độ ph phù hợp cho tôm, cá là bao nhiêu?

Xem nhanh

  1. Chất lượng nước và đất
  2. Độ pH trong ao nuôi tôm là bao nhiêu?
  3. Nhiệt độ của ao nuôi tôm
  4. Oxy hòa tan trong ao nuôi tôm
  5. ORP trong ao nuôi tôm
  6. Độ mặn ao nuôi tôm
  7. Độ cứng của nước nuôi tôm
  8. Độ đục trong ao nuôi tôm

Chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nuôi thủy sản, quyết định tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Tôm chậm lớn, bệnh, chết đều do chất lượng nước nuôi tôm. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem chỉ tiêu nước nuôi tôm là gì nhé!

Chất lượng nước và đất

Vì đất phèn có tính axit khiến cho pH trong ao nuôi tôm thường xuống thấp và bất lợi cho tôm. Nếu có thể, nên tránh nuôi tôm ở loại đất này. Những vùng đất ven biển có nước lợ và nước mặn, thuận lợi cho tôm nhưng thường là đất phèn.

Để hạn chế những ảnh hưởng của đất phèn thì bà con nên thiết kế ao nuôi và có chế độ quản lý nước thích hợp. Chính vì thế, trước khi đào ao nuôi tôm, nên biết rõ chất lượng đất và chiều sâu của các lớp đất.

Độ pH trong ao nuôi tôm là bao nhiêu?

Chỉ tiêu nước nuôi tôm không thể không kể đến độ pH. Độ pH trong ao nuôi tôm thích hợp cho tôm duy trì ở mức từ 7,5 8,5, Ngoài ra, pH không được dao động quá 0,5 đơn vị trong ngày để tránh sốc cho tôm cá.

độ ph phù hợp cho tôm, cá là bao nhiêu?

Thường xuyên đo nồng độ pH trong ao nuôi tôm

Bạn có thể đo pH trong ao nuôi tôm bằng bút đo pH hoặc máy đo pH cầm tay. Ưu điểm của bút đo là sai số nhỏ, độ chính xác cao. Đo pH trong ao nuôi tôm cần được tiến hành thường xuyên với mật độ nhiều, bạn nên trang bị bút đo pH có bền cao, chẳng hạn như: Bút đo pH/Nhiệt độ chống nước P-3, hay một số bút đo nước hanna như: HI98107, HI98127,

Nhiệt độ của ao nuôi tôm

Nhiệt độ trong ao nuôi tôm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Nhiệt độ lý tưởng nhất cho tôm nên duy trì ở mức từ 26 - 32°C.. Ở nhiệt độ 35°C, 100% tôm dưới một tháng tuổi chết; trên 40°C thì toàn bộ tôm sẽ chết. Nhiệt độ thấp thì tôm sẽ chậm lớn.

Một số máy đo pH cầm tay được tích hợp thêm chức năng đo nhiệt độ, bà con có thể tham khảo để sử dụng, vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả đo.

Oxy hòa tan trong ao nuôi tôm

Ôxy hòa tan là dưỡng khí cho động vật dưới nước. Oxy hòa tan trong nước nuôi tôm thích hợp nhất lớn hơn > 3,5 mg/l, nhưng tối ưu là > 5 mg/l.

độ ph phù hợp cho tôm, cá là bao nhiêu?

Oxy hòa tan trong nước nuôi tôm

Với những trại tôm có quy mô từ nhỏ đến lớn nên sử dụng đo oxy hòa tan trong ao nuôi bằng máy đo oxy. Các máy đo có mức giá khá đa dạng, từ thấp đến cao. Tùy thuộc vào chi phí đầu tư để lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp.

Với quy mô từ chuyên nghiệp trở lên, bà con có thể tham khảo một số máy đo oxy hòa tan như: Milwaukee SM600, Milwaukee MW600,

ORP trong ao nuôi tôm

Ao nuôi ở điều kiện oxy hóa sẽ có ORP mang giá trị dương và nước nuôi tôm cần có giá trị ORP trong khoảng từ +150mv đến +250mv. Đây là một trong những tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi tôm bà con nên biết để điều chỉnh saoo cho phù hợp.

Kiểm soát ORP trong nước bằng máy đo ORP là cách làm được các chuyên gia trong thủy sản khuyến cao. Bởi nước trong ao nuôi có ORP từ +100mv đến +300mv sẽ là khoảng thích hợp để các vi khuẩn nitrate hóa và các vi khuẩn dị dưỡng có lợi phát triển, thúc đầy quá trình phân giải hiếu khí các hợp chất hữu cơ tốt hơn, giúp chất lượng nước trong ao nuôi tôm nói riêng, trong thủy sản nói chung tốt và sạch hơn.

Một số máy đo ORP được sử dụng nhiều để ORP trong ao nuôi tôm như: Bút đo oxy hóa khử ORP-100, máy đo độ Oxy hóa khử ORP-169E,Hoặc tiện hơn, bà con có thể tham khảo một số máy đo PH cũng có chức năng như một máy đo ORP như: HI991002, Hanna HI8424,

Độ mặn ao nuôi tôm

Theo nhiều nguồn thông tin chính thống và từ phía bà con đã áp dụng cho biết, độ mặn thích hợp cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng từ 5 35%. Bà con có thể đo độ mặn của nước bằng khúc xạ kế đo độ mặn.

độ ph phù hợp cho tôm, cá là bao nhiêu?

Độ mặn trong ao nuôi tôm

Độ cứng của nước nuôi tôm

Độ cứng trong ao nuôi tôm thích hợp nhất dao động từ 20-150 ppm. Nước cóđộ cứngquá cao (trên 300 ppm) sẽ làmtômkhó lột vỏ và giảm sự tăng trưởng củatôm. Bà con có thể sử dụng máy đo độ cứng của nước để kiểm soát chỉ số này.

Độ đục trong ao nuôi tôm

Độ đục trong ao nuôi tôm nên duy trì ở mức30 45 NTU (NTU đơn vị đo độ đục của nước). Để kiểm soát chỉ số này, bà con có thể tham khảo máy đo độ đục. Nhiều bà con cho rằng, độ đục của nước có thể quan sát bằng mắt thường nhưng chỉ mang tính chất phỏng đoán, không có căn cứ chính xác.

Ngoài ra, xét về chỉ tiêu nước nuôi tôm, bà con cũng cần duy trì nồng độ sunphua tự do H2S không được vượt quá 0,05 mg/l, hay tôm không bị ảnh hưởng của nồng độNO3-ở900 mg/l, nồng độ amôniac tự do NH3trong nước nuôi tôm không được vượt ngưỡng 0,3 mg/l, nhưng ngưỡng tối ưu là 0,1 mg/l, giới hạn nitrit cho ao tôm là 1 mg/l NO2-.

Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp cuốn cẩm nang về các chỉ tiêu môi trường nước nuôi tôm của bà con hoàn thiện hơn. Để kiểm soát các chỉ số này, maydochuyendung.com khuyến cáo bà con nên trang bị các thiết bị kiểm tra nước sạch nhằm đảm bảo môi trường nước cho tôm tốt hơn.