Đề thi đánh giá năng lực sau đại học năm 2024

Ngày 06/5/2023, Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức Kì thi đánh giá năng lực (ĐGNL) với mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, gia tăng cơ hội trúng tuyển và phân loại tốt hơn năng lực của thí sinh. Đồng thời, cung cấp kết quả thi để các trường đại học khác sử dụng làm căn cứ xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2023.

Kỳ thi ĐGNL của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2023 đã có 4667 thí sinh tham dự thi các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Nhằm tạo điều kiện cho thí sinh lựa chọn được nhiều tổ hợp môn nhằm xét tuyển vào các ngành đào tạo khác nhau, Nhà trường tổ chức thi Tiếng Anh vào cả hai ca sáng, chiều và đồng thời xây dựng 02 bài thi tiếng Anh ở ca sáng và ca chiều là tương đương.

Mỗi bài thi ĐGNL của Trường ĐHSP Hà Nội đều có phần trắc nghiệm và phần tự luận. Để đảm bảo quá trình thi công bằng, khách quan, ban đề thi đã trộn ngẫu nhiên thứ tự các câu hỏi trắc nghiệm cũng như thứ tự các phương án lựa chọn (A, B, C, D), tạo thành 04 mã đề/bài thi. Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm và đáp án đúng tương ứng là giống nhau đối với mọi mã đề. Câu hỏi tự luận luôn ở cuối bài thi và như nhau đối với mọi mã đề. Do vậy, Nhà trường chỉ công bố 01 mã đề/bài thi như sau:

- Bài thi ĐGNL Toán của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2023: Đề thi chính thức và Đáp án.

- Bài thi ĐGNL Ngữ văn của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2023: Đề thi chính thức và Đáp án.

- Bài thi ĐGNL Tiếng Anh của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2023 (ca Sáng): Đề thi chính thức và Đáp án.

- Bài thi ĐGNL Tiếng Anh của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2023 (ca Chiều): Đề thi chính thức và Đáp án.

- Bài thi ĐGNL Vật lí của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2023: Đề thi chính thức và Đáp án.

- Bài thi ĐGNL Hóa học của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2023: Đề thi chính thức và Đáp án.

- Bài thi ĐGNL Sinh học của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2023: Đề thi chính thức và Đáp án.

- Bài thi ĐGNL Lịch sử của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2023: Đề thi chính thức và Đáp án.

- Bài thi ĐGNL Địa lí của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2023: Đề thi chính thức và Đáp án.

Dựa trên các đề thi và đáp án đã công bố, thí sinh có thể tra cứu câu hỏi, đáp án tương ứng và tự đánh giá kết quả làm bài của mình.

Nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào, nhiều trường đại học đứng ra tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ cho xét tuyển ĐH, CĐ. Vậy đó là những trường ĐH nào, điểm khác biệt của những kỳ thi này là gì? Hãy cùng huongnghiep.hocmai.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Điểm khác biệt giữa các kỳ thi ĐGNL hiện nay là gì?

