để điền hình đúng, giải mật mã,...

Điểm tối đa đạt được cho 1 thí sinh là 160 điểm khi thí sinh trả lời cả 4 câu đúng và nhanh nhất.

Nếu có 2 thí sinh trở lên cùng trả lời đúng trong cùng một khoảng thời gian, cả hai thí sinh đó cùng giành được số điểm tương ứng với mức độ trả lời đúng của họ bất kể là trả lời nhanh hơn hay chậm hơn thí sinh trả lời sai (chẳng hạn các thí sinh trả lời ở mức thời gian lần lượt là 3.12, 3.12, 5.00, 10.35 với cùng câu trả lời đúng thì điểm thưởng lần lượt là 40, 40, 30, 20; hay 4.09, 12.02, 12.02, 14.26 thì điểm lần lượt là 40, 30, 30, 20).

Về đíchSửa đổi

Đây là phần thi cuối cùng nhưng cũng là phần thi quan trọng nhất, vì sau phần thi này sẽ xác định người thắng cuộc. Có 3 mức điểm 10, 20 và 30; mỗi mức điểm sẽ có 3 câu hỏi. Thí sinh được chọn 3 câu hỏi tùy ý, do đó tổng điểm của 3 câu hỏi ít nhất là 30 và nhiều nhất là 90 điểm.

Người có số điểm cao nhất sau khi kết thúc 3 phần thi trước (nếu bằng điểm thì là người ở vị trí đứng mang số nhỏ hơn) sẽ chơi trước.

Thời gian suy nghĩ và trả lời của câu 10 điểm là 10 giây, câu 20 điểm là 15 giây, câu 30 điểm là 20 giây.

Thí sinh đang trả lời gói câu hỏi của mình phải đưa ra câu trả lời trong thời gian quy định của chương trình. Thí sinh có quyền đưa ra nhiều đáp án khác nhau cho đến khi hết giờ (khi đó đáp án cuối cùng sẽ được chọn là câu trả lời của thí sinh). Nếu thí sinh không trả lời được câu hỏi thì các thí sinh còn lại có 5 giây để bấm chuông trả lời. Thí sinh bấm chuông giành quyền trả lời nếu trả lời đúng được cộng thêm điểm tương ứng từ thí sinh đang thi, trả lời sai bị trừ đi một nửa số điểm của câu hỏi. (Lưu ý: Khi người chơi bấm chuông, chương trình chỉ chấp nhận đáp án đầu tiên của thí sinh bấm chuông)

Thí sinh có quyền được đặt ngôi sao hi vọng một lần trước bất kỳ câu hỏi nào. Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ đi số điểm tương ứng với số điểm của câu hỏi đặt ngôi sao hy vọng. Nếu thí sinh đã bị trừ điểm 1 lần sau khi đặt ngôi sao hi vọng thì khi bị đối phương cướp điểm ở câu hỏi đó sẽ không bị trừ thêm điểm.

Điểm cộng tối đa cho 1 thí sinh là 390 điểm khi thí sinh chọn 3 câu 30 điểm, trả lời đúng cả 3 câu, trong đó 1 câu bất kì đã được đặt Ngôi sao hi vọng và thí sinh đó nhận được điểm trong tất cả các câu giá trị 30 điểm của 3 bạn còn lại.

Điểm trừ tối đa cho 1 thí sinh là 225 điểm khi thí sinh chọn 3 câu 30 điểm, trả lời sai cả 3 câu, bị đối phương cướp điểm và thí sinh đó bấm chuông trả lời sai tất cả các câu hỏi 30 điểm từ các thí sinh còn lại.

Câu hỏi phụSửa đổi

Mỗi thí sinh có 15 giây để bấm chuông giành quyền trả lời các câu hỏi. Thí sinh trả lời đúng sẽ ngay lập tức giành chiến thắng (vì phần câu hỏi phụ áp dụng thể thức loại trực tiếp). Nếu cả hai thí sinh (hoặc hai trên ba thí sinh) trả lời sai, các thí sinh sẽ bước sang câu hỏi tiếp theo để phân thắng bại. Sau 3 câu hỏi, nếu không tìm được người thắng cuộc, các thí sinh sẽ phải bốc thăm để chọn ra người thắng cuộc.

Phần thi này xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Sau phần thi Về đích trong tất cả các cuộc thi (kể cả cuộc thi chung kết năm), có 2 hoặc 3 người chơi có cùng số điểm cao nhất.
  • Sau 3 cuộc thi tuần của cùng một tháng hoặc sau 3 cuộc thi tháng của cùng một quý, có nhiều thí sinh có cùng số điểm nhì cao nhất.

Phần thi này đã xảy ra những tình huống đặc biệt sau:

  • Năm 2012, đã có 2 thí sinh phải thi phần câu hỏi phụ trong một trận thi quý ở cuộc thi quý 2 năm thứ 12. Đó là Nguyễn Tài Thu (THPT chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn) và Nguyễn Ngọc Khánh (THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum), khi cả hai đều cùng được 240 điểm. Đây là lần đầu tiên phần thi câu hỏi phụ xuất hiện trong cuộc quý để xác định thí sinh lọt vào trận chung kết.
  • Thêm 1 trường hợp nữa vào năm 2016, khi có 3 thí sinh cùng có số điểm nhì cao nhất cũng phải bước vào phần thi câu hỏi phụ sau trận tháng 3 quý 1 năm thứ 16: Tô Hồng Thư (THPT Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu), Phạm Kiều Hoàng Thụy (THPT Trần Bình Trọng, Khánh Hòa) và Nguyễn Hữu Hoàng Hải (THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng). Cả 3 bạn cùng có số điểm 180 sau 3 cuộc thi tháng của quý 1 năm 16. Đây là lần đầu tiên có 3 thí sinh cùng tham gia phần thi câu hỏi phụ.
  • Ở Olympia 14, lần đầu tiên trong một cuộc thi có 2 phần thi câu hỏi phụ. Sau phần thi Về đích, phần thi đầu tiên diễn ra giữa 2 thí sinh cùng có số điểm cao nhất là Trần Mai Khánh Linh (THPT Lạng Giang 1, Bắc Giang) và Đỗ Minh Ngọc (THPT chuyên Đại Học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội), khi cả 2 cùng có số điểm là 210 điểm. Sau cuộc thi tuần này, có 2 thí sinh cùng có số điểm nhì cao nhất là Trần Thái Bảo Vy (THPT Số 1 An Nhơn, Bình Định) và Lê Văn Sơn (THPT chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn) cũng phải tham gia phần thi câu hỏi phụ khi cả 2 cùng có số điểm là 235 điểm sau 2 cuộc thi tuần của quý 2 năm 14.

Phần thi dành cho các điểm cầuSửa đổi

Phần thi này chỉ áp dụng trong trận chung kết năm kể từ năm thứ 5. Có 3 câu hỏi do các thành viên trong ban cố vấn hoặc Khách mời đưa ra. Các điểm cầu sẽ có 15 giây suy nghĩ và sau đó đưa ra câu trả lời. Sau phần thi, điểm cầu đạt giải nhất, nhì, ba sẽ nhận được phần quà trị giá 10 triệu, 5 triệu và 3 triệu đồng. Tất cả giải thưởng đều đến từ nhà tài trợ THACO (Từ năm thứ 5 đếm năm thứ 15 là phần quà của nhà tài trợ LG Electronics, năm thứ 16 là phần quà của thương hiệu Trà xanh Không Độ).

Giải thưởngSửa đổi

Năm Nhất Tuần Nhất Tháng Nhất Quý Chung kết năm
Giải Ba Giải Nhì Giải Nhất
1 US$1.000 (tỉ giá hồi đoái hiện tại: 23.000.000 VNĐ) US$1.200 (tỉ giá hồi đoái hiện tại: 28.068.000 VNĐ) US$1.500 (tỉ giá hồi đoái hiện tại: 35.085.000 VNĐ) US$1.700 (tỉ giá hồi đoái hiện tại: 39.763.000 VNĐ) US$1.800 (tỉ giá hồi đoái hiện tại: 42.102.000 VNĐ) US$35.000 (tỉ giá hối đoái hiện tại: 798.070.000 VNĐ)
2 1.400.000 VNĐ 4.200.000 VNĐ 21.000.000 VNĐ 24.000.000 VNĐ 26.000.000 VNĐ
3-4 25.500.000 VNĐ 27.250.000 VNĐ
5-6 1.570.000 VNĐ 4.500.000 VNĐ 23.550.000 VNĐ 26.690.000 VNĐ 28.260.000 VNĐ
7-8 2.000.000 VNĐ 4.770.000 VNĐ 23.850.000 VNĐ 3.500.000 VNĐ 5.000.000 VNĐ
9-10 8.000.000 VNĐ 16.000.000 VNĐ
11 2.000.000 VNĐ 4.770.000 VNĐ 25.000.000 VNĐ 10.000.000 VNĐ 19.000.000 VNĐ
3.000.000 VNĐ 5.000.000 VNĐ
12-19 4.000.000 VNĐ 6.000.000 VNĐ 20.000.000 VNĐ
20 50.000.000 VNĐ 100.000.000 VNĐ US$40.000 (tỉ giá hối đoái hiện tại: 912.400.000 VNĐ)
21-nay 10.000.000 VNĐ 15.000.000 VNĐ 30.000.000 VNĐ

Ngoài Những giải thưởng trên, Trường có thí sinh nhất (Trừ Chung Kết Năm) sẽ nhận được Màn Hình Vi Tính của LG (2010-2015), Tivi Phẳng của LG (2003* - 2015), và Nhì được Đầu DVD của LG (2002-2013). Kể từ Năm thứ 17, Thí sinh còn nhận được kỷ niệm chương của chương trinh.

Ngoài ra, kể từ năm thứ 8, trường Đại học Kỹ thuật Swinburne (Australia) còn trao tặng cho các thí sinh nhất, nhì, ba các suất học bổng lần lượt là 100%, 50% và 25% khóa học nếu quyết định theo học tại trường. Nếu thí sinh chọn trường ở nước khác hoặc ở Việt Nam thì số tiền thưởng sẽ được đổi thành tiền mặt và cấp cho thí sinh trang trải cuộc sống & học phí. Trước đây nếu thí sinh không chọn du học mà ở lại Việt Nam thì phần lớn số tiền sẽ trả về cho các trường THPT có thí sinh đạt quán quân.

Từ năm thứ 17, vì do chỉ có học sinh lớp 11 được tham dự chương trình nên quán quân sau khi vô địch phải hoàn thành chương trình lớp 12 và hoàn thành Kỳ thi THPT Quốc gia, đủ điều kiện tốt nghiệp THPT mới được đi du học.

(*): Trước 2006, Các loại màn hình của LG là Flattron (Flattron cho dòng màn hình vi tính tới 2013, Tivi LCD/Plasma tới 2006). kể từ 2007, Các dòng TV của LG đã loại bỏ Flattron ở góc trên mỗi màn hình LCD & Plasma TV.

Các mục khác trong chương trìnhSửa đổi

OlympediaSửa đổi

Olympedia là một mục nhỏ trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia, đã được thêm vào chương trình từ năm thứ 17, sau khi phần thi "Khởi động" kết thúc, nhằm cung cấp thêm thông tin về một câu hỏi đã được đưa ra trong phần thi này.

Học bổng Olympia Global NetworkSửa đổi

Kể từ năm thứ 21, sau mỗi cuộc thi quý có học sinh giành giải nhất, ban tổ chức chương trình sẽ phối hợp với nhà tài trợ THACO thành lập Quỹ học bổng Olympia Global Network nhằm trao tặng 10 suất học bổng dành cho các học sinh hiếu học có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương có học sinh giành chiến thắng ở quý đó. Mỗi suất học bổng có trị giá 10 triệu đồng để đóng học phí và trang trải cuộc sống.[8][9][10]

