Dịch vụ bưu chính viễn thông bao gồm

Dịch vụ bưu kiện trong nước và ngoài nước:

Đối với bưu kiện gửi trong nước khối lượng tối đa tuỳ thuộc vào quy định cho mỗi bưu cục. Mức tối đa mỗi bưu kiện đơn chiếc chung không quá 31,5 kg. Đối với bưu kiện trao đổi với nước ngoài khối lượng tối đa tuỳ thuộc vào quy định của từng nước đến và của cơ quan liên minh Bưu chính thế giới (UPU). Mức tối đa chung cũng không quá 31,5kg.

Dịch vụ Tài chính Bưu chính:

* Thư chuyển tiền, điện chuyển tiền: được mở trên phạm vi toàn quốc Ngoài ra u chính Việt Nam còn mở dịch vụ thư chuyển tiền quốc tế một chiều từ Pháp, Nhật, Bỉ, Mỹ, Séc, Slovakia, Latvia, Singapore, Trung Quốc, Malaysia đến Việt Nam.

* Chuyển tiền nhanh: được mở đến thị trung tâm tỉnh, thành phố trong cả nước.

* Dịch vụ Tiết kiệm bưu điện: được mở trên phạm vi toàn quốc. Hình thức gửi:

- Tiết kiệm có kỳ hạn

- Tiết kiệm không kỳ hạn

- Tiết kiệm gửi góp

- Tài khoản tiết kiệm cá nhân

- Trả lương qua tài khoản tiết kiệm cá nhân

Dịch vụ điện hoa:

Gồm 2 loại, điện hoa chúc mừng và điện hoa chia buồn.

Dịch vụ Phát hành báo chí:

* Báo chí bán lẻ: Phục vụ độc giả tại tất cả các cơ sở bưu điện (bưu cục, kiốt và đại lý bưu điện).

* Báo chí dài hạn: Nhận đặt mua và phát đến địa chỉ độc giả tất cá các loại báo chí trong nước và nước ngoài nhập khẩu.

- Đối với báo chí trong nước: Nhận đặt mua tại tất cả các cơ sở ­u điện vào bất kỳ thời gian nào.

- Đối với báo chí nước ngoài nhập khẩu: bưu điện tổ chức nhận đặt mỗi năm 2 lần theo thời hạn và danh mục quy định.

Dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS):

Dịch vụ chuyển phát nhánh EMSdịch vụ chuyển phát thư từ, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa trong nước và nước ngoài theo chỉ tiêu thời gian được TCTY BC-VT VN công bố trư­ớc đối với từng khu vực và từng nước. Khối lượng tối đa đối với bưu phẩm EMS đi nước ngoài theo thỏa thuận của từng nước. Hiện nay dịch vụ bưu phẩm EMS được mở đến 54 bưu điện tỉnh thành trong cả nước và 51 nước trên thế giới.

* Các dịch vụ bưu chính khác:

- Dịch vụ bưu chính ủy thác

- Dịch vụ cho thuê các hộp thư tại bưu điện

- Dich vụ bưu phẩm không địa chỉ

- Dich vụ phát trong ngày (Từ Hà Nội tới TP HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương).

Dịch vụ đặc biệt cho bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế:

Ngoài dịch vụ cơ bản, khách hàng có thể sử dụng thêm một hoặc nhiều các dịch vụ đặc biệt như:

Dịch vụ máy bay: Là dịch vụ mà người gửi yêu cầu chuyển bưu phẩm, bưu kiện bằng phương tiện vận chuyển hàng không (Nếu trên tuyến vận chuyển đó có đường hàng không).

Dịch vụ ghi sổ: Là dịch vụ mà bưu phẩm được theo dõi bằng số hiệu riêng được ghi chép, lưu lại trong suốt quá trình gửi đế truy tìm khi cân thịết.

Bưu phẩm thường chứng nhận gửi (bưu phẩm A): Là bưu phẩm thường có biên nhận gửi mà người gửi yêu cầu cấp biên lai và trả cước theo qui định.

