Đoàn kỳ thanh là ai

Các giải thưởng:

– Giải thưởng chuyên đề: “Tìm tòi ngôn ngữ kiến trúc mới cho nhà ở đô thị” – Giải thưởng Kiến trúc 2002.– Giải Khuyến khích, Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2006.

– Giải Ba, Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2012.

KTS Đoàn Kỳ Thanh: Creative City sau khoảng 5 năm là có lãi

"Dự kiến sau khoảng sau 5 năm là có lãi. Các nhà đầu tư có cam kết chỉ cần thu hồi vốn về. Tiền lãi sau đó sẽ quay trở lại phục vụ cộng đồng", KTS Đoàn Kỳ Thanh – sáng lập viên tổ hợp Creative City và Zone 9 cho biết.

Đoàn kỳ thanh là ai

KTS – nhà báo Đoàn Kỳ Thanh, người đứng thứ 2 từ phải sang

Gần 2 năm kể từ ngày tổ hợp vui chơi nghệ thuật Zone 9 bị đóng cửa, kiến trúc sư – nhà báo Đoàn Kỳ Thanh và nhóm của anh mới đây đã cho ra mắt Creative City (tạm dịch: Thành phố sáng tạo) với tầm nhìn xa hơn.

Không chỉ dừng lại ở một tổ hợp vui chơi nghệ thuật, nơi này được kỳ vọng sẽ nơi kết nối cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và cộng đồng khởi nghiệp.

Creative City khác gì Zone 9? Và câu chuyện Zone 9 bị đóng cửa sau bao nỗ lực của các sáng lập viên và những người yêu nghệ thuật có lặp lại?

* Ông có nói Creative City sẽ là nơi kết nối cộng đồng sáng tạo, cộng đồng khởi nghiệp. Nhưng từ khi ra mắt đến nay, giới trẻ mới chỉ nhắc đến nơi này như một tổ hợp vui chơi giải trí…

KTS – nhà báo Đoàn Kỳ Thanh: Thực ra, Creative City mới hoạt động được khoảng 50%. 50% khác chưa đi vào hoạt động. Các hoạt động ăn uống, giải trí… mới chỉ là những tiện ích, là một phần của “phần xác”.

Phần nội dung, “phần hồn” của Creative City vẫn đang được xây dựng và làm giàu cho đúng với tôn chỉ, mục đích đặt ra.

Một là, các hoạt động về đào tạo cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, cho người làm sáng tạo. Một trong những phần đào tạo này chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Hội đồng Anh. Hội đồng Anh sẽ hỗ trợ về mặt chuyên gia để đào tạo về khởi nghiệp, về phát triển lĩnh vực sáng tạo.

Hai là, hoạt động tạm gọi là sàn giao dịch ý tưởng, thông qua các hội thảo, seminar, trò chuyện...

Ví dụ về một dự án của Dũng (Nguyễn Hoàng Trí Dũng – PV). Sở hữu thương hiệu Swequity – một thương hiệu gym phong cách mới và là Vlogger của một kênh youtube với gần 60.000 Subscriber, nhưng Dũng chỉ có vốn liếng chừng 500 triệu đồng. Khi đưa lên trang nội bộ của Creative City, dự án này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Giờ một phòng tập gym theo phong cách rất sáng tạo đã ra đời với số vốn hơn 7 tỷ đồng, được huy động vẻn vẹn trong thời gian 3 tháng.

Một ví dụ khác là Dóo Entertainment cũng được nhiều nhà đầu tư đóng góp nguồn lực.

Ở Creative City, những người có ý tưởng, năng lực triển khai, nhưng hạn chế về vấn đề tài chính, logistics, thủ tục hay tổ chức vận hành… thì họ có thể thực hiện điều đó trong thời gian ngắn hơn, với các nguồn lực hỗ trợ từ các nhà đầu tư khác.

* Phát triển trên tòa nhà Kim khí Thăng Long 20 tầng, hiện đã có nhiều đơn vị tìm đến Creative City để thuê mặt bằng chưa?

Hiện tại, tỷ lệ lấp đầy của Creative City là 80%. 20% diện tích còn lại sẽ không cho thuê mà dành để tổ chức các hoạt động cộng đồng như Art Center (trung tâm nghệ thuật), khu vực đào tạo, Co-working Space (không gian làm việc chung)…

* Có vẻ “tỷ lệ chọi” để có một vị trí thuê trong Creative City tương đối cao? Ông có đặt ra những tiêu chí nào cho các đơn vị thuê lại? Cá nhân/Tổ chức trả giá cao thì có được ưu tiên hơn không?

Có 3 tiêu chí để lựa chọn đơn vị thuê.

Thứ nhất, ưu tiên thương hiệu Việt. Chanel hay Starbucks không phải ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.

Thứ hai, ưu tiên cho những người khởi nghiệp, có khó khăn. Có 2 bạn trẻ làm các sản phẩm mang tính thẩm mỹ cho cộng đồng nhưng không có tiền để thuê và đầu tư. Chúng tôi đã ưu tiên cho các bạn địa điểm ở tầng 1 – một vị trí rất đẹp, rất nhiều người muốn thuê nhưng chúng tôi không thuận tình.

Hay như đơn vị Nhà sàn Collective, chúng tôi đã tài trợ toàn bộ.