Thống kê xung quanhSửa đổi

  • Số năm Đường lên đỉnh Olympia đã diễn ra: 20 năm
  • Số cuộc thi đã diễn ra: 1059 cuộc thi (tính đến hết năm thứ 20)
  • Số vòng nguyệt quế đã trao: 1062 vòng nguyệt quế (tính đến hết năm thứ 20)
  • Số thí sinh tham gia: 2876 thí sinh (tính đến hết năm thứ 20)
  • Số tỉnh, thành phố có thí sinh lọt vào chung kết: 40 tỉnh, thành
  • Tỉnh, thành phố có nhiều thí sinh vô địch nhất: Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Ninh (mỗi tỉnh 2 thí sinh). Trong đó, Vĩnh Long có các thí sinh là Trần Ngọc Minh (năm thứ 1) và Lương Phương Thảo (năm thứ 3). Thừa Thiên Huế có các thí sinh là Hồ Ngọc Hân (năm thứ 9) và Hồ Đắc Thanh Chương (năm thứ 16). Quảng Trị có các thí sinh là Văn Viết Đức (năm thứ 15) và Phan Đăng Nhật Mình (năm thứ 17). Quảng Ninh có các thí sinh là Đặng Thái Hoàng (năm thứ 12) và Nguyễn Hoàng Cường (năm thứ 18)
  • Tỉnh, thành phố có nhiều thí sinh vào chung kết nhất: Hà Nội (14 thí sinh)
  • Số trường có thí sinh lọt vào chung kết: 56 trường
  • Trường có nhiều học sinh lọt vào chung kết nhất: Trường Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trường THPT Chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên Huế (mỗi trường 5 học sinh). Trong đó, Trường Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có các thí sinh là Bùi Tứ Quý (năm thứ 9), Thân Ngọc Tĩnh (năm thứ 12), Đào Nguyễn Thạnh Hưng (năm thứ 13), Nguyễn Hoàng Bách (năm thứ 14) và Nguyễn Huy Hoàng (năm thứ 15). Trường THPT Chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên Huế có các thí sinh là Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (năm thứ 5), Nguyễn Mạnh Tấn (năm thứ 8), Hồ Ngọc Hân (vô địch năm thứ 9), Thái Ngọc Huy (năm thứ 11) và Hồ Đắc Thanh Chương (vô địch năm thứ 16)
  • Trường có nhiều thí sinh vô địch nhất: Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long, Trường THPT Chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên Huế và Trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh (mỗi trường 2 học sinh). Trong đó, Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long có các thí sinh là Trần Ngọc Minh (năm thứ 1) và Lương Phương Thảo (năm thứ 3). Trường THPT Chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên Huế có các thí sinh là Hồ Ngọc Hân (năm thứ 9) và Hồ Đắc Thanh Chương (năm thứ 16). Trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh có các thí sinh là Đặng Thái Hoàng (năm thứ 12) và Nguyễn Hoàng Cường (năm thứ 18)
  • Số thí sinh vào chung kết của Miền Bắc: 22 thí sinh
  • Số thí sinh vô địch của Miền Bắc: 8 thí sinh
  • Số thí sinh vào chung kết của Miền Trung: 34 thí sinh
  • Số thí sinh vô địch của Miền Trung: 8 thí sinh
  • Số thí sinh vào chung kết của Miền Nam: 24 thí sinh
  • Số thí sinh vô địch của Miền Nam: 4 thí sinh
  • Số thí sinh nam vào chung kết: 68 thí sinh
  • Số thí sinh nam vô địch: 16 thí sinh
  • Số thí sinh nữ vào chung kết: 12 thí sinh
  • Số thí sinh nữ vô địch: 4 thí sinh
  • Số nhà vô địch về nước sau khi du học: 2 nhà vô địch (năm thứ 3 và năm thứ 7)
  • Số nhà vô địch định cư tại Australia: 16 nhà vô địch (năm thứ 1, năm thứ 2, năm thứ 4 đến năm thứ 6, năm thứ 8 đến năm thứ 18)
  • Số nhà vô địch chọn học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne: 19 nhà vô địch (năm thứ 1, năm thứ 2, năm thứ 4 đến năm thứ 20)
  • Số chương trình Gala đã diễn ra: 8 chương trình, trong đó có Năm thứ 1 (1999), Năm thứ 4 năm (2003), Năm thứ 5 (2004), Năm thứ 6 (2005), Năm thứ 7 (2007), Gala 10 năm (2010), Gala 15 năm (2015), Gala 20 năm (2020)
  • Số lần thay đổi Logo: 4 lần (năm thứ 1 đến năm thứ 7, năm thứ 8 đến năm thứ 13, năm thứ 14 và năm thứ 15, năm thứ 16 đến nay)
  • Số nhà tài trợ đã đồng hành với chương trình: 2 nhà tài trợ, đó là LG Electronics (21/3/1999 - 16/8/2015), THACO (19/2/2017 - nay)
  • Người dẫn chương trình đầu tiên: Nhà báo Tạ Bích Loan (21/3/1999 - 26/3/2000. Hiện là Trưởng Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí - VTV3 từ 1/7/2017)
  • Người dẫn chương trình gắn bó lâu nhất: MC Nguyễn Tùng Chi (năm 2, năm 3, năm 4, chung kết năm 9, năm 10, năm 12, năm 13, năm 14, năm 15, năm 16 - từ 2000 - 2003, 2009 - 2010, 2011 - 2016)
  • Người phụ dẫn gắn bó lâu nhất: MC Phạm Ngọc Huy (năm thứ 13 - 24/2/2013 đến nay)
  • Người dẫn chương trình đẹp nhất: MC Nguyễn Diệp Chi (năm thứ 17 - 28/8/2016 đến nay)
  • Số điểm thấp nhất mà 1 thí sinh Olympia dành được sau 4 phần thi: -40 điểm (26/12/2010, năm thứ 11)
  • Số điểm cao nhất mà 1 thí sinh Olympia dành được sau 4 phần thi: 460 điểm, có tận 3 thí sinh dành được là Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến (Ninh Thuận, năm thứ 15), Phan Đăng Nhật Minh (Quảng Trị, vô địch năm thứ 17), Nguyễn Bá Vinh (Cần Thơ, năm thứ 19)
  • Số thí sinh điểm cao nhất sau phần thi Khởi động: 2 thí sinh, đó là Nguyễn Thiện Hải An (Hà Nội, năm thứ 21), Đỗ Hồng Liên (Hà Nội, năm thứ 21)
  • Thí sinh nữ có điểm số cao nhất: Nguyễn Thị Thu Hằng (Ninh Bình, vô địch năm thứ 20 - 235 điểm)
  • Thí sinh nam có điểm số cao nhất: Hồ Đắc Thanh Chương (Thừa Thiên - Huế, vô địch năm thứ 16 - 340 điểm)
  • Số điểm cao nhất trong các cuộc thi chung kết năm: 340 điểm (Chung kết năm thứ 16)

Dẫn chương trìnhSửa đổi

Dưới đây là những người dẫn chương trình của Đường lên đỉnh Olympia quy luật 1 cặp: 1 MC nam, 1 MC nữ khi dẫn đôi hoặc 1 người dẫn chính (thường là MC nữ, ít khi là MC Nam - Khi Dẫn Phụ Không có hoặc Dẫn Chính có việc Đột xuất), 1 người phụ dẫn là MC nam (Dẫn Phụ Có thể dẫn chính trong trường hợp Dẫn Chính không có mặt hoặc có việc đột xuất).

STT Người dẫn chương trình Năm cuộc thi Vị trí dẫn
1 Tạ Bích Loan năm 1 Dẫn chính
2 Lưu Minh Vũ năm 2 (một số trận), năm 4 (Một số trận), năm 5 Dẫn đôi
năm 2, chung kết năm 5 Dẫn chính
3 Nguyễn Tùng Chi năm 2, năm 4 (một số trận), năm 5 (trừ chung kết năm) Dẫn đôi
năm 3, quý 1 năm 6, chung kết năm 9, năm 10, chung kết năm 11, năm 12, năm 13, năm 14, năm 15, năm 16 Dẫn chính
4 Trần Thuỳ Dương năm 4 (một số trận) Dẫn chính
5 Đặng Quốc Hiệp quý 2, 3, 4 và chung kết năm 6 Dẫn đôi
6 Nguyễn Kiều Anh quý 2, 3, 4 và chung kết năm 6 Dẫn đôi
năm 7, quý 1 năm 8 (trừ chung kết quý)[11] Dẫn chính
7 Bùi Khánh Chi chung kết quý 1, quý 2, 3, 4 và chung kết năm 8 Dẫn chính
8 Nguyễn Khắc Cường năm 8, năm 10, năm 11, năm 12, năm 13 (một số trận) Phụ dẫn
9 Nguyễn Hữu Việt Khuê năm 8, năm 10, năm 11, năm 12, năm 13 (một số trận) Phụ dẫn
năm 9 (trừ chung kết năm), Gala 10 năm, Gala 15 năm Dẫn chính
10 Hoàng Trung Nghĩa năm 13, năm 14 (một số trận) Phụ dẫn
11 Phạm Ngọc Huy năm 13, năm 14 (một số trận), năm 15 (một số trận quý 4), năm 16, năm 17, năm 18 (trừ chung kết năm) Phụ dẫn
Gala 15 năm, chung kết năm 18, năm 19, năm 20, Gala 20 năm, năm 21 Dẫn đôi
12 Lê Giang Nam năm 8 (một số trận) Phụ dẫn
13 Phan Quỳnh Trang quý 1 năm 9 (trừ chung kết quý) Phụ dẫn
14 Nguyễn Thanh Vân năm 11 (trừ chung kết năm) [12][13][14] Dẫn chính
15 Nguyễn Diệp Chi năm 17, năm 18(trừ chung kết năm) Dẫn chính
chung kết năm 18, năm 19, năm 20, năm 21 Dẫn đôi
16 Nguyễn Hoàng Anh quý 4 năm 15 (một số trận) Phụ dẫn