STT Kỳ thi Cấu trúc đề thi Quy mô kỳ thi Phạm vi áp dụng Hình thức xét tuyển 1 Đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQGHN Xem thêm về kỳ thi Bài thi ĐGNL bao gồm 150 câu hỏi thực hiện trên máy tính, thời gian làm bài 195 phút, điểm thi tối đa 150 điểm. Cấu trúc đề thi gồm 3 phần nhằm đánh giá năng lực toàn diện của thí sinh. + Phần tư duy định lượng (toán học, thống kê và xử lý số liệu): 50 câu, thời gian làm bài 75 phút; + Phần tư duy định tính (văn học, ngôn ngữ): 50 câu, thời gian làm bài 60 phút; + Phần khoa học tự nhiên – xã hội (lý, hóa, sinh, sử, địa): 50 câu, thời gian làm bài 60 phút. Đặc biệt, khác với thi tốt nghiệp THPT sử dụng hình thức trắc nghiệm hoàn toàn, đề thi HSA của ĐHQGHN còn có các câu hỏi điền đáp án nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh. Tổ chức tại 60 trường ĐH phía Bắc. Danh sách các trường xét tuyển bằng điểm HSA Thí sinh sử dụng Giấy chứng nhận kết quả để đăng ký xét tuyển vào các trường mong muốn. 2 Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM Xem thêm về kỳ thi Gồm 3 phần với 120 câu hỏi, thời gian làm bài 150 phút theo hình thức trắc nghiệm 4 phương án lựa chọn. – Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu: gồm 30 câu hỏi – Ngôn ngữ: bao gồm 20 câu hỏi tiếng Việt và 20 câu hỏi tiếng Anh – Giải quyết vấn đề: gồm 50 câu Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý và Lịch sử. Bài thi được thực hiện trên phiếu trả lời. Tổ chức tại 17 tỉnh thành, với 35 đơn vị đại học phối hợp tổ chức Hơn 80 trường ĐH, CĐ khu vực phía Nam sử dụng trong xét tuyển Chi tiết danh sách Đăng ký nguyện vọng trực tiếp trên hệ thống xét tuyển của ĐHQG TP.HCM. Một số trường không sử dụng hệ thống xét tuyển này, thí sinh có thể nộp Giấy chứng nhận kết quả để xét tuyển vào trường. 3 Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội Xem thêm về kỳ thi Cấu trúc bài thi gồm 2 phần thực hiện trong 270 phút: Phần bắt buộc: + Toán (90 phút): Tự luận 3 bài (đánh giá khả năng trình này, quy trình giải); trắc nghiệm khách quan 25 câu. + Đọc hiểu (30 phút) chủ yếu là bài luận dài về kỹ thuật công nghệ (năng lượng gió, năng lượng, mặt trời, virut covid) – kiểm tra khả năng đọc hiểu. Phần tự chọn: + Tự chọn 1: Khoa học tự nhiên (90 phút): nội dung kiến thức trong chương trình THPT, gồm Lý – Hóa – Sinh . Sử dụng 1 đầu điểm cho tổ hợp KHTN. + Tự chọn 2: Tiếng Anh (có thể thi chiều – 60p): sự phân loại nhiều hơn kỳ thi THPT (Có thể quy đổi từ IELTS) ĐHBK phối hợp tổ chức cùng 7 trường ĐH khác 20 trường ĐH sử dụng kết quả trong xét tuyển Chi tiết danh sách Thí sinh lựa chọn một trong 3 tổ hợp sau khi xét tuyển vào ĐHBK: + K01: Toán + Đọc hiểu + Tự chọn 1 (Khoa học tự nhiên). + K02: Toán + Đọc hiểu + Tự chọn 2 (Tiếng Anh). + K00: Toán + Đọc hiểu + Tự chọn 1 + Tự chọn 2. 4 Bài thi đánh giá do Bộ Công an tổ chức Gồm 2 phần: – Phần trắc nghiệm gồm 2 phần: Phần nội dung gắn với kiến thức THPT theo tổ hợp xét tuyển và Phần trắc nghiệm kiểm tra khả năng tư duy logic, phán đoán của thí sinh. – Phần tự luận: Thí sinh có thể lựa chọn thi một trong hai môn Toán hoặc Ngữ văn. Xem thêm nhận định chi tiết về đề chi TẠI ĐÂY Áp dụng cho tuyển sinh khối ngành quân đội Phương thức tuyển sinh sẽ kết hợp giữa điểm thi đánh giá và điểm thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, điểm thi đánh giá chiếm tỉ lệ 60%, điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm tỉ lệ 40%. 5 Đánh giá năng lực của ĐH Sư phạm Hà Nội Xem thêm về kỳ thi Gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn học: – Bài thi Toán gồm 31 câu hỏi (28 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận), thời gian làm bài trong 90 phút. – Bài thi Ngữ văn gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu liên quan đến bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học. – Bài thi Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý gồm 29-30 câu hỏi (28 câu trắc nghiệm, còn lại là tự luận), thời gian làm bài trong 60 phút.Áp dụng cho tuyển sinh ĐHSPHN Xét kết hợp giữa điểm học bạ THPT và điểm thi Đánh giá năng lực. Xem chi tiết phương án tuyển sinh6 Đánh giá năng lực chuyên biệt của ĐH Sư phạm TP.HCM Xem thêm về kỳ thi Gồm 6 bài thi. Bao gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và tiếng Anh. – Bài thi Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học gồm 50 câu hỏi (35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu trả lời ngắn) trong thời gian 90 phút. – Bài thi Ngữ Văn bao gồm 20 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 câu nghị luận xã hội độ dài khoảng 600 từ trong thời gian 90 phút, – Bài thi Đánh giá năng lực tiếng Anh gồm 4 phần ứng với 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong thời gian làm bài 180 phút. Bài thi sử dụng hình thức đánh giá năng lực tiếng anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam. Tuyển sinh vào các trường ĐHSP TP.HCM và ĐHSPHN Thí sinh lựa chọn một hoặc một số bài thi để xét tuyển vào ngành học mong muốn. Điểm đặc biệt của bài thi này là kết quả thi có thể được bảo lưu để xét tuyển trong vòng 2 năm.

Các kỳ thi, hình thức tuyển sinh thay đổi liên tục phải chăng đang khiến các sĩ tử “quay cuồng” giữa một rừng thông tin không phân biệt được đúng, sai? Đứng trước “ma trận” phương thức xét tuyển hiện nay, có lẽ bất cứ học sinh, phụ huynh nào cũng cảm thấy bối rối. Với mong muốn hỗ trợ học sinh giải quyết những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình chọn ngành, chọn trường cũng như tìm ra định hướng học tập, thi cử tối ưu nhất, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Qua đó, thí sinh và phụ huynh được trao đổi, lắng nghe những tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu của HOCMAI để chọn ra ngành học, trường đại học phù hợp nhất với điểm số, thành tích, sở thích… của bản thân.

Chủ đề