Đề thi khảo sát môn văn lớp 12 năm 2024

tác giả cho rằng: thói háo danh trong xã hội khiến cho những người có năng lực thực sự sẽ cảm thấy tiêu cực, chán nản và mất ý chí phấn đấu:

-Vì háo danh là coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết, coi trọng danh tiếng trên mức mà mình có; cái danh trở thành phương tiện thay vì mục tiêu, trở thành một thứ hàng hóa.

- Từ đó thói háo danh làm lệch lạc giá trị đích thực khiến cho những người có năng lực thực sự không được công nhận và coi trọng sẽ cảm thấy tiêu cực, chán nản và mất ý chí phấn đấu.

Hướng dẫn chấm:

- Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

- Thí sinh trả lời được 01 trong 2 ý: 0,5 điểm.

Lưu ý: Thí sinh trả lời đúng ý bằng cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

1,0

4

- Thí sinh nêu ý kiến: Đồng tình/ Không đồng tình/ Đồng tình một phần với quan điểm trong văn bản.

- Lí giải

Hướng dẫn chấm:

- Thí sinh nêu được ý kiến của bản thân: 0,25 điểm.

- Thí sinh lí giải hợp lí, thuyết phục: 0,25 điểm.

0,5

II

LÀM VĂN

7,0

1

Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về tuổi trẻ cần phải làm gì để lập danh một cách chính đáng.

2,0

  1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành; đảm bảo yêu cầu về cấu trúc đoạn văn

0,25

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tuổi trẻ cần phải làm gì để lập danh một cách chính đáng.

0,25

  1. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh cần lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách có thể theo hướng sau:

- Nhận thức được lập danh chính đáng mới tạo nên giá trị đích thực của bản thân, tạo dựng uy tín, danh dự bằng lòng tự trọng, cạnh tranh phát triển bản thân một cách lành mạnh.

- Cần nỗ lực học tập tích luỹ kiến thức, trau dồi kĩ năng, rèn luyện ý chí, nghị lực, vượt qua những khó khăn thử thách để vươn tới thành công bằng thực thực của chính mình, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

- Phải tự tin, bản lĩnh, dám khẳng định mình, dám chịu trách nhiệm, khiêm tốn và tích cực, sống và làm việc, cống hiến trung thực, biết phê phán lên án những suy nghĩ và hành động mang tính háo danh, không đúng với năng lực và giá trị của mình.

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 – 1,0 điểm).

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,0

  1. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

  1. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng, phù hợp với vấn đề nghị luận, có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.

0,25

2

Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên từ đó nhận xét về cái nhìn mang tính khám phá, phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

5,0

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được khái quát vấn đề nghị luận; Thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; Kết bài khẳng định vấn đề cần nghị luận.

0,25

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng sông Hương trong đoạn trích và cái nhìn mang tính khám phá, phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hướng dẫn chấm:

- Thí sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Thí sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

- Thí sinh không xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,0 điểm.

0,5

  1. Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.

Hướng dẫn chấm:

- Thí sinh trình bày đầy đủ: 0,5 điểm.

- Thí sinh trình bày từ 01 đến 02 ý: 0,25 điểm.

0,5

* Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích.

HS có thể trình bày cảm nhận của mình theo cách riêng, nhưng cần bám sát nội dung đoạn trích và triển khai bài viết của mình theo hướng sau:

- Vẻ đẹp của sông Hương khi gặp gỡ thành phố Huế thân yêu.

+ Sông Hương mang vẻ đẹp dịu dàng, tình tứ: Sông Hương thể hiện tâm trạng của người con gái khi gặp được người tình mong đợi của mình (sông Hương vui tươi hẳn lên, kéo một nét thẳng thực yên tâm, như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu)

- Vẻ đẹp sông Hương trong tổng thể nguyên dạng của một đô thị cổ.

Khác với sông Xen, sông Đa-nuýp (những con sông đều duy nhất thuộc về một thành phố), chỉ sông Hương là vẫn còn giữ nguyên vẻ xưa cũ với những xóm thuyền chài xúm xít, những cây đa, cây cừa cổ thụ, những ánh lửa thuyền chài, những linh hồn mô tê xưa cũ mà không thành phố hiện đại nào còn có được…

à Nét văn hóa rất riêng của sông Hương.

- Vẻ đẹp của sông Hương trong điệu lặng lờ khi chảy giữa lòng thành phố.

+ Điệu chảy lặng lờ, chậm rãi “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”

+ Tác giả lí giải:

. Theo góc nhìn địa lí: những chi lưu và hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm lưu tốc của dòng chảy.

. Theo góc nhìn của cảm xúc: sông Hương chảy chậm là bởi nó quá yêu thành phố của mình, đó chính là những vấn vương lưu luyến không muốn chia xa của người con gái chung tình.

à Vẻ đẹp tâm hồn của sông Hương.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

- Phân tích chưa thật đầy đủ hoặc ý đầy đủ nhưng chưa sâu sắc: 1,25 điểm – 1,75 điểm.

- Phân tích chung chung, chưa rõ các ý: 0,75 điểm - 1,0 điểm.

- Phân tích sơ lược: 0,5.

2,0

* Đánh giá

- Đoạn trích thể hiện sự gắn bó và tình yêu sâu nặng của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, với xứ Huế với quê hương đất nước.

- Đoạn trích sử dụng phép so sánh, nhân hoá, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, mới mẻ; lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, chất thơ; ngôn ngữ tinh tế, hướng nội.

- Đoạn trích thể hiện sự tài hoa trong ngòi bút của nhà văn: vận dụng vốn hiểu biết phong phú về địa lí, lịch sử và văn hóa Huế