MC dẫn tại điểm cầu các trường trong trận chung kết nămSửa đổi

STT Người dẫn chương trình Năm cuộc thi Điểm cầu trường
Trần Hồng Ngọc 15 THPT Thị Xã Quảng Trị, Quảng Trị
Trần Hồng Ngọc 16 THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định
Bùi Đức Bảo 16 THPT chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên Huế
Phan Quỳnh Trang 16 THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk
Bùi Mai Trang 16 THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam
Dương Sơn Lâm 17 THPT Hải Lăng, Quảng Trị
Trần Hồng Ngọc 17 THPT Sóc Sơn, Hà Nội
Nguyễn Hoàng Linh 17 THPT Chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận
Bùi Mai Trang 17 THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam
Trần Hồng Ngọc 18 THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng
Dương Sơn Lâm 18 THPT Nguyễn Chí Thanh, Tp.HCM
Bùi Mai Trang 18 THPT Hòn Gai, Quảng Ninh
Nguyễn Hoàng Linh 18 THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị
Nguyễn Hoàng Linh 19 THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An
Trần Hồng Ngọc 19 THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hoà
Bùi Đức Bảo 19 THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ
Bùi Mai Trang 19 THPT Chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk
Trần Quang Minh 20 THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị
Trần Hồng Ngọc 20 THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk
Bùi Mai Trang 20 THPT Kim Sơn A, Ninh Bình
Nguyễn Hoàng Linh 20 THPT Chuyên Đại học Sư phạm, Hà Nội
Trần Hạnh Phúc 21 THPT Bạch Đằng, Quảng Ninh
Bùi Mai Trang 21 THPT Chuyên Ngoại Ngữ - Đại học Ngoại Ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội
21 THPT Chuyên Khoa Học Tự Nhiên - Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội

Các nămSửa đổi

Năm Phát sóng Chung kết Nhà vô địch Giải nhì Giải ba
1 21 tháng 3năm1999 26 tháng 3năm2000 Trần Ngọc Minh Nguyễn Thành Vinh Phan Minh Châu Nguyễn Đắc Dương
2 2 tháng 4năm2000 29 tháng 4năm2001 Phan Mạnh Tân Đỗ Thị Hồng Nhung Nguyễn Bá Tuân Lê Thiên Hạnh Trang
3 20 tháng 5năm2001 9 tháng 6năm2002 Lương Phương Thảo Nguyễn Hải Phong Lê Đức Tín Mai Thanh Tiếp
4 23 tháng 6năm2002 13 tháng 7năm2003 Võ Văn Dũng Trần Thu Phương Nguyễn Văn Quý
Trương Quang Huy
5 24 tháng 8năm2003 22 tháng 8năm2004 Đỗ Lâm Hoàng Nguyễn Nguyễn Thái Bảo Nguyễn Thị Ngọc Thơ Nguyễn Trung Dũng
6 26 tháng 9năm2004 2 tháng 10năm2005 Lê Vũ Hoàng Dương Phú Thái Nguyễn Hồng Đức Thân Nguyên Hậu
7 2 tháng 4năm2006 1 tháng 4năm2007 Lê Viết Hà Nguyễn Đức Giang Trần Việt Phú Trần Thị Thu Hà
8 8 tháng 4năm2007 27 tháng 4năm2008 Huỳnh Anh Vũ Nguyễn Lê Duy Nguyễn Mạnh Tấn Lê Trung Hiếu
9 11 tháng 5năm2008 17 tháng 5năm2009 Hồ Ngọc Hân Nguyễn Thị Thu Trang Bùi Tứ Quý Đào Thị Hương Bạch Đình Thắng
10 31 tháng 5năm2009 13 tháng 6năm2010 Phan Minh Đức Đỗ Đức Hiếu Nguyễn Hữu Phước Giang Thanh Tùng
11 20 tháng 6năm2010 19 tháng 6năm2011 Phạm Thị Ngọc Oanh Thái Ngọc Huy Vũ Bạch Nhật Lê Bảo Lộc
12 26 tháng 6năm2011 24 tháng 6năm2012 Đặng Thái Hoàng Thân Ngọc Tĩnh Nguyễn Ngọc Khánh Trần Lê Phương
13 1 tháng 7năm2012 30 tháng 6năm2013 Hoàng Thế Anh Đào Nguyễn Thạnh Hưng Vũ Hoàng Sơn Nguyễn Văn Nam
14 4 tháng 8năm2013 3 tháng 8năm2014 Nguyễn Trọng Nhân Nguyễn Hoàng Bách Nguyễn Ngọc Anh Vũ Tiến Đạt
15 10 tháng 8năm2014 16 tháng 8năm2015 Văn Viết Đức Huỳnh Anh Nhật Trường Nguyễn Cao Ngọc Vũ Nguyễn Huy Hoàng
16 23 tháng 8năm2015 21 tháng 8năm2016 Hồ Đắc Thanh Chương Lâm Vũ Tuấn Lê Duy Bách Phan Tiến Tùng
17 28 tháng 8năm2016 27 tháng 8năm2017 Phan Đăng Nhật Minh Phạm Huy Hoàng Hà Việt Hoàng Phạm Thọ Quốc Long
18 3 tháng 9năm2017 2 tháng 9năm2018 Nguyễn Hoàng Cường Lê Thanh Tân Nhật Nguyễn Hữu Quang Nhật Chu Quang Trường
19 9 tháng 9năm2018 15 tháng 9năm2019 Trần Thế Trung Nguyễn Hải Đăng Đoàn Nam Thắng Nguyễn Bá Vinh
20 22 tháng 9năm2019 20 tháng 9năm2020 Nguyễn Thị Thu Hằng Vũ Quốc Anh Lưu Đào Dũng Trí Văn Ngọc Tuấn Kiệt
21 27 tháng 9năm2020 3 tháng 10 năm 2021
Màu sắc được sử dụng trong bảng
Thí sinh là nam
Thí sinh là nữ

Các phiên bản khácSửa đổi

Phiên bản nước ngoàiSửa đổi

Bên cạnh Việt Nam, phiên bản LG Quiz còn có mặt ở các quốc gia khác như Nga, Ukraina, Hàn Quốc, Thái Lan, Azerbaijan, Kazakhstan... Mỗi phiên bản có những luật chơi riêng. Điểm chung của hầu hết các chương trình này là đều được Tập đoàn LG Electronics tài trợ.