Dịch vụ phát nhanh (Express): Người gửi yêu cầu bưu cục phát phải tổ chức phát ngay khi bưu phẩm bưu kiện đến bưu cục, chỉ nhận gửi nếu địa chi người nhận nằm trong khu vực phát của bưu cục ở  thành phố, thị xã, thị trấn. Nhận yêu cầu ngay khi ký gửi bưu phẩm, bưu kiện.

* Không nhận gửi dịch vụ phát nhanh đối với những bưu phẩm, bưu kiện đã sử dụng dịch vụ lưu ký.

Dịch vụ báo phát (AR): Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có trách nhiệm báo cho người gửi (thông qua giấy báo) biết thông tin về phát bưu phẩm, bưu kiện.

Dịch vụ phát tận tay (A main propre): Là dịch vụ mà người gửi yêu cầu phát đúng tận tay cho người nhận có họ tên địa chỉ trên bưu phẩm, bưu kiện.

Dịch vụ lưu (Poste Retante): Là dịch vụ giữ lại bưu phầm, bưu kiện tại bưu cục phát để người nhận trực tiếp đến nhận tại bưu cục.

Nhận gửi bưu phẩm, bưu kiện tại địa chỉ theo yêu cầu của người gửi: Dịch vụ này được cung cấp nếu người gửi yêu cầu hoặc có hợp đồng với bưu điện.

Dịch vụ phát bưu kiện, bưu phẩm tại địa chỉ nhận theo yêu cầu của người gửi hoặc người nhận: Đối với các loại bưu phẩm từ 500gram trở lên, dịch vụ này được cung cấp nếu người gửi hoặc người nhận yêu cầu bưu điện đem phát bưu phẩm, bưu kiện một lần hoặc thường xuyên tại địa chỉ nhận do mình chỉ định.

Dịch vụ khai giá: Người gửi kê khai giá trị vật phẩm hàng hoá khi gửi bưu phẩm, bưu kiện sử dụng dịch vụ khai giá được bảo hiểm nội dung đối với các giá trị do người gửi đã khai.

Mức khai giá tối đa cho 1 bưu phẩm có nội dung là giấy tờ tài liệu là 1 triệu đồng, bưu phẩm gửi nội dung hàng hóa là 30 triệu đồng.

- Dịch vụ bưu chính viễn thông nước ta gồm những dịch vụ như: điện thoai, điện báo, truyền dẫn số liệu, Internet, phát hành báo chí, chuyển bưu điện, bưu phẩm v.v…

- Những thành tựu ngành bưu chính viễn thông nước ta:

+ Nước ta có 6 trạm thông tin vệ tin, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế nối trực tiếp Việt Nam với hơn 30 nước Châu Á, Trung Cận Đông, Tây Âu.

+ Toàn mạng lưới điện thoại đã được tự động hoá đến tất cả các huyện và xã trong cả nước. Đến năm 2002 cả nước ta có hơn 5 triệu thuê bao cố định, gần 1 triệu thuê bao điện thoại di động.

+ Nước ta đã hoà mạng Internet và hàng loạt dịch vụ khác được phát triển như phát hành báo điện tử, các trang Web của các cơ quan, các tổ chức kinh tế, các trường học v.v…

Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.

Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.

Vậy, có những loại dịch vụ viễn thông nào ?

Căn cứ theo Điều 9 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Luật Viễn thông, Chính phủ quy định phân loại dịch vụ viễn thông như sau:

1. Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:

a) Dịch vụ thoại;

b) Dịch vụ fax;

c) Dịch vụ truyền số liệu;

d) Dịch vụ truyền hình ảnh;

đ) Dịch vụ nhắn tin;

e) Dịch vụ hội nghị truyền hình;

g) Dịch vụ kênh thuê riêng;

h) Dịch vụ kết nối Internet;

i) Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:

a) Dịch vụ thư điện tử;

b) Dịch vụ thư thoại;

c) Dịch vụ fax gia tăng giá trị;

d) Dịch vụ truy nhập Internet;

đ) Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Căn cứ theo Điều 3 của Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ngày 18 tháng 05 năm 2012 về phân loại các dịch vụ viễn thông, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dịch vụ viễn thông chi tiết như sau:

1. Theo đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn của mạng viễn thông, các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng quy định tại Điều 9 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông được kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể sau đây:

a) Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh;

b) Dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn thông di động hàng không.

