Đề thi học sinh giỏi Cảnh ngày hè

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Nguyễn Trãi là cây đại thụ của làng thơ văn Việt Nam, là một vì sao sáng trên bầu trời đêm. Một trong những tác phẩm đã làm nên tên tuổi và sức sống của Nguyễn Trãi trong lòng dân tộc đó chính là bài thơ “ Cảnh ngày hè”.

2. Thân bài:

– Câu thơ thứ nhất:

+ “ Ngày trường”:  một ngày dài dằng dặc, thời gian như ngưng đọng.

+ Thể hiện tình yêu say đắm, một tâm thế thanh nhàn, thảnh thơi, sảng khoái của Nguyễn Trãi.

Ba câu thơ tiếp:

+ Trật tự thiên nhiên trải từ cao xuống thấp, điểm nhìn của thi sĩ di chuyển từ tầng không, qua hiên nhà rồi xuống ao sen. Ở tầng nào của thiên nhiên, sức sống bên trong cảnh vật cũng như đang căng tràn.

+ Cây hoè “ đùn đùn” cuộn lên những lá chồi tươi tốt

+ Hoa lựu “ còn phun thức đỏ” tựa pháo hoa bừng sáng cả hiên nhà.

+ Hoa sen hưởng ứng bằng sắc hồng đang độ ngát hương nhất – “ tiễn mùi hương”.

=> Sự sống đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát một cách mạnh mẽ nhất của mỗi thảo mộc tưởng chừng như tĩnh tại.

=> Nhịp vận hành vô hình hối thúc của tạo vật. Thảo mộc nối tiếp liên tục từ cao xuống thấp, động thái liên tục từ trong ra ngoài, lá hoa hương tiếp ứng nhau, khẩn trương, vội vã. Loài này “ đang” thì loài kia “ đã”, hô ứng nhau, chen bước nhau gợi ra không khí các tạo vật đang đua nhau phô sắc khoe hương.

– Hai câu tiếp:

+ Chợ “ lao xao”: âm thanh của làng quê không ngừng phát triển, ấm no, phồn thịnh.

+ Chiều tịch dương hiu quạnh cô tịch đã bị xua tan bởi bản nhạc ve “ dắng dỏi”. Tiếng ve inh ỏi như một bản đàn làm hoàng hôn cũng trở nên náo nhiệt.

-> Tình yêu dân: nghe âm thanh của cuộc sống phồn thịnh đi lên mà ngỡ tiếng ve “ dắng dỏi” là khúc nhạc du dương.

– Hai câu cuối:

+ Ước mơ cho dân: nếu có cây “ Ngu cầm” của vua Thuấn, ta sẽ gẩy khúc Nam phong cầu cho dân giàu đủ khắp muôn phương.

=> Ước mơ chung cho tất cả mọi người đều được no đủ, giàu có. Đó là ước mơ lớn, ước mơ ngang tầm với những bậc quân vương, ước mơ tầm cỡ Ngiêu Thuấn. Ước mơ là trong thơ, trong thế giới của những khát vọng riêng tư nhất nhưng cũng là khao khát sâu kín và cháy bỏng suốt cuộc đời Nguyễn Trãi. Vì nó mà ông phải trả một cái giá khá đắt bằng cả tính mạng và tôn tộc của mình. Do vậy, ông đã đúc nó vào trong câu lục ngôn, một câu đột nhiên ngắn lại như để ghim điều đau đáu của cõi lòng.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Con cò mà đi ăn đêm”

3. Kết bài

Dù được viết cách đây rất nhiều thế kỷ, nhiều ngôn từ đã trở nên xa lạ đối với người hiện đại nhưng “ Cảnh ngày hè vẫn dư sức vượt qua khoảng cách thời gian dày đặc, vượt qua rào cản ngôn ngữ để chạm tới trái tim người yêu thơ bây giờ. Tác phẩm là kết tinh của “ Ức trai tâm thượng quy khuê toả” – Lê Thánh Tông, là một chỉnh thể thi ca sống động, một kiến trúc ngôn từ cô đúc dư vang.

Đề thi học sinh giỏi Cảnh ngày hè

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè

Bài làm tham khảo

Nguyễn Trãi là cây đại thụ của làng thơ văn Việt Nam, là một vì sao sáng trên bầu trời đêm. Một trong những tác phẩm đã làm nên tên tuổi và sức sống của Nguyễn Trãi trong lòng dân tộc đó chính là bài thơ “ Cảnh ngày hè”.

