Điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật là gì

  • Bổ sung thêm mã ngành nghề tư vấn pháp luật

    • Bổ sung ngành nghề kinh doanh
    • Main Nguyen
      2 /5 của 5 đánh giá

    Câu hỏi từ bạn đọc:

    Hiện công ty tôi đang hoạt động đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bây giời muốn hoạt động thêm ngành nghề tư vấn pháp luật. Vậy thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề tư vấn pháp luật thực hiện như thế nào? Danh mục ngành nghề này quy định, bao gồm những gì? Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn pháp luật là gì?

    Cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi đến công ty Nam Việt Luật, tổ tư vấn công ty xin trả lời như sau:

    1.Nhóm ngành nghề tư vấn pháp luật bao gồm:

    691 6910: Hoạt động pháp luật

    Nhóm này gồm:

    Đại diện luật pháp về lợi ích của một bên đối với bên kia, dù có trước toà hoặc hội đồng xét xử hay không hoặc dưới sự giám sát của những người là thành viên của tòa như tư vấn và đại diện dân sự, tư vấn và đại diện hình sự;

    Các hoạt động khác của công chứng viên, thẩm phán, thẩm phán viên và trọng tài kinh tế.

    Loại trừ:Hoạt động tòa án được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội).

    69101: Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật

    Nhóm này gồm: Đại diện pháp lý cho quyền lợi của một bên đối với bên kia, dù có trước tòa hoặc hội đồng xét xử khác hay không, hoặc có sự giám sát của những người là thành viên của tòa về:

    Tư vấn và đại diện trong vấn đề dân sự;

    Tư vấn và đại diện tội phạm hình sự;

    Tư vấn và đại diện có liên quan đến các vụ tranh chấp về lao động;

    Thống nhất các điều khoản, thoả thuận hợp tác hoặc các tài liệu tương tự liên quan đến thành lập công ty.

    69102: Hướng dẫn chung và tư vấn, chuẩn bị các tài liệu pháp lý

    Nhóm này gồm:

    Thống nhất các điều khoản, thoả thuận hợp tác hoặc các tài liệu tương tự liên quan đến thành lập công ty.

    Hướng dẫn chung và tư vấn, chuẩn bị các tài liệu pháp lý liên quan đến bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, quyền tác giả;

    Các hoạt động liên quan đến các thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, các văn bản thừa kế, di chúc,

    Chuẩn bị tài liệu pháp lý liên quan đến các thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ văn bản (trừ chữ ký người dịch).

    69109: Hoạt động pháp luật khác

    Nhóm này gồm: Các hoạt động khác của công chứng viên, thẩm phán, thẩm phán viên và trọng tài kinh tế, quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản. Hoạt động đăng ký tài sản, đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp, trao đổi thông tin về các biện pháp bảo đảm

    2. Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn pháp luật

    Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theohợp đồng lao độnghoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

    Về thành viên:Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

    Đối tượng được thành lập trung tâm tư vấn pháp luật phải là tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật.

    Phảicó trụ sở làm việc của Trung tâm

    3.Thủ tục, hồ sơ thực hiện bổ sung thêm mã ngành nghề tư vấn pháp luật bao gồm các bước sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề tư vấn pháp luật.

    Thành phần hồ sơ bao gồm:

    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

    +Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

    +Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;

    +Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

    +Quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

    + Biên bản họp và bản sao hợp lệcủa Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Biên bản họp và bản sao hợp lệ phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

    Bước 2:Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề tư vấn pháp luật đến Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở.

    +Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

    + Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

    Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.Nếu hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy xác nhận nội dung đăng ký doanh nghiệp. Ngược lại sẽ có văn bản trả lời lý do hồ sơ không hợp lệ.

  • Video liên quan

    Chủ đề