Diễn đàn logistics việt nam 2023

(CHG) Ngày 12/5, Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức diễn đàn “ Dự báo kinh tế Việt Nam 2022- 2023 : Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính”. Tại diễn đàn đã có nhiều kết quả, đánh giá, phân tích, nhận định chính sách kinh tế vĩ mô giúp làm giảm tác động của dịch bệnh Covid 19.

Theo thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, 4 tháng đầu năm 2022, mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng nhìn chung nền kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực.

Tăng trưởng GDP quý I/2022 ước đạt 5,03% so với cùng kỳ. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng đầu năm 2022 tăng 2,1%. Các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm, thu ngân sách Nhà nước đạt kết quả khả quan. Điều đáng mừng là quý I/2022, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng lên 73 điểm phần trăm, tăng 12 điểm phần trăm so với quý IV/2021, là mức cao nhất kể từ sau đợt dịch bùng phát lần thứ 4. Số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 49.591 doanh nghiệp, là mức cao nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.

Diễn đàn logistics việt nam 2023

Toàn cảnh diễn đàn.

Tại diễn đàn, trình bày kết quả phân tích ảnh hưởng của các diễn biến kinh tế lớn đến Việt Nam, TS Cấn Văn Lực đã cập nhật dự báo 2 kịch bản cho tăng trưởng GDP năm 2022-2023. Theo đó, ở kịch bản cơ sở, GDP Việt Nam sẽ tăng từ 5,5-6% trong giai đoạn này. Ở kịch bản tiêu cực, GDP năm 2022-2023 chỉ tăng trưởng 4,5-5%. Các biến số trong 2 kịch bản trên sẽ phụ thuộc vào mức độ thực hiện chương trình phòng, chống dịch; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023; và khả năng Việt Nam giảm thiểu tác động từ chiến sự Nga - Ukraina.

Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam và Lào ông Francois Painchaudchia sẻ đánh giá về kinh tế Việt Nam, cho rằng Việt Nam đã duy trì thành công sự ổn định về tài khóa, cán cân đối ngoại và ổn định tài chính. Các chính sách kinh tế vĩ mô đã giúp giảm bớt tác động của COVID-19, đặc biệt, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ được thực hiện một cách thích hợp và kịp thời để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng chung. Với bối cảnh hiện nay, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh hơn, với tăng trưởng dự kiến là 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023. Tuy nhiên, lạm phát dự kiến sẽ tăng trong ngắn hạn.

Dự báo về lạm phát Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023, TS Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nhận định mặc dù lạm phát trong 4 tháng đầu năm được kiểm soát nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023 là rất lớn.  Có 3 nhóm chính gây áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới bao gồm: Lạm phát chuỗi cung ứng; giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao; tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng.

Theo TS Nguyễn Bích Lâm cần phải quyết liệt thực hiện một số giải pháp. Trong đó, cần tập trung vào các vấn đề trọng yếu: Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát. Cần đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực.

Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần minh bạch và đơn giản hoá quy trình thương mại; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả; thúc đẩy cạnh tranh trong nước đối với lĩnh vực logistics, thương mại bán buôn và bán lẻ để giảm chi phí thương mại trong nước và quốc tế... Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá và tiền tệ. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, giá bán được quản lý trên cơ sở bảo đảm lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân...

Diễn đàn “Dự báo kỹ năng cho lao động ngành logistics Việt Nam” do VCCI TP HCM tổ chức ngày 15/10/2021 đã đạt được hai mục tiêu quan trọng:

Thứ nhất, công bố chính thức “Báo cáo dự báo kỹ năng ngành logistics 2021 – 2023” đây là một bước ngoặt quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics Việt Nam.

Thứ hai, thông qua diễn đàn là cơ hội để ba Nhà: Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp chia sẻ những góc nhìn khác nhau về dự báo kỹ năng ngành logistics trong thời gian tới.

Diễn đàn logistics việt nam 2023

Báo cáo Dự báo kỹ năng nghề – ngành Logistics giai đoạn 2021 -2023 được Hội đồng Tư vấn kỹ năng nghề – ngành Logistics thực hiện dưới sự hỗ trợ của Chương trình Aus4Skills, VCCI chi nhánh TP. HCM.

Ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI-HCM hy vọng các thông tin rất chi tiết trong báo cáo dự báo kỹ năng nghề ngành logistics 2021-2023 từ các kiến thức, kỹ năng, thái độ cho các vị trí công việc gắn với xu ướng phát triển của ngành sẽ là nguồn thông tin tham khảo quan trọng và hữu ích cho cơ quan quản lý nhà nước, các trường và các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến logistics.