“ Cảnh ngày hè” được ra đời trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn, về ở ẩn được thanh nhàn nhưng là nhàn thân, “ thân nhàn chứ tâm không nhàn”, được vui thú quê nhà nhưng là “ vui trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Bởi vậy, mở đầu bài thơ là bức tranh ngày hè rực rỡ, rộn rã:

“ Rỗi hóng mát thuở ngày trường”

Ngày hè hiện ra trong hình ảnh Ức Trai với tâm hồn thư thái, thanh thải trong một dịp nhàn rỗi hiếm hoi đang hóng mát “ thuở ngày trường” – một ngày dài dằng dặc, thời gian như ngưng đọng. Ngày dài, ấy là đặc trưng cho đêm ngắn ngày dài. Nhưng có chăng, đó chỉ là chuyện thời gian dài ngắn hay còn là chuyện của tâm hồn, của con người. Nhưng dù là chuyện gì đi chăng nữa, nó đều thể hiện một tình yêu say đắm, một tâm thế thanh nhàn, thảnh thơi, sảng khoái của Nguyễn Trãi. Qua tâm thế ấy, phong cảnh mùa hè ở làng quê được vẽ nên sống động, nhiều hình ảnh, mầu sắc, nhạc điệu:

“ Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.”

Trật tự thiên nhiên trải từ cao xuống thấp, điểm nhìn của thi sĩ cũng di chuyển từ tầng không, qua hiên nhà rồi xuống ao sen. Ở tầng nào của thiên nhiên, sức sống bên trong cảnh vật cũng như đang căng tràn. Trên cao, cây hoè “ đùn đùn” cuộn lên những lá chồi tươi tốt như “ rợp giương” cả một góc sân nhà. Dưới tán lá hoè xanh biếc có những khóm hoa lựu “ còn phun thức đỏ” tựa pháo hoa bừng sáng cả hiên nhà. Sự sống không chỉ tồn tại trong bông hoa mà còn như căng trào, tràn ra bên ngoài. Và dưới ao, hoa sen cũng hưởng ứng bằng sắc hồng đang độ ngát hương nhất – “ tiễn mùi hương”. Sự sống đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát một cách mạnh mẽ nhất của mỗi thảo mộc tưởng chừng như tĩnh tại. Tất cả là sự sống của thiên nhiên đang kì toàn thịnh:

Xem thêm:  Những nội dung Ngữ văn 10 có liên quan đến kì thi THPT Quốc Gia

“ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Nguyễn Trãi thật tinh tế khi bắt được một nhịp vận hành vô hình hối thúc của tạo vật. Thảo mộc nối tiếp liên tục từ cao xuống thấp, động thái liên tục từ trong ra ngoài, lá hoa hương tiếp ứng nhau, khẩn trương, vội vã. Loài này “ đang” thì loài kia “ đã”, hô ứng nhau, chen bước nhau gợi ra không khí các tạo vật đang đua nhau phô sắc khoe hương.

Bức tranh ngày hè toàn thịnh không những đầy mầu sắc mà còn ngập tràn cả âm thanh:

“ Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm về lầu tịch dương”

Ta nghe như đâu đây tiếng lao xao, náo nhiệt của chợ ngày hè. Chợ là biểu hiện rõ nhất của cuộc sống. Lúc đương đông là hình ảnh của cuộc sống sầm uất đi lên. Lúc chợ tàn là hình ảnh rã đám của cuộc sống đương đi xuống. Chợ “ lao xao” là âm thanh của làng quê không ngừng phát triển, ấm no, phồn thịnh. Cùng với âm thanh của cuộc sống sung túc, đủ đầy là bản nhạc ve trong khoảnh khắc tịch dương. Lúc tịch dương, dù là miềm sơn cước hay chốn chương đài người ta đều nghĩ đến không gian hiu quạnh cô tịch, sự sống đang dần tàn lụi. Nhưng, chiều “ tịch dương” trong thơ Nguyễn Trãi không như vậy. Không gian hiu quạnh cô tịch đã bị xua tan bởi bản nhạc ve “ dắng dỏi”. Tiếng ve inh ỏi như một bản đàn làm hoàng hôn cũng trở nên náo nhiệt.

Bản cầm ve hay cũng chính là bản nhạc lòng của Nguyễn Trãi, của một con người yêu dân hết lòng. Yêu dân bởi nghe âm thanh của cuộc sống phồn thịnh đi lên mà ngỡ tiếng ve “ dắng dỏi” là khúc nhạc du dương. Phép đảo ngữ, đặt những âm thanh “ lao xao”, “ dắng dỏi” lên đầu mỗi câu tạo nên điểm nhấn như phổ vào không gian cả một dàn âm thanh rộn rã. Cả làng ngư phủ “ lao xao chợ cá” nhờ thế mà trở nên phồn thịnh hơn.