2. Theo hình thức thanh toán giá cước, các dịch vụ viễn thông được phân thành dịch vụ trả trước và dịch vụ trả sau:

a) Dịch vụ trả trước là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ trước khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên;

b) Dịch vụ trả sau là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên.

3. Theo phạm vi liên lạc, các dịch vụ viễn thông được phân thành dịch vụ nội mạng và dịch vụ liên mạng:

a) Dịch vụ nội mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của cùng một mạng viễn thông;

b) Dịch vụ liên mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của các mạng viễn thông khác nhau. Các mạng viễn thông khác nhau là các mạng viễn thông khác loại của cùng một doanh nghiệp viễn thông hoặc các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác nhau.

4. Dịch vụ viễn thông cộng thêm là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng.

5. Các dịch vụ viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Căn cứ theo Điều 4 của Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ngày 18 tháng 05 năm 2012 về phân loại các dịch vụ viễn thông, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dịch vụ viễn thông cố định như sau:

1. Dịch vụ viễn thông cố định mặt đất là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định mặt đất. Theo phạm vi liên lạc, dịch vụ viễn thông cố định mặt đất được phân ra thành dịch vụ nội hạt, dịch vụ đường dài trong nước, dịch vụ quốc tế.

a) Dịch vụ nội hạt là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở trong cùng phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Dịch vụ đường dài trong nước là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau;

c) Dịch vụ quốc tế là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin của người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở Việt Nam đi quốc tế hoặc từ người sử dụng dịch vụ viễn thông ở nước ngoài tới người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở Việt Nam.

2. Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định vệ tinh.

3. Các dịch vụ viễn thông cố định bao gồm các dịch vụ sau:

a) Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ điện thoại (thoại, fax, truyền số liệu trong băng thoại); dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ nhắn tin; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ hội nghị truyền hình; dịch vụ kênh thuê riêng; dịch vụ kết nối Internet; dịch vụ mạng riêng ảo và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

b) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thư điện tử; dịch vụ thư thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch vụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256 kb/s trở lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi; dịch vụ giấu số gọi; dịch vụ bắt số; dịch vụ chờ cuộc gọi; dịch vụ chuyển cuộc gọi; dịch vụ chặn cuộc gọi; dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Căn cứ theo Điều 5 của Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ngày 18 tháng 05 năm 2012 về phân loại các dịch vụ viễn thông, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dịch vụ viễn thông di động như sau:

1. Dịch vụ viễn thông di động mặt đất là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông di động mặt đất (mạng thông tin di động, mạng trung kế vô tuyến, mạng nhắn tin), bao gồm:

a) Dịch vụ thông tin di động mặt đất;

b) Dịch vụ trung kế vô tuyến;

c) Dịch vụ nhắn tin.

2. Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông di động vệ tinh.

3. Dịch vụ viễn thông di động hàng hải là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài bờ, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên tàu, thuyền.

4. Dịch vụ viễn thông di động hàng không là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài mặt đất, đài máy bay để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên máy bay.

5. Các dịch vụ viễn thông di động bao gồm các dịch vụ sau:

a) Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ điện thoại; dịch vụ fax; dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ nhắn tin và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

b) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thư điện tử; dịch vụ thư thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch dụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256kb/s trở lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi; dịch vụ giấu số gọi; dịch vụ bắt số; dịch vụ chờ cuộc gọi; dịch vụ chuyển cuộc gọi; dịch vụ chặn cuộc gọi; dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định về việc phân loại các dịch vụ viễn thông theo quy định.

Luật Hoàng Anh