“Tôi cũng mong rằng báo cáo dự báo kỹ năng nghề ngành logistics đầu tiên này sẽ là tiền đề cho sự ra đời của nhiều báo cáo dự báo kỹ năng nghề cho các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế trong thời gian tới.” – Giám đốc VCCI-HCM nói.

Ông Mark Tattersall, Phó Đại sứ, Đại sứ Quán Úc tại Việt Nam chia sẻ, việc giãn cách xã hội và COVID-19 kéo dài có thể là sự bắt đầu của tình trạng lực lượng lao động hiện tại rời bỏ thị trường lao động, dẫn đến thiếu hụt kỹ năng và sẽ cần một quá trình kéo dài để tuyển dụng, đào tạo và giữ chân một lực lượng lao động mới để đạt được hiệu suất như trước thời kỳ COVID. Có thể dự đoán rằng tình huống tương tự cũng đang xảy ra ở Việt Nam.

Những thách thức này, kết hợp với các xu hướng xã hội, kinh tế và công nghệ đang nổi lên khác, chẳng hạn như công nghệ 4.0, minh họa tầm quan trọng của việc dự báo và lập kế hoạch cho nhu cầu công việc trong tương lai và các năng lực thiết yếu.

Ông Trần Thanh Hải, đại diện bộ Công Thương nhận định dự báo kỹ năng có vai trò là kim chỉ nam trong việc đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam.

Để đáp ứng được nhu cầu nhân lực, cả về quy mô cũng như chất lượng, phục vụ tốt cho ngành logistics trong giai đoạn tới, ông đại diện bộ Công Thương có một số gợi ý, đề xuất:

Thứ nhất, Bộ LĐ,TB&XH sớm xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn nghề và khung trình độ quốc gia đào tạo nghề về logistics tương thích với trình độ chung của ASEAN và quốc tế.

Thứ hai, Tổng cục Thống kê xác lập và thu thập chỉ tiêu thống kê về nghề logistics, nhân lực logistics để có thể theo dõi, so sánh và đưa ra dự báo về nhu cầu nhân lực logistics sát thực với thị trường.

Thứ ba, cần đánh giá đúng tác động của các xu hướng xã hội, kinh doanh và công nghệ đến nhu cầu nhân lực logistics để có chương trình đào tạo đáp ứng gần nhất với thực tế.

Thứ tư, tăng cường hợp tác giữa nhà trường với nhà trường, nhà trường với doanh nghiệp.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác truyền thông, hỗ trợ, tư vấn hướng nghiệp, xây dựng nhiều hình thức động viên khuyến khích như cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện giảng dạy, học tập… để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng vào lĩnh vực logistics.

Đại diện Tổng dục giáo dục nghề nghiệp, Tiến sĩ Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng, chia sẻ, mới đây, ngày 30/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1446/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình “Thí điểm đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” với mục tiêu đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ở các trình độ GDNN để có kiến thức, kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc CMCN4.0; gắn kết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực; góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ông Dũng đánh giá rất cao Báo cáo Dự báo kỹ năng nghề - ngành Logistics giai đoạn 2021 -2023 được Hội đồng Tư vấn kỹ năng nghề - ngành Logistics thực hiện dưới sự hỗ trợ của Chương trình Aus4Skills, VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Đây là báo cáo Dự báo kỹ năng ngành đầu tiên được xây dựng dựa trên nhu cầu của ngành với sự tham gia trực tiếp từ các doanh nghiệp Logistics đã cho biết những ngành, nghề còn thiếu nhiều nhân lực, những kỹ năng thiết yếu mà doanh nghiệp logistics cần, đây là điều mà hệ thống GDNN rất mong muốn.

"Xác định được chính xác như vậy, thì hệ thống GDNN sẽ đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Tôi tin tưởng rằng, Diễn đàn này là nơi quy tụ các ý kiến, đề xuất, kiến nghị để phát triển nguồn nhân lực logistics có kỹ năng nghề cao, tìm ra các giải pháp phát triển nhân lực ngành Logistics đáp ứng với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này". - ông Dũng nói.

Vẫn theo ông Dũng, diễn đàn cũng là một bước tiến quan trọng khẳng định vị thế, tầm quan trọng của Hội đồng kỹ năng nghề ngành Logistics (LIRC) cũng như chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills) trong việc thực hiện chung sứ mệnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics Việt Nam theo trình độ chung của khu vực và quốc tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.