Nguyễn Trãi đã đón nhận thiên nhiên bằng cả tâm hồn, ngắm cảnh nhưng vẫn lắng nghe, vẫn đón nhận những âm thanh thân thuộc của làng quê. Tâm hồn ấy không chỉ đơn thuần rung cảm vẻ đẹp thiên nhiên mà còn chan chứa tình yêu dân yêu nước. Đó là niềm hạnh phúc khi cuộc sống người dân sung túc đủ đầy, là khát vọng về một xã hội giàu có no đủ:

“ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương.”

Nếu có cây “ Ngu cầm” của vua Thuấn, ta sẽ gẩy khúc Nam phong cầu cho dân giàu đủ khắp muôn phương. Cặp câu kết đã mở ra cho chúng ta về lòng và chí của Ức Trai. Khát vọng thật cao đẹp nhưng còn đẹp hơn khi khát vọng ấy là ước mơ chung cho tất cả mọi người đều được no đủ, giàu có. Đó là ước mơ lớn, ước mơ ngang tầm với những bậc quân vương, ước mơ tầm cỡ Ngiêu Thuấn. Ước mơ là trong thơ, trong thế giới của những khát vọng riêng tư nhất nhưng cũng là khao khát sâu kín và cháy bỏng suốt cuộc đời Nguyễn Trãi. Vì nó mà ông phải trả một cái giá khá đắt bằng cả tính mạng và tôn tộc của mình. Do vậy, ông đã đúc nó vào trong câu lục ngôn, một câu đột nhiên ngắn lại như để ghim điều đau đáu của cõi lòng.

Dù được viết cách đây rất nhiều thế kỷ, nhiều ngôn từ đã trở nên xa lạ đối với người hiện đại nhưng “ Cảnh ngày hè vẫn dư sức vượt qua khoảng cách thời gian dày đặc, vượt qua rào cản ngôn ngữ để chạm tới trái tim người yêu thơ bây giờ. Tác phẩm là kết tinh của “ Ức trai tâm thượng quy khuê toả” – Lê Thánh Tông, là một chỉnh thể thi ca sống động, một kiến trúc ngôn từ cô đúc dư vang.

Bùi Thị Chung

                         ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 4 – …

Đọc tiếp

NGUYỄN TRÃI NHÀ TƯ TƯỐNG ‘LỚN, NHÀ VĂN LỚN 1 NGUYỄN TRÃI, MỘT NHÂN VẬT LỊCH SƯ KIỆT XUẤT, TOÀN…

Đọc tiếp

        SỞ GD&ĐT HÀ NỘI               KÌ  THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG  TRƯỜNG THPT QUẢNG OAI                                      Khóa ngày: 06-4-2019…

Đọc tiếp

        ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT Môn: NGỮ VĂN LỚP…

Đọc tiếp

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO     KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH               THANH HÓA                                         NĂM HỌC 2018-…

Đọc tiếp

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:   “Rồi hóng mát thuở ngày trường Hoè lục…

Đọc tiếp

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I  ĐỀ  THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG                  MÔN: NGỮ VĂN 10                  Năm học:…

Đọc tiếp

Bộ Đề thi kết thúc học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án. Đề đọc hiểu Tinh thần…

Đọc tiếp

Bộ đề kiểm tra học kì văn 10. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè,…

Đọc tiếp

Bộ đề kiểm tra học kì môn Ngữ văn khối 10. Đọc hiểu về ca dao, cảm nhận về vẻ…

Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 ,Môn: Ngữ văn 10 ( Chương trình chuẩn). Cảm nhận của anh…

Đọc tiếp

Đề thi học kì 1 ngữ văn 10.  Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Phân tích bài…

Đọc tiếp

Đề kiểm tra Ngữ văn 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.  CHỦ ĐỀ: THƠ TRUNG ĐẠI…

Đọc tiếp

“Đọc một câu thơ hay nghĩa là ta đã bắt gặp tâm hồn một con người”. Anh/ chị hãy làm…

Đọc tiếp

Đề thi hay và khó về hai bài thơ Cảnh ngày hè( Nguyễn Trãi) và Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão)…

Đọc tiếp

Đề thi học sinh giỏi về bài Cảnh ngày hè và Đọc Tiểu Thanh Kí Đề bài : Bàn về…

Đọc tiếp