PhilippinesSửa đổi

Cùng năm 1999, phiên bản Philippines của Đường lên đỉnh Olympia lên sóng kênh GMA Network với tên gọi Digital LG Quiz, độ tuổi thi cũng như của Việt Nam nhưng nội dung khá khác biệt so với phiên bản Việt Nam với 5 vòng thi: Password, Picture Puzzle, Think-Tac-Toe, Blockbusters, Megabytes. Tuy nhiên, vì một số lý do, phiên bản Digital LG Quiz đã không thể trụ lại được lâu như Đường lên đỉnh Olympia, chương trình đã kết thúc vào năm 2004.

IndonesiaSửa đổi

Vào ngày 5 tháng 6 năm 2000, phiên bản Indonesia của Đường lên đỉnh Olympia lên sóng kênh Indosiar với tên gọi Kuis Digital LG Prima, với hai người dẫn chương trình Iszur Muchtar & Shahnaz Haque. Format cuộc thi có nét tương tự phiên bản Philippines với 5 vòng thi: Hypothesis, Password, Mosaics, Blockbusters, Megabytes. Thế nhưng, phiên bản Kuis Digital LG Prima cũng không thể tồn tại lâu như Đường lên đỉnh Olympia, chương trình đã chia tay khán giả sau số phát sóng ngày 28 tháng 8 năm 2004.

KazakhstanSửa đổi

Ngày 3 tháng 10 năm 1999, phiên bản Kazakhstan của Đường lên đỉnh Olympia lên sóng kênh Khabar với tên gọi Лидер XXI века (Tiếng Kazakh: XXI Ғасыр Көшбасшысы, XXI ğasır köşbasşısı; tiếng Việt: Nhà lãnh đạo thế kỉ XXI)[15]. Chương trình dành cho học sinh lớp 9, 10 và 11 (học sinh lớp 12 không được tham gia). Trong chương trình này, các thí sinh sẽ hóa thân thành những nhà du hành vũ trụ chinh phục hành tinh Sirius và phải trải qua sáu phần thi sau:

  • Vòng 1: Baiga (Cất cánh): Các thí sinh cùng trả lời 16 câu hỏi (Gồm 6 câu hỏi tiếng Nga và 6 câu hỏi tiếng Kazakh). Ai bấm chuông trước sẽ được trả lới (nhưng chỉ có tối đa 2 người được trả lời câu hỏi). Trả lời đúng mỗi câu hỏi, thí sinh giành được 10 điểm.
  • Vòng 2: Polyglot (Giao tiếp): Sẽ có 4 câu hỏi được đưa ra. Các câu hỏi được đưa ra bằng tiếng Nga, tuy nhiên các thí sinh, ngoài việc trả lời bằng tiếng Nga, họ còn phải dịch câu trả lời sang tiếng Kazakh và tiếng Anh. Nếu thí sinh trả lời sai hoặc trả lời đúng bằng tiếng Nga nhưng không dịch được đáp án đó sang bất kỳ ngôn ngữ nào, họ sẽ không ghi được điểm. Nếu trả lời đúng và dịch được đáp án đúng được sang 1 trong 2 ngôn ngữ, thí sinh sẽ ghi được 10 điểm. Nếu trả lời đúng và dịch được đáp án đúng sang cả 2 ngôn ngữ sẽ ghi được 30 điểm. Trong phiên bản tiếng Kazakh, thí sinh ngoài việc trả lời bằng tiếng Kazakh, họ còn phải dịch câu trả lời sang tiếng Nga và tiếng Anh. Cách tính điểm tương tự như ở phiên bản tiếng Nga.
  • Vòng 3: Velikolepnaya semorka (Số 7 kỳ diệu): Có 1 bảng 3x3 với các giá trị điểm số 20, 30 và 40. Trong phần thi này 3 trong số 9 câu hỏi là các câu hỏi về con số do một người nổi tiếng đưa ra. Trong những câu hỏi này, tất cả các thí sinh sẽ nhập đáp án của mình trên máy tính. Đối với các câu hỏi còn lại, các thí sinh giành quyền trả lời bằng cách bấm nút nhanh. Trả lời đúng sẽ giành được số điểm tương ứng với câu hỏi. Sau phần thi này, 2 thí sinh có điểm số thấp nhất sẽ bị loại (trừ trận Chung kết năm).
  • Vòng 4 (trong 3 năm đầu của phiên bản tiếng Nga): Yesli by ya.. (Tôi là...): Sẽ có một chiếc hộp đen được đặt trước mặt 2 thí sinh (4 thí sinh, trong trận Chung kết năm). Mỗi thí sinh sẽ có 30 giây để đoán xem trong chiếc hộp đó có gì, dựa trên gợi ý của chương trình. Ban Cố vấn sẽ trực tiếp cho điểm thí sinh trong phần thi này. Phần thi này không có trong phiên bản tiếng Kazakh, dựa trện chương trình trò chơi truyền hình nổi tiếng của khối Cộng đồng các Quốc gia Độc lập: Cái gì? Ở đâu? Khi nào? (Что? Где? Когда?).
  • Vòng 5 (trong 3 năm đầu của phiên bản tiếng Nga): Orator (Lời nói): Thí sinh thấp điểm hơn sẽ lựa chọn 1 trong 4 chủ đề mà chương trình đưa ra. Người chơi cao điểm hơn sẽ phản biện lại ý kiến của đối phương. Giống phần thi trước, ban Cố vấn sẽ trực tiếp cho điểm thí sinh trong phần thi này. Phần thi này cũng không có trong phiên bản tiếng Kazakh.
  • Vòng cuối: Zhorga (Hạ cánh): 2 thí sinh sẽ phải trả lời nhanh tối đa 20 câu hỏi trong vòng 120 giây. Trả lời đúng mỗi câu hỏi, thí sinh sẽ giành được 10 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời được câu hỏi thì không bị trừ điểm. Thí sinh được chọn ngôi sao hy vọng ở phần thi này. Nếu chọn ngôi sao hy vọng, mỗi câu trả lời đúng thí sinh giành được 20 điểm nhưng với mỗi câu trả lời sai hoặc không trả lời được sẽ bị trừ 10 điểm.

Từ 2015, phiên bản Лидер XXI Века có 3 vòng thi:

  • Vòng 1: Baiga (Байга)
  • Vòng 2: Gamma (Гамма): Có 7 phím đàn Piano tương ứng với 7 gói câu hỏi: Do (До), Re (Ре), Mi (Ми), Fa (Фа), Sol (Соль), La (Ля), Si (Си).
  • Vòng 3: Kokpar (Кокпар)

Phiên bản XXI Ғасыр Көшбасшысы có 3 vòng thi:

  • Vòng 1: Baiga (Бәйге)
  • Vòng 2: Zhorga (Жорға)
  • Vòng 3: Doda (Дода)

Phiên bản Kazakhstan là phiên bản Olympia có tuổi đời dài thứ nhì trong số các chương trình Đường lên đỉnh Olympia trên thế giới. Chương trình đã tạm ngưng vào ngày 29 tháng 3 năm 2015 sau khi kết thúc cuộc thi quý 1 năm thứ 16 (của phiên bản tiếng Nga)[16] và ngày 12 tháng 9 năm 2015 sau khi kết thúc năm thứ 16 (của phiên bản tiếng Kazakh)[17].

Vào tháng 9 năm 2019, nhà vô địch năm thứ ba Aukenov Erlan Muratovich của chương trình được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Lao động và Xã hội Kazakhstan[18].

Vào ngày 3 tháng 2 năm 2021, Đài truyền hình Khabar thông báo chương trình sẽ quay trở lại sóng truyền hình Kazhakstan và bắt đầu tuyển thí sinh cho năm thứ 17[19]. Chương trình chỉ mở đơn ứng tuyển cho học sinh lớp 10. Đến ngày 1 tháng 4, chương trình đã bắt đầu đợt ghi hình đầu tiên[20].

Thái LanSửa đổi

Phiên bản đầu tiên trên thế giới của Đường lên đỉnh Olympia[21] được phát sóng trên kênh RYT9[22] lúc 11 giờ thứ Bảy hàng tuần từ ngày 20 tháng 3 năm 1999 với tên gọi LG Champion Quiz. Chương trình trải qua 3 phiên bản khác nhau:

  • Giai đoạn 1[23] (năm 14[24] - LG Champion Quiz): Mỗi chương trình gồm 5 phần thi: Speed Quiz, Hello English, Golden Eye, Flatron Quiz, Digital LG Quiz.[25] Thí sinh vô địch tuần, tháng, quý, năm nhận được phần thưởng tương ứng là 40,000 baht (~1,200 USD), 80,000 baht (~2,400 USD), 200,000 baht (~6,300 USD) và 1,000,000 baht (~32,000 USD).
  • Giai đoạn 2[26] (năm 58 - Digital LG Quiz - Golden Bell): Format lần này dựa trên chương trình Golden Bell Challenge của đài KBS (phiên bản gốc của chương trình Rung chuông vàng). Có thể coi trong giai đoạn này phiên bản Digital LG Quiz Thái Lan không phải là một phiên bản của Đường lên đỉnh Olympia.
  • Giai đoạn 3 (năm 910 - Digital LG Quiz): Chương trình sử dụng chung công nghệ đồ họa LG Collins với phiên bản Việt Nam[27].

Tổng kết các phiên bảnSửa đổi

Quốc gia Tên chương trình Số mùa phát sóng Kênh phát sóng Giải thưởng cho nhà vô địch Phát sóng
Thái Lan LG Champion Quiz

Digital LG Quiz - Golden Bell[28]

Digital LG Quiz

10

6 (nếu không tính các năm 5-8[28])

RYT9 1,000,000 baht (~32,000 USD) 20 tháng 3, 1999 - 22 tháng 5, 2010
Việt Nam Đường lên đỉnh Olympia 21 (đang diễn ra quý 4) VTV3 35,000 USD (năm 1-19)

40,000 USD (từ năm 20)

21 tháng 3, 1999 - nay
Kazakhstan Лидер XXI века (tiếng Nga)

XXI Ғасыр Көшбасшысы (tiếng Kazakh)

16 (hết quý 1) (phiên bản tiếng Nga)

16 (phiên bản tiếng Kazakh)

Khabar 32,000 USD 3 tháng 10, 1999 - 12 tháng 9, 2015
Phillipines Digital LG Quiz 5 GMA 1,280,000 peso (~32,000 USD) 1999 - 2004
Indonesia Kuis Digital LG Prima 5 Indosiar 32,000 USD 2000 - 2004
Ukraine LG Еврика

LG Evrika

5 Inter 32,000 USD 2 tháng 6, 2001 - 10 tháng 6, 2006
Nga LG Я знаю всё!

(LG Tôi biết hết)

2 TB-6 32,000 USD 15 tháng 10, 2000 - 19 tháng 1, 2002
Azerbaijan LG Knowledge Academy 32,000 USD 2007 - 2012
Pakistan LG One School, One Library 32,000 USD 2011 - 2012
Panama[29] LG Quiz
Guatemala[30] LG Quiz
Venezuela[31] LG Quiz
Syria[32] LG Quiz Show 32,000 USD 2015 - 2016

Các chương trình mở rộngSửa đổi

Olympia Trung học cơ sởSửa đổi

Cuộc thi Olympia dành cho học sinh Trung học cơ sở là sân chơi kiến thức dành cho học sinh từ 11-14 tuổi. Chương trình được thực hiện dưới hình thức game show, mỗi cuộc có 3 đội tham dự và trả lời câu hỏi liên quan đến những nội dung kiến thức của chương trình Trung học cơ sở và kiến thức xã hội phù hợp với lứa tuổi.[33]

Ở năm đầu tiên tổ chức thí điểm, chương trình được tổ chức với sự tham gia của đại diện 18 tỉnh thành trên toàn quốc. Chương trình bắt đầu từ tháng 10 năm 2012 và kết thúc vào tháng 4 năm 2013, trước khi kết thúc năm học 2012-2013, được phát sóng trên kênh truyền hình của các địa phương.

Olympia dành cho học sinh Trung học cơ sở cũng có luật thi khá giống Đường lên đỉnh Olympia với 5 vòng chơi: xuất phát, leo núi, tiếp sức, bứt phá và chinh phục. Cặp MC dẫn chương trình gồm Phí Nguyễn Thuỳ Linh đọc câu hỏi và Bùi Nguyên Bảo tương tác với khán giả.

Trận chung kết cuộc thi Olympia dành cho học sinh Trung học cơ sở năm thứ nhất được tổ chức vào ngày 31 tháng 3 năm 2013 với chức vô địch thuộc về Trường THCS Nguyễn An Ninh, tỉnh Bà Rịa  Vũng Tàu.

Olympia dành cho sinh viên đại họcSửa đổi

Sau các cuộc thi Olympia dành cho học sinh THPT, THCS, sáng ngày 24 tháng 10 năm 2012, sân chơi Olympia cho sinh viên được ra mắt. Đây được xem là cơ hội cho sinh viên cả nước trổ tài nghiên cứu công trình khoa học.[34]

Sinh viên có thể dự thi theo đội, được gửi nhiều công trình cùng lúc, nhưng phải có xác nhận và đánh giá đạt tiêu chuẩn, ghi rõ thông tin tham khảo của giáo viên hướng dẫn. Bài thi được đánh máy trên giấy A4, tối đa 50 trang (không tính phụ lục, hình ảnh, số liệu). Những công trình đã đoạt giải nghiên cứu khoa học từ cấp thành phố trở lên không được tham dự.

"Olympia cho sinh viên" trải qua 3 vòng thi. Vòng sơ loại (24 tháng 10 - 24 tháng 11), Ban tổ chức (BTC) và Hội đồng khoa học (HĐKH) đánh giá và chọn 12 công trình xuất sắc nhất của 3 khu vực Bắc, Trung, Nam. Vòng bán kết (tháng 1 năm 2013) tổ chức tại Hà Nội (khu vực miền Bắc), Đà Nẵng (khu vực miền Trung) và thành phố Hồ Chí Minh (khu vực miền Nam).[35] Các đội sẽ trình bày đề tài nghiên cứu, trả lời các câu hỏi của khán giả tham dự chương trình và phản biện trước HĐKH. HĐKH sẽ đánh giá và chọn 6 đội xuất sắc tham dự vòng chung kết toàn quốc[36], để từ đó xếp hạng và trao giải. Thành viên của 2 đội đoạt giải giải nhất vòng chung kết toàn quốc sẽ lần lượt hùng biện trước HĐKH và BTC về chủ đề: Đất nước Hàn Quốc và Tập đoàn LG. Cá nhân xuất sắc nhất sẽ nhận được học bổng du học thạc sĩ tại Hàn Quốc trị giá 400 triệu đồng. Trường đại học có đội đoạt giải nhất được tặng tivi LG trị giá 10 triệu đồng.

