Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh năm 2024

(Thanhuytphcm.vn) - Chiều 21/9, tại buổi họp báo do UBND TPHCM, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM Hồ Tấn Minh đã trình bày một số nội dung liên quan trước thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị giáo viên không gọi học sinh trả bài đầu giờ.

Theo ông Hồ Tấn Minh, trong một hội nghị tổng kết ngành, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo nói rõ, giáo viên không được kiểm tra đầu giờ kiểu kêu bất chợt, hỏi bất chợt, chứ không phải là không kiểm tra đầu giờ.

Ông Hồ Tấn Minh thông tin thêm, việc đổi mới kiểm tra đánh giá của ngành phải tuân thủ theo các thông tư hướng dẫn. Việc kiểm tra có kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức như: vấn đáp, kiểm tra bằng giấy, qua quá trình học tập, qua thái độ học tập, bằng sản phẩm thực hành, chứ không phải chỉ riêng bằng kiểm tra miệng… Tuy nhiên, giáo viên cần xác định rõ kế hoạch thực hiện kiểm tra, kiểm tra phải đánh giá được năng lực, kiểm tra không chỉ để biết học sinh có thuộc chữ đó không.

Giáo viên phải thay đổi tư duy để tổ chức kiểm tra đánh giá cho học sinh một cách rõ ràng. Then chốt nhất nếu kiểm tra tốt thì quá trình đổi mới giáo dục thành công. Chúng tôi sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể trong đầu tuần về kiểm tra đánh giá học sinh theo quan điểm chỉ đạo của ngành.

Theo ông Hồ Tấn Minh, kiểm ra đánh giá là một hoạt động bình thường, là một hoạt động trong chương trình giáo dục; còn hình thức kiểm tra, nội dung kiểm tra do giáo viên thực hiện theo các thông tư hướng dẫn. Kiểm tra là quá trình chứ không phải kiểm tra bất chợt.

Ông Hồ Tấn Minh chia sẻ, có một số clip trên mạng xã hội, giáo viên cầm cục lô tô, xào qua xào lại… để kiểm tra bài học sinh. “Chúng tôi phản đối cách kiểm tra này vì tạo cho học sinh cảm giác lúc nào cũng lo sợ, áp lực không biết hôm nay mình có trả bài không. Hay như hành vi cầm cây viết rà lên danh sách, tạo áp lực lớn cho người học” - ông Hồ Tấn Minh cho biết.

Trước thông tin phản ánh phụ huynh một số trường đóng các khoản tiền, học phí của học sinh qua bên thứ 3 phải mất phí, ông Hồ Tấn Minh cho biết nhà trường không chỉ có một hình thức hay một kênh duy nhất để thu phí mà có nhiều hình thức, nhiều kênh để phụ huynh được lựa chọn; tuy nhiên, để đồng bộ hệ thống thì chắc chắn sẽ có hệ thống quản lý việc đối sánh cuối tháng, cuối năm, Sở sẽ có hệ thống thống kê, nếu mức thu quá quy định sẽ có biện pháp nhắc nhở, Sở đã triển khai đến tất cả các cơ sở giáo dục.

(TCTG)- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Qua kiểm tra, đánh giá, nó sẽ có những thông tin ngược từ phía người học đến người dạy, làm cho quá trình dạy học trở thành một chu trình kín, tuần hoàn và người dạy, người học có thể tự đánh giá, tự điều khiển, điều chỉnh được mình hướng theo những mục tiêu, nội dung, yêu cầu đã xác định để hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy học, hoàn thiện nhân cách bản thân. Cũng qua kiểm tra đánh giá, các cấp quản lý giáo dục, Đảng, chính quyền cơ sở, các bậc phụ huynh HS nắm được chất lượng đào tạo của nhà trường mà có những quyết sách, thái độ đúng đắn hỗ trợ cho nhà trường.

Quang cảnh học sinh thi đại học. Ảnh minh hoạ

Vai trò, tác dụng này của kiểm tra đánh giá chỉ có khi việc kiểm tra đánh giá được tiến hành một cách thường xuyên đầy đủ, tuân theo những yêu cầu, nguyên tắc sư phạm chặt chẽ. Trong thực tế giáo dục phổ thông hiện nay ở nước ta, khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS còn nhiều bất cập, làm phương hại đến chất lượng đào tạo và ảnh hưởng xấu tới hình ảnh nhà trường, thày giáo trong xã hội.

