Dị ứng hải sản có tiêm được vaccine Covid không

Dị ứng hải sản nặng, tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

(NLĐO) - Bạn đọc Nguyễn Ngọc Hà (quận Bình Thạnh, TP HCM) hỏi: "Tôi có tiền sử bị dị ứng với nhiều loại hải sản, từng sưng mắt, môi. Vừa rồi có thử đi đăng ký với địa phương thì được kêu đi tiêm ở bệnh viện. Nay đã có lịch nhưng tôi vẫn rất lo về phản ứng phụ, không biết tôi có tiêm an toàn không?".

  • Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Test cả khu phố không có F0, đừng vội thở phào!

  • Hết Covid-19 vẫn ho kéo dài, đau sườn, có sao không?

  • Dị ứng nhiều thứ, hồi nhỏ tiêm vắc-xin bị hành, giờ tiêm ngừa Covid-19 được không?

  • Dương tính 9 ngày không triệu chứng, còn trở nặng được không?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) trả lời:

Không sao hết, theo hướng dẫn mới thì người từng bị phản vệ độ 2, phải vào viện sử dụng andrenalin với các nguyên nhân khác vẫn có thể tiêm phòng Covid-19 an toàn. Bạn đã được hướng dẫn đến bệnh viện tiêm thì càng yên tâm. Vì không phải cứ dị ứng với tác nhân này kia thì sẽ có phản ứng phản vệ với vắc-xin, thậm chí trẻ em bị phản vệ đến độ 4 một vắc-xin vẫn có thể tiêm an toàn các loại vắc-xin khác. Bạn nên đi tiêm theo lịch, tuân thủ các hướng dẫn ngồi đợi 30 phút sau tiêm, tự theo dõi sức khỏe sau tiêm...

Từ ngày 9-8, Báo Người Lao Động mở chuyên mục "Phòng mạch" Covid-19 với nhiều nội dung phong phú như Hỏi - đáp về các loại bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp; Cập nhật những bài viết mang tính thông tin về các chính sách của nhà nước đối với dịch bệnh Covid-19; Các đường dây nóng liên quan dịch bệnh Covid-19…

Câu hỏi của bạn đọc sẽ được Báo Người Lao Động chuyển đến các bác sĩ có uy tín, cũng như những chuyên gia y tế để "chẩn đoán và khám bệnh từ xa", phần nào giải đáp những thắc mắc liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi tin - bài hoặc gởi về Email:

Anh Thư ghi

Tôi bị dị ứng khi ăn hải sản như như tôm, cua, mực... thì có nên tiêm vaccine Covid-19 không? (Hà)

Trả lời:

Đối tượng chống chỉ định với vaccine Covid-19 là những người có tiền sử sốc phản vệ độ hai. Phản vệ độ hai bao gồm các dấu hiệu dị ứng ngoài da như nổi mề đay dày toàn người và kèm theo phù mặt, khó nói, khò khè (do phù thanh quản), khó thở, khó thở cao hơn, có biểu hiện bất thường khác là đau bụng. Cứ phản vệ độ hai, từ hai nhóm triệu chứng trở lên (ngoài các triệu chứng ở da) thì sẽ chống chỉ định tiêm chủng vaccine Covid-19.

Trường hợp của bạn không phải sốc phản vệ độ hai mà chỉ là có tiền sử dị ứng, cụ thể là dị ứng với một số loại hải sản, thì việc tiêm vaccine Covid-19 có thể cân nhắc, thận trọng và nên tiêm ở bệnh viện để có những xử lý tốt hơn.

Những loại hải sản như tôm, cua, cá, mực... không có trong chất thuộc về vaccine Covid-19 nên bạn không quá lo lắng. Có nhiều người dị ứng hải sản, dị ứng thời tiết hay một số loại thực phẩm khác, tôi khuyên nên tiêm sớm và hầu hết không có trường hợp nào bất thường.

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái

Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Theo vnexpress.net

Đối với những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng, thì sau tiêm vaccine có thể gặp dị ứng cao hơn so với những người không mắc bệnh dị ứng. Do đó, theo nguyên tắc của việc dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị hoặc trước khi tiêm vaccine, người từng có cơ địa dị ứng cần khai báo kỹ để bác sĩ cân nhắc việc có nên tiêm vaccine hay không và nếu tiêm sẽ có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Theo hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vaccine phòng Covid-19. Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn... đều có thể được chỉ định tiêm vaccine phòng Covid-19 như những người không có tiền sử dị ứng. Một số người có thể được chỉ định tiêm vaccine nhưng cần sự thận trọng đặc biệt, bao gồm: Những người có tiền sử dị ứng tức thì với nhiều loại thuốc, dị ứng vaccine, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân...

Tiêm vaccine phòng Covid-19. Ảnh: Bộ Y tế

Phản vệ sau tiêm phòng vaccine là dạng tai biến không thể dự báo trước, có thể xảy ra ở cả những người không có tiền sử dị ứng. Về bản chất, vaccine phòng Covid-19 không phải là thuốc kháng viêm giảm đau non-steroid, do đó người có cơ địa mẫn cảm nhóm thuốc này không phải là đối tượng chống chỉ định với vaccine. Tuy nhiên, như khuyến cáo, những trường hợp có phản ứng quá mẫn cần thận trọng và cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ trước khi chỉ định tiêm vaccine. Để theo dõi và được xử trí tốt nhất nếu có phản ứng xảy ra. Tất cả các trường hợp tiêm vaccine phòng Covid-19 đều cần được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm. Những người có tiền sử dị ứng đều cần được theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút. Những trường hợp nghi ngờ dị ứng, cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ trước khi chỉ định tiêm.

Hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin trước khi đi tiêm vaccine phòng Covid-19 thì uống thuốc dự phòng dị ứng kháng histamin H1. Tuy nhiên, hiện việc điều trị dự phòng thuốc kháng histamin H1 trước khi tiêm phòng vaccine phòng Covid-19 không được khuyến cáo, vì các thuốc này không ngăn ngừa được dị ứng vaccine mà còn có thể làm che lấp các triệu chứng ở da và niêm mạc, dẫn đến chậm phát hiện và xử trí dị ứng do vaccine. Do đó, người dân không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc gì trước khi đi tiêm mà cần thành thật khai báo sàng lọc trước tiêm vaccine để được loại trừ các yếu tố nguy cơ một cách tốt nhất.

Bác sĩ NGUYỄN HỮU TRƯỜNG
(Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai)

Video liên quan

Chủ đề