Mỗi khối ngành sẽ trao 2 giải nhất, mỗi giải trị giá 60 triệu đồng gồm 1 chuyến du lịch Hàn Quốc trị giá 30 triệu đồng, 1 bộ sản phẩm LG trị giá 30 triệu đồng và cơ hội thực tập 2 tháng (có lương) tại LG Electronics Vietnam (dành cho sinh viên từ năm thứ 3). 2 giải nhì gồm một bộ sản phẩm LG trị giá 20 triệu đồng và 2 giải ba mỗi giải một bộ sản phẩm LG trị giá 10 triệu đồng.[37]

Chương trình Olympia dành cho sinh viên đại học đã nhận được gần 100 công trình nghiên cứu khoa học từ hơn 17 trường đại học trong cả nước đăng ký tham gia. Theo đánh giá của BTC và HĐKH, nhiều công trình được đánh giá là độc đáo, mang tính ứng dụng cao, có thể ứng dụng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

BTC đã trao giải nhất khối ngành khoa học tự nhiên cho công trình "Ngôi nhà thông minh chống lũ" của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, thành phố Hồ Chí Minh; Giải nhất khối ngành kinh tế được trao cho công trình "Nghiên cứu các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng Việt Nam" của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

BTC cũng chọn được cá nhân xuất sắc nhất là sinh viên Đặng Ngọc Dũng (trường Đại học Kinh tế Quốc dân) với một suất học bổng du học thạc sĩ tại Hàn Quốc trị giá 400 triệu đồng.

Các chương trình tương tự Olympia trên các kênh truyền hình khácSửa đổi

Dưới đây là một số chương trình được thực hiện tương tự Đường lên đỉnh Olympia trên các kênh truyền hình khác ngoài VTV. Tuy nhiên, các chương trình này có sức ảnh hưởng hầu như không bằng Olympia.

  • Đường đến vinh quang (Đài PT-TH Tiền Giang)
  • Âm vang xứ Thanh (Đài PT-TH Thanh Hóa)
  • Chinh phục (Đài PT-TH Quảng Trị)
  • Đất học Kinh Bắc (Đài PT-TH Bắc Ninh)
  • Học trò xứ Quảng (Đài PT-TH Quảng Nam)
  • Tiếp lửa tài năng (VTV Huế[38])
  • Bắc Giang: Hành trình lịch sử - văn hóa (Đài PT-TH Bắc Giang)
  • Những mốc son lịch sử (Đài PT-TH Ninh Thuận)
  • Khám phá tri thức (Đài PT-TH Sóc Trăng)
  • Hành trình tri thức (Đài PT-TH Hải Dương)
  • Thần đồng đất Việt (Đài TH Kỹ thuật số VTC)
  • Huyền thoại Vua Hùng (Đài PT-TH Gia Lai)

Phát sóngSửa đổi

Phát chínhSửa đổi

  • 21 tháng 3 - 11 tháng 4, 1999: 10:30 Chủ nhật
  • 18 tháng 4, 1999 - 12 tháng 10, 2008: 10:00 Chủ nhật
  • 18 tháng 10 - 29 tháng 11, 2008: 09:00 thứ Bảy
  • 7 tháng 12, 2008 - nay: 13:00 Chủ nhật

Phát lạiSửa đổi

  • Trên VTV3:
  • 10:30 thứ Sáu (1999 - 2006)**
  • 10:00 thứ Sáu (2007 - Tháng 12, 2020)
  • 06:00 thứ Ba (5 tháng 1 - 6 tháng 4, 2021)
  • 09:30 thứ Năm (Tháng 1, 2021 - nay)***
  • 04:30 thứ tư và thứ 7 (22 tháng 1, 2020 - nay)
  • 02:10 thứ sáu (2015 - Tháng 08, 2017)
  • 01:20 Thứ sáu (Tháng 09, 2017 - nay)
  • 17:00 thứ Hai,00:30 Thứ 7,06:00 Thứ 7 trên VTV4.
  • 02:00 Sáng Thứ Hai,09:00 thứ Bảy trên VTV5 (Kể từ 28 Tháng 8, 2016 tới nay)*
  • Trên VTV6 (Từ 05 tháng 09, 2010 tới 18 Tháng 03, 2012).
  • Một số đài Địa phương cả nước (từ 2007 tới Tháng 04, 2008).
  • Trên các nền tảng số của VTV.

(*): Đôi khi VTV5 còn phát lại lúc 22h45 Chủ Nhật.

(**): Thời điểm đó, VTV3 còn phát lại ở khung giờ 22h,23h Thứ 2-6.

(***); Đôi lúc nó phát lại lúc 10h Sáng Thứ 5 (Vì thời lượng chương trình Khám Phá Thế giới hoặc bất cứ 1 chương trình nào lúc 09h20 hơn 20 phút, điều này đã từng xảy ra vào 12 tháng 08, 2021).

Tạm ngừng ghi hình và phát sóngSửa đổi

Trong suốt thời gian phát sóng, có một số lần chương trình tạm ngừng hoặc thay đổi việc ghi hình và phát sóng theo kế hoạch, phần lớn là do trùng vào các sự kiện đặc biệt. Các chương trình bị hoãn đã được phát sóng trở lại vào tuần kế tiếp. Cụ thể:

Tạm ngừng phát sóngSửa đổi

  • Từ 3 tháng 10 năm 2005 đến giữa tháng 3 năm 2006, để phục vụ cho việc thay đổi luật chơi, hệ thống sau 6 năm phát sóng.
  • 25 tháng 6 năm 2006, để phục vụ cho việc phát sóng một chương trình đột xuất.
  • 26 tháng 8 năm 2007, để phục vụ cho việc phát sóng trực tiếp cuộc thi ABU Robocon 2007 cùng với kênh VTV2.
  • Trong các số ngày 9 và 16 tháng 12 năm 2007, do trùng với lịch phát sóng các chương trình trong SEA Games 2007.
  • 15 tháng 6 năm 2008, do trùng với dịp quốc tang Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.[39]
  • 7 tháng 10 năm 2018, do trùng với dịp quốc tang Nguyên Tổng bí thư kiêm chủ tịch HĐBT Đỗ Mười.[40]

Thay đổi lịch ghi hìnhSửa đổi

  • Lùi thời điểm ghi hình 10 số còn lại của Quý 3 và 4 số đầu của Quý 4 sang các ngày 24, 25, 26, 27 tháng 2; 2, 3, 4 và 5 tháng 3 năm 2020. Trước đó, 3 cuộc thi đầu của Quý 3 đã được ghi hình vào ngày 6 tháng 2 năm 2020.
  • Ngày 7 tháng 3 năm 2020, sau khi Việt Nam phát hiện 4 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng động, ê-kíp Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 đã hoãn ghi hình 9 cuộc thi còn lại của Quý 4 cho đến khi có thông báo mới và sau đó đã được diễn ra vào các ngày 8, 9, 10, 22 và 23 tháng 7 năm 2020. Đặc biệt, ngày ghi hình cuộc thi Tháng 2 - Quý 4 cũng là ngày diễn ra vòng trải nghiệm số 3 của Đường tới cầu vồng 2020.
  • Ngày 27 tháng 4 năm 2021: Đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam, ê kíp chương trình đã phải ghi hình trước ngày 27 tháng 4 để phòng chống dịch COVID-19.