Về vấn đề này trước hết là do quy chế kiểm tra, đánh giá hiện nay dường như là lĩnh vực toàn quyền, độc đoán của ông thày và đó chính là điều kiện thuận lợi cho những giáo viên thiếu lương tâm, trách nhiệm thao túng, tự do thực hiện những hành vi tiêu cực. Hiện tượng mua điểm, cấy điểm, chấm ẩu không còn là cá biệt. Thêm vào đó khâu kiểm tra, thanh tra của các cấp quản lý giáo dục về chuyên môn còn lỏng lẻo, hời hợt. Mặc dù ngành GD&ĐT đang thực hiện phong trào chống bệnh thành tích và tiêu cực trong kiểm tra thi cử, song kết quả của phong trào chưa được như mong muốn. Bởi vì phong trào mới chỉ hướng vào ý thức chủ quan của người dạy, người học mà chưa chú ý tới những điều kiện khách quan như chế tài pháp lý, cơ cấu tổ chức quản lý... hỗ trợ cho chủ trương đó. Như vậy phong trào chưa có những biện pháp đồng bộ và còn mang tính duy ý chí.

Chúng ta biết rằng, trong sự vận động của mọi sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, chúng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống cấu trúc và trong thế cân bằng động. Bài học kinh nghiệm của cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học mấy chục năm trước không hề nhúc nhích được là bao khi mà nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học, sách giáo khoa, giáo trình, cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học không hề thay đổi. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ bàn về vấn đề chế tài pháp lý, đó là đổi mới quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Từ những bất cập trên, chúng tôi đề nghị Bộ GD&ĐT cần đổi mới quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, theo hướng công khai, dân chủ, xã hội hoá, tránh kiểu đánh giá một phía chủ quan, vừa đá bóng, vừa thổi còi như hiện nay. Theo các phương châm này theo chúng tôi cần phải :

Trước hết, công khai việc định mức các loại bài kiểm tra của từng môn học vào ngay trang đầu cuốn SGK để HS và phụ huynh nắm vững.

Hai là, mỗi bài kiểm tra dù ở bất kỳ hình thức nào, giáo viên phải có đáp án, biểu điểm chi tiết, cụ thể, rõ ràng trong giáo án .

Ba là, khi chấm, cho điểm bài kiểm tra phải cho điểm từng phần theo đáp án, biểu điểm rồi cộng lại cho điểm chung toàn bài.

Bốn là, đối với bài kiểm tra viết sau khi chấm phải có giáo án trả bài với các nội dung sau :

- Công bố đáp án, biểu điểm bài kiểm tra và cho HS chép vào vở.

- Nhận xét, đánh giá kết quả bài làm về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hình thức trình bày .

- Trả bài kiểm tra cho HS và cho phép HS đối chiếu đáp án, biểu điểm vời bài làm của mình để kiểm tra việc chấm, cho điểm của thày. Nếu sai các em có quyền yêu cầu thầy chấm lại (việc này thực hiện ngoài giờ lên lớp). HS có thể đổi bài kiểm tra đã chấm cho nhau đề kiểm tra lại một lần nữa việc chấm bài của thày.

Năm là, đối với bài thi học kỳ hay cuối năm cần tổ chức chấm 2 vòng thực sự độc lập rồi chuyển cho giáo viên bộ môn trả bài lại cho HS, và giáo viên bộ môn cũng sẽ công bố đáp án, biểu điểm bài thi cho HS kiểm tra lại việc chấm của Ban giám khảo đúng hay sai. Nếu sai các em có quyền khiếu nại.

Bảy là, tất cả các bài kiểm tra, bài thi, HS đều phải lưu giữ để rút kinh nghiệm cho bản thân và cung cấp cho các đoàn kiểm tra, thanh tra khi đoàn yêu cầu.

Tám là, phụ huynh hay Hội phụ huynh HS có quyền xem xét bài kiểm tra, bài thi của HS và có quyền kiến nghị về việc chấm bài kiểm tra, bài thi của HS sau khi đã đối chiếu đáp án, biểu điểm của bài kiểm tra, bài thì đó mà giáo viên đã công bố với bài làm của HS.

Chín là, việc xét tốt nghiệp các cấp ở phổ thông nên đổi mới như sau:

Mỗi cấp học có một cuốn học bạ riêng cho HS. Cuối cuốn học bạ của mỗi cấp có bảng tổng hợp kết quả học tập của tất cả các môn theo từng năm để làm căn cứ xét tốt nghiệp, chuyển cấp hay vào Đại học. Nội dung bảng tổng hợp đó gồm các cột mục sau :

1/ Môn học 2/ Điểm tổng kết môn học qua các lớp và hệ số

3/ Điểm tổng kết môn học chung toàn cấp. Dòng cuối cùng ở cột mục 1 sau tất cả các môn học là điểm trung bình chung các môn học của từng lớp và vị trí cuối cùng của dòng hàng ngang này là điểm trung bình chung các môn học toàn cấp lấy tới hai số lẻ để phân hoá cao trình độ học lực của HS, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét tuyển chuyển cấp hay vào Đại học sau này.

Chú ý ở cột mục 2, cấp học đó có bao nhiêu lớp thì có bấy nhiêu cột mục nhỏ. Trong mỗi cột mục nhỏ của mỗi lớp lại chia làm 2 cột mục nhỏ hơn. Cột bên trái ghi điểm tổng kết môn học cả năm của lớp, cột bên phải ghi hệ số điểm tổng kết của lớp học đó. Cách cho hệ số điểm tổng kết từng môn và hệ số điểm trung bình chung các môn cuối năm của mỗi lớp như sau: Năm đầu cấp hệ số một, năm thứ hai hệ số 2 . . . cứ mỗi năm tăng hệ số lên một bậc. Hệ số điểm tổng kết tăng dần buộc HS càng gần cuối cấp càng phải nỗ lực học tập hơn thì mới có kết quả học tập tết. Với cách tính điểm kết quả học tập cuối cấp theo bảng tổng hợp này cùng vời việc đổi mới quy chế kiểm tra, thi cử cuối kỳ, cuối năm như trên thì việc xét tốt nghiệp cuối cấp chuyển cấp hay vào Đại học cho HS dựa vào bảng tổng hợp kết quả học tập cuối cấp sẽ trở nên toàn diện, khách quan, bởi nó đã có một lộ trình. Kết quả học tập của HS từ từng bài kiểm tra đến bài thi được phản ánh khách quan do một quy chế dân chủ, công khai, xã hội hoá. Hiện nay chúng ta mới xét tốt nghiệp tiểu học và THCS, song cách xét, đánh giá chưa được toàn diện. Với THPT nếu xét tốt nghiệp theo bảng tổng hợp cuối cấp như trên thì không cần tồ chức thi tốt nghiệp mà vẫn đảm bảo được tính toàn diện, khách quan, chính xác của tấm bằng hơn là tổ chức thi tốt nghiệp. Nói là không thi tốt nghiệp, song cuối năm lớp 12 tất cả các môn đều phải thi và nội dung kiến thức, kỹ năng ở các bài thi cuối năm đó có kém gì bài thi tốt nghiệp ? Chỉ là rượu cũ bình mới thôi ? Song nhờ cái bình mới đó mà áp lực tâm lý lên kỳ thi sẽ giảm đi rất nhiều cho cả thày trò, phụ huynh và toàn xã hội. Hạn chế tối đa những tiêu cực, tiền bạc của Nhà nước và phụ huynh mà tấm bằng lại phản ánh toàn diện trình độ văn hoá toàn cấp một cách chính xác hơn là thi tốt nghiệp. Thực chất việc thi tốt nghiệp THPT của chúng ta hiện nay là thi tốt nghiệp 6 môn của lớp 12 chứ không phải là thi tốt nghiệp THPT.

Thi không thể chính xác bằng xét bởi nó chỉ kiểm tra được một số kiến thức, kỹ năng ít ỏi so với chương trình toàn lớp, toàn cấp và lại tiến hành trong những điều kiện đặc biệt. Nó không tránh khỏi những yếu tố ngẫu nhiên và tiêu cực. Còn xét là nhìn nhận cả quá trình một cách đầy đủ, toàn diện. Nhất là xét dựa trên một lộ trình đổi mới quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập như trên thì chắc chắn sẽ khách quan, chính xác. Mặt khác việc xét sẽ giúp cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện hơn là thi như hiện nay./.

Tại sao phải đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh?

Việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đóng vai trò quan trọng, tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, khích lệ phát triển năng lực học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo mục tiêu giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban ...

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là gì?

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc thu thập thông tin trong hoặc sau quá trình học nhằm giúp thầy cô đưa ra các quyết định dạy và học phù hợp. Kết quả đánh giá cần thể hiện rõ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học tại thời điểm đánh giá thông qua 3 câu hỏi: Học sinh biết gì (kiến thức)?

Đổi mới phương pháp dạy học là gì?

Đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi cách dạy học truyền thống, chuyển sang dạy thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập. Từ đó tạo điều kiện tốt cho học sinh tự khám phá kiến thức, khám phá những điều chưa biết và không còn thụ động tiếp thu tri thức được sắp đặt của giáo viên.

Đánh giá quá trình là gì?

Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động hướng dẫn, giảng dạy.

Chủ đề