Độ chối của cọc là gì năm 2024

2. Sự quan hệ giữa độ chối khi đóng cọc và sức chịu tải của cọc đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, phương trình quan hệ này còn gọi là công thức đóng cọc. Trong các tiêu chuẩn thiết kế móng cọc trước đây (TCN 86..., QD-166, SNIP-84) dùng công thức đóng cọc nổi tiếng của Nhà bác học GERXEVANOV, các nước phương Tây thường dùng công thức của HILEY.

3.Vấn đề độ chính xác của phép thử sức chịu tải cọc tại hiện trường thì thử tỉnh là có độ tin cậy cao nhất, sau đó là thử động biến dạng lớn PDA sử dụng lý thuyết phương trình sóng , thử động thông thường bằng cách đo độ chối. Theo mình nghỉ không thể có phương pháp thử nào có độ tin cậy 100% đâu Vì dính đến đất đá là rất phức tạp, vì vậy khi thiết kế cọc phải dùng hệ số an toàn về sức chịu tải từ 2-3 (thậm chí đến 5). 4. Nếu cầu nhỏ,trong điều kiện Việt Nam (thử tĩnh và PDA tốn kém ) thì thử động bằng cách đo độ chối sau đó dùng công thức đóng cọc tính ngược ra sức chịu tải là chấp nhận được. Nghĩa là phải tin các nghiên cứu của tiền bối GERXEVANOV VÀ HILEY thôi. Các sai lệch thì đã có hệ số an toàn Fs=2-3 chịu rồi nên cũng yên tâm.

Tôi đang thi công ép cọc ở đảo Phú Quốc. Thiết kế cọc kích thước 250x250 dài 18 mét C1=6m, C2 =6m, C3=6m, 4 thép chủ d16, m250#... Khi thi công 4 cọc thí nghiệm thì đạt độ sâu 17 m. Thí nghiệm nén tĩnh đạt yêu cầu Chủ đầu tư phê duyệt cho ép cọc đại trà 17m. Nhưng khi thi công thực tế thì 100/309 tim chỉ đạt độ sâu 8-10 m thì đạt độ chối 100 tấn (Pmin = 55 tấn - Pmax=100 tấn). Phán đoán có lớp cát hạt trung xen kẹp ở độ sâu 8-10m. Xin hỏi độ chối này có phải là độ chối giả, liệu có chịu được tải trọng công trình (6 tầng 700m2/1 tầng). Hỏi có những cách nào để kiểm tra xem cọc có chịu tải công trình không?

  • 2

Sau khi tham khảo 1 số bạn bè trên Fb, tôi tập hợp lại 1 số ý kiến cho bạn và anh/em gặp tình huống này tham khảo: - Phải mời các bên khoan kiểm tra lại. Nhưng trước tiên cần ép thử có đúng quy trình không? Nếu ép thử đúng mời các bác khảo sát đến khảo sát lại. Nhiều khi các bác khảo sát thiết kế khoan láo lắm.

- Phải dựa vào cái mặt cắt địa chất lên xem mới có thêm ý kiến được. Mà phải đưa cả mặt bằng ép cọc nữa xem 100 tim kia nó phân bố thế nào. - Khảo sát lại cũng chưa chắc lỗi do bên khảo sát. Nhiều khi do Chủ đầu tư cắt giảm bớt chi phí khảo sát từ đầu thì bó tay. khảo sát địa chất lại thì chồng thêm tiền ra. Tại nhiều chủ đầu tư, nhất tư nhân toàn bớt chi phí khảo sát địa chất, quen xin hồ sơ công trình bên cạnh rồi khoan một hai mũi gọi là có. Gặp đen địa chất biến động là thành ảo thôi.