Thay đổi giờ phát sóng do trùng với sự kiện đặc biệtSửa đổi

  • Trận 12 năm thứ 12 (11 tháng 9 năm 2011) dự kiến bắt đầu phát sóng từ 13 giờ, nhưng vì do trùng với Quốc tang Nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công nên đã được chuyển sang 12 giờ cùng ngày.

Nhà tài trợSửa đổi

  • 21 tháng 3, 1999 - 16 tháng 8, 2015: LG Electronics
  • Chung kết năm thứ 16: Trà xanh Không Độ (Tập đoàn Tân Hiệp Phát)
  • 19 tháng 2, 2017 - nay: THACO
  • Năm 16 (trừ chung kết năm), quý 1, 2 năm 17 (trừ chung kết quý 2): Không có nhà tài trợ

Các sự việc xoay quanh chương trìnhSửa đổi

Bài chi tiết: Danh sách sự việc xoay quanh Đường lên đỉnh Olympia

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b Ga la đường lên đỉnh Olympia - 09/8/2015 (bằng tiếng Việt). vtv.vn. ngày 9 tháng 8 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ Vũ Trịnh (ttvn.toquoc.vn) (27 tháng 1 năm 2021). Lại Văn Sâm tiết lộ tên của Đường Lên Đỉnh Olympia từng bị phản đối kịch liệt chỉ vì lý do này. aFamily. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ Thủy Tiên (Đời sống & Pháp luật) (27 tháng 1 năm 2021). Nhà báo Lại Văn Sâm tiết lộ sự thật đằng sau tên Đường Lên Đỉnh Olympia. eva.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ Bản sao đã lưu trữ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2017.
  5. ^ News, VietNamNet. Đường lên đỉnh Olympia hay đường 'cắm chốt'... Australia?. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ News, V. T. C. (16 Tháng chín 2019). 18 quán quân Đường lên đỉnh Olympia, bao nhiêu người du học trở về Việt Nam?. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2021. Truy cập 21 Tháng tư 2021.
  7. ^ Thầy giáo nghĩ về cơ chế thu hút và sử dụng người tài - Giáo dục Việt Nam. giaoduc.net.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.
  8. ^ Quỹ học bổng Olympia THACO (Quý 1). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ Quỹ học bổng Olympia Global Network - THACO (Quý 2). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021.
  10. ^ Ở cuối trận thi quý sẽ có một phóng sự về trao quỹ học bổng và phỏng vấn người có hoàn cảnh khó khăn và hiếu học
  11. ^ Kiều Anh gửi lời chào tạm biệt chương trình Olympia và gửi lời chúc tới 4 thí sinh trong trận chung kết Quý 1. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2021.
  12. ^ H.H. Vân Hugo làm MC "Đường lên đỉnh Olympia". Afamily. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  13. ^ H.H. Thanh Vân Hugo trở thành MC mới của Đường lên đỉnh Olympia. MC Vietnam. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  14. ^ Tiêu Linh. Thanh Vân Hugo dẫn Đường lên đỉnh Olympia. Đài Truyền Hình Việt Nam. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2010.
  15. ^ Интеллект-шоу LG «Лидер XXI века». Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2020.
  16. ^ "Лидер XXI века" (0013) - 29.03.15 - Quý 1 năm thứ 16 (phiên bản tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2020.
  17. ^ "XXI Ғасыр Көшбасшысы" (037) - 12.09.15 - Chung kết năm thứ 16 (phiên bản tiếng Kazakh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  18. ^ Әукенов Ерлан Мұратұлы. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2020.
  19. ^ Khabar (3 tháng 2 năm 2021). ХХІ ғасыр көшбасшысы quay trở lại!. Instagram. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2021.
  20. ^ Nursultan Simbaev (1 tháng 4 năm 2021). ngày 1 tháng 4 năm 2021. Historical Day. Facebook. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2021.
  21. ^ LG Electronics. 2005 Sustainability Report (PDF). tr. 44. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2020.
  22. ^ RYT9. "เกมคนเก่ง กับ แอลจี" หนุนการศึกษาเด็กไทย ได้แชมป์เยาวชนคนเก่งแห่งปี คว้าทุนการศึกษา 1 ล้านบาท. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2020.
  23. ^ Jacky Chan. รายการเกมคนเก่งกับ LG คำถามข้อวิทยาศาสตร์-คำนวน. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2021.
  24. ^ ข่าวทั่วไป. "เกมคนเก่ง กับ แอลจี" หนุนการศึกษาเด็กไทย ได้แชมป์เยาวชนคนเก่งแห่งปี คว้าทุนการศึกษา 1 ล้านบาท. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2020.
  25. ^ แข่งขันตอบปัญหาทางวิชาการ ระดับชั้นมัธยมศึกษาตอนปลาย โดยนำเสนอเกมการแข่งขันที่ให้ ทั้งความรู้และดูสนุกสนาน.
  26. ^ SyntaxOnline. รายการเกมส์คนเก่งกับ LG (Golden Bell) รอบ ชิงชนะเลิศ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2021.
  27. ^ LG Electronics. 2011-2012 Sustainability Report (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2020.
  28. ^ a b Các mùa này không phải là một phiên bản của Đường lên đỉnh Olympia.
  29. ^ Finaliza segunda temporada de LG Quiz. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2020.
  30. ^ LG Electronics. 2008 Sustainability Report (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2020.
  31. ^ Union Familiar es la Clave. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2017.
  32. ^ LG Electronics. 2015-2016 Sustainability Report (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2020.
  33. ^ Lần đầu tổ chức cuộc thi Olympia cho học sinh THCS, Vietnamplus.vn. Lưu trữ 2014-05-08 tại Wayback Machine
  34. ^ Olympia dành cho sinh viên Đại Học, VnExpress.net. Lưu trữ 2013-10-03 tại Wayback Machine
  35. ^ Khởi động cuộc thi "Olympia dành cho sinh viên đại học", Dân Trí, ngày 24 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ 2014-05-08 tại Wayback Machine
  36. ^ Hấp dẫn cuộc thi "Olympia dành cho sinh viên đại học", Giáo dục. Lưu trữ 2014-05-08 tại Wayback Machine
  37. ^ Điều lệ Olympia dành cho sinh viên đại học mùa thứ 1 (2012  2013, LG Việt Nam. Lưu trữ 2014-05-08 tại Wayback Machine
  38. ^ Nay là VTV8.
  39. ^ Chương trình truyền hình Chủ nhật 15.6.2008. www.baobinhdinh.com.vn (bằng tiếng Việt). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  40. ^ VTV hoãn phát sóng các chương trình giải trí cuối tuần. VTV. 6 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2020.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Fanpage trên facebook

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách các chương trình phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam