Đổi giấy phép lái xe khi nào hết hạn năm 2024

Khi bằng lái xe chuẩn bị hết hạn, người lái xe nên tiến hành làm các thủ tục đổi giấy phép lái xe nếu không muốn phải thi sát hạch lại.

Theo Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, chỉ có bằng A1, A2, A3 là không có thời hạn. Tất cả các loại bằng còn lại chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định.

- Bằng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam;

(Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp);

- Bằng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp;

- Bằng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Như vậy, trừ bằng cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh (A1, A2, A3), các loại bằng khác phải xin đổi trước khi hết thời hạn sử dụng.

Trường hợp quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Đối với người có bằng lái quá thời hạn sử dụng trên 03 tháng sẽ phải thi sát hạch lại để được cấp lại giấy phép lái xe. Cụ thể,

- Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết;

- Quá hạn từ 01 năm trở lên phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Như vậy, người lái xe cần lưu ý thời hạn bằng lái của mình. Nếu sắp hết hạn cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ cần thiết để xin đổi bằng.

Đổi giấy phép lái xe khi nào hết hạn năm 2024

Hướng dẫn thủ tục đổi giấy phép lái xe sắp hết hạn mới nhất (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn thủ tục đổi giấy phép lái xe sắp hết hạn do ngành Giao thông cấp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn người có nhu cầu đổi bằng lái sắp hết hạn chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

- Bản sao giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp bằng lái xe trước đó.

Lưu ý: Người xin cấp lại bằng có thể trực tiếp đi nộp hồ sơ hoặc nộp kê khai trực tuyến nhưng phải đến chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.

Bước 3: Nộp lệ phí

Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần.

Bước 4: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

Thời gian đổi giấy phép lái xe không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định. Người có Giấy phép lái xe trong thời hạn 3 tháng trước khi hết hạn được làm thủ tục đề nghị cấp lại GPLX.

  1. Đơn đề nghị đổi GPLX (Theo mẫu quy định);
  2. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định (mẫu quy định hiện hành của Bộ Y tế);
  3. Bản sao chụp GPLX;
  4. 02 ảnh màu cỡ 3x4 kiểu chứng minh thư, nền ảnh màu xanh;
  5. Chụp ảnh trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ.

Khi nộp hồ sơ thủ tục đề nghị đổi GPLX, phải xuất trình GPLX, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu.

II. CÁC TRƯỜNG HỢP CÁ BIỆT KHI ĐỔI, CẤP LẠI GPLX CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ:

1. Người có GPLX có thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, được lập lại hồ sơ lái xe. Hồ sơ lái xe lập lại gồm: đơn đề nghị lập lại hồ sơ gốc (theo mẫu quy định); bản sao chụp GPLX, giấy chứng minh nhân dân. Cơ quan quản lý cấp, đổi GPLX xác nhận và đóng dấu.

2. Người có GPLX đã hết hạn sử dụng:

  1. Quá từ 3 tháng đến dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn, được dự sát hạch lý thuyết để cấp lại GPLX;
  1. Quá từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành lái xe để cấp lại GPLX.

3. Người có giấy phép lái xe bị mất

  1. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời gian sử dụng dưới 03 tháng, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe;
  1. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thư giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
  1. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
  1. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại GPLX.
  1. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý sau 02 tháng kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định phải dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
  1. Người lái xe bị mất lần thứ hai, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý sau 02 tháng kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
  1. Người lái xe bị mất lần thứ ba trở lên, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý sau 02 tháng kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định phải dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
  1. Người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, sau 01 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn , nếu có nhu cầu, được dự học lại pháp luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe, được kiểm tra và có giấy chứng nhận của cơ sở đào tạo lái xe đã hoàn thành nội dung học và nộp đủ hồ hồ sơ theo quy định thị được dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
  1. Hồ sơ đối với người dự sát hạch lại Lý thuyết và thực hành lái xe bao gồm:
  1. Đơn đề nghị, cấp lại GPLX (theo mẫu qui định)
  1. Bản sao chụp giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
  1. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
  1. Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với GPLX bị mất ( đối với trường hợp mất GPLX và còn hồ sơ gốc).
  1. Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với GPLX bị tước quyền sử dụng (đối với trường hợp bị tước GPLX và có hồ sơ gốc).
  1. Quyết định tước quyền sử dụng GPLX ( đối với trường hợp bị tước GPLX ).
  1. Giấy chứng nhận hoàn thành môn học Luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe của cơ sở đào tạo lái xecó đủ điền kiện(đối với trường hợp bị tước GPLX ).