Gặp thấu kính thì phải thế thôi. nhưng cũng không nhất thiết phải khoan dẫn đâu. kiểm mà thấu kính đủ chịu tải thì để đầu cọc tại đó, không cần xuyên qua. Theo em phải khảo sát lại xem địa chất có gì bất thường rồi mới đem ra phán quyết được. Cái này đòi hỏi kinh nghiệm thực tế. Ép nữa cọc không chịu được. Chủ đầu tư giờ tích kiệm kinh phí. Nhiều công trình chi phí quan trắc lún, quan trắc biến dạng sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng bị bỏ. Thế nên để an toàn thì khi thi công cứ cố càng đảm bảo càng tốt, không có sau lại khổ. Nhưng cái công trình này cũng nhỏ mà, 6 tầng trên diện tích 700m mà dùng hơn 300 cọc 25x25 cũng hơi an toàn quá.

Tình huống: Công trình e thi công bên Bắc Ninh cũng gặp trường hợp như vậy, mặt bằng 1500m2 , cọc 300x300 ép 24m tổ hợp 3 đoạn 8m , có cọc xuống được 24m đạt 120 tấn có cọc xuống được 12m đạt 170 tấn, lớp địa chất ở độ sâu 10-15m là cát hạt trung bị kẹt không xuống được. Chủ đầu tư đồng ý phương án khoan dẫn 12m qua lớp kẹt!Tin

  • 3

    Tôi đang thi công ép cọc ở đảo Phú Quốc. Thiết kế cọc kích thước 250x250 dài 18 mét C1=6m, C2 =6m, C3=6m, 4 thép chủ d16, m250#... Khi thi công 4 cọc thí nghiệm thì đạt độ sâu 17 m. Thí nghiệm nén tĩnh đạt yêu cầu Chủ đầu tư phê duyệt cho ép cọc đại trà 17m. Nhưng khi thi công thực tế thì 100/309 tim chỉ đạt độ sâu 8-10 m thì đạt độ chối 100 tấn (Pmin = 55 tấn - Pmax=100 tấn). Phán đoán có lớp cát hạt trung xen kẹp ở độ sâu 8-10m. Xin hỏi độ chối này có phải là độ chối giả, liệu có chịu được tải trọng công trình (6 tầng 700m2/1 tầng). Hỏi có những cách nào để kiểm tra xem cọc có chịu tải công trình không?

Kêu ông TKKT và ông TKBVTC đến kiểm chứng rồi kêu họ đưa ra quyết định. Văn bản này dựa trên cuộc họp giữa 4 đơn vị : TKKT, TKBVTC, CĐT và nhà thầu. Mình phải nắm đằng chuôi chứ. Ví dụ có sảy ra sự cố mình cũng có biên bản là các ông thiết kế chấp thuận rồi chứ bạn làm bên thi công đâu phải tính kết cấu chi cho đau đầu

  • 4

    Kêu ông TKKT và ông TKBVTC đến kiểm chứng rồi kêu họ đưa ra quyết định. Văn bản này dựa trên cuộc họp giữa 4 đơn vị : TKKT, TKBVTC, CĐT và nhà thầu. Mình phải nắm đằng chuôi chứ. Ví dụ có sảy ra sự cố mình cũng có biên bản là các ông thiết kế chấp thuận rồi chứ bạn làm bên thi công đâu phải tính kết cấu chi cho đau đầu

cái này nói thì dễ chứ làm thì khó nha, chứ chờ được các ông xử lý theo đúng quy trình thì chắc là chết rồi, nhất là những nơi hải đảo xa xôi.

  • 5

    cái này nói thì dễ chứ làm thì khó nha, chứ chờ được các ông xử lý theo đúng quy trình thì chắc là chết rồi, nhất là những nơi hải đảo xa xôi.

đúng như bạn nói, nhưng ở đây là gđ quang trọng mà sao bạn ko báo khi lúc đầu mà giờ để 100 tim/309 (chắc là đã xong phần ép đại trà). Tui mà là thiết kế đến gđ này bạn mới báo thì cũng đá trái banh sang bạn, chứ mặt bằng cọc lĩa chỉa rùi thì làm sao nữa.

  • 6

Theo mình thì bạn lên mời bên thăm dò địa chất vào khoan thăm dò lại nếu lớp cát đó dày và có thể đảm bảo tải trọng ctrinh thì tiếp tục trình chủ đầu tư mời bên kiểm định vào kiểm định lại.

Chủ đề