Nếu chúng tôi thấy đơn vị thuê làm trong ngành nghề phù hợp, có năng lực phù hợp, chúng tôi sẵn sàng tài trợ, không lấy phí thuê.

Thứ ba, ưu tiên tiếp theo là làm trong ngành nghề của công nghiệp sáng tạo (16 ngành nghề).

* Giá thuê thì sao?

Chúng tôi chỉ tính sao cho đủ mức chi trả, cho nên giá thuê rất dễ chịu so với các cơ sở khác.

* Dù tập trung vào nghệ thuật và phục vụ cộng đồng, nhưng kinh doanh vẫn là kinh doanh. Ông cân bằng tính cộng đồng và kinh doanh thế nào?

Bài toán đầu tiên đặt ra cho các Creative Hub (tạm dịch: Không gian sáng tạo) là tự sống được. Về mặt kinh doanh, chúng tôi hy vọng Creative City sẽ tự “nuôi bản thân” được.

Thứ nữa, bản thân các đơn vị vào thuê, có một cái tạm gọi là thỏa ước, khế ước văn hóa ứng xử, cũng như cam kết về cộng đồng. Ví như chúng tôi tổ chức một chương trình, các hộ tự nguyện đóng tiền. Đấy không phải cơ chế kinh doanh mà là cơ chế của các hoạt động cộng đồng.

Bản thân đơn vị thuê vào đây cũng tự tổ chức sự kiện, tự xây dựng nội dung, kêu gọi tài trợ từ các nguồn các nhau để làm giàu có cho nội dung của Creative City.

* Nhà đầu tư thường sẽ tính đến lời lãi. Vậy dự kiến khi nào Creative City sẽ đạt tới điểm hòa vốn và bắt đầu có lợi nhuận?

Dự kiến sau khoảng sau 5 năm là có lãi. Các nhà đầu tư có cam kết chỉ cần thu hồi vốn về. Tiền lãi sau đó sẽ quay trở lại phục vụ cộng đồng.

* Creative City đặt tại Lương Yên, rất gần với Zone 9 trước kia. Dù khu vực không quá xa trung tâm nhưng cũng không thực sự đắc địa. Theo ông, khu vực nào tại Hà Nội thích hợp nhất cho hoạt động của Creative City?

Địa điểm hiện tại chưa “đủ” về quy mô trong khi nhu cầu của người làm trong ngành rất lớn. Nếu được, chúng tôi mong muốn làm dàn trải Creative City theo chiều ngang (diện tích rộng), sẽ tốt hơn theo chiều dọc (cao tầng).

Tất yếu của sự phát triển là khi một nơi đã chật hẹp quá phải tìm cách đi. Nhưng trước khi đi, chúng tôi cũng phải có thể nghiệm ở đây trước đã.

* Tại Hà Nội, sau khi Zone 9 đóng cửa, cũng bắt đầu manh nha một vài mô hình tương tự, X98 chẳng hạn. Ông có xem đấy là những đối thủ cạnh tranh với Creative Ctiy?

Tôi coi những trung tâm kiểu này như tiện ích của đô thị. Góc nào của thành phố cũng cần. Thành phố không nên chỉ có một cái mà nên có nhiều cái. Không chỉ có Hà Nội mà các thành phố khác cũng nên có.

Khi thành nhu cầu của cuộc sống, nó cũng giống như như thành phố phải có chợ, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, nhà thờ… Và nó sẽ trở thành một khu chức năng của thành phố - nơi tập hợp hàm lượng nghệ thuật sáng tạo.

* Sau thất bại của Zone 9, ông có tự tin vào thành công của dự án này?

Bài học thất bại của Zone 9 là thời ấy làm việc mang tính chất hơi nghệ sĩ, không soi xét kỹ cơ sở pháp lý về đất đai, về sở hữu. Vướng mắc lớn nhất là ở đấy chứ không phải vụ cháy. Bản thân người chủ hồi đấy họ cũng không muốn chúng tôi kinh doanh trên đất của họ.

Cũng phải nói rằng, Zone 9 không thất bại mà thực sự là một mô hình rất thành công. Mô hình rất thu hút đông đảo giới trẻ, tạo ra được rất nhiều công ăn việc làm, có sức ảnh hưởng đến đời sống văn hóa - tinh thần, vui chơi giải trí của người dân Hà Nội.

Với việc đóng cửa Zone 9, thất bại lớn nhất là sự suy giảm lòng tin của cộng đồng sáng tạo, của cộng đồng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong lĩnh vực sáng tạo. Sự suy giảm lòng tin mới là cái nguy hiểm, là cái thất bại.

* Hướng đi của ông cũng như Creative City trong tương lai là gì? Ông có ý định mở một Creative City nữa tại Hà Nội (và các thành phố khác)?

Hiện tại, tôi cũng đã nhận được lời mời từ các thành phố khác. Tôi nghĩ nếu cơ hội chín muồi, tôi sẽ tham gia.

* Xin cảm ơn ông!

Thanh Thủy

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khóa: Zone 9, creative city, đoàn kỳ thanh, Zone 9 đóng cửa, thành phố sáng tạo, khởi nghiệp, Công nghiệp sáng tạo, nghệ sĩ, vui chơi giải trí, kiến trúc sư, Hội đồng Anh

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM