De thi Công nghệ lớp 7 cuối học kì 2

Tài liệu 4 Đề thi Học kì 2 Công nghệ 7 Đề 2 năm học 2021 - 2022 được tổng hợp, cập nhật mới nhất từ đề thi môn Công nghệ 7 của các trường THCS trên cả nước. Thông qua việc luyện tập với đề thi Công nghệ 7 Học kì 2 này sẽ giúp các em học sinh hệ thống kiến thức đã học, ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi Công nghệ lớp 7. Chúc các em học tốt!

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Công nghệ lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

I.Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Trong những năm tới đây nước ta phấn đấu đưa diện tích sử dụng mặt nước ngọt tới bao nhiêu %?

A. 40%.

B. 50%.

C. 60%.

D. 70%.

Câu 2: Phân đạm, phân hữu cơ thuộc loại thức ăn nào dưới đây?

A. Thức ăn tinh.

B. Thức ăn thô.

C. Thức ăn hỗn hợp.

D. Thức ăn hóa học.

Câu 3: Nước có màu đen, mùi thôi có nghĩa là:

A. Nước chứa nhiều thức ăn, đặc biệt là thức ăn dễ tiêu.

B. Nước nghèo thức ăn tự nhiên.

C. Chứa nhiều khí độc như mêtan, hyđrô sunfua.

D. Tất cả đều sai.

Câu 4: Độ trong tốt nhất cho tôm cá là:

A. 90 – 100 cm.

B. 10 – 20 cm.

C. 20 – 30 cm.

D. 50 – 60 cm.

Câu 5: Trong các loại thức ăn dưới đây, loại nào là thức ăn tự nhiên của tôm cá?

A. Tảo đậu.

B. Rong đen lá vòng.

C. Trùng túi trong.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Mục đích của việc bảo quản sản phảm tôm, cá là:

A. Hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.

B. Đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.

C. Đảm bảo mật độ nuôi.

D. Cả A và B đều đúng. 

Câu 7: Cá gầy là cá có đặc điểm:

A. Đầu to.

B. Thân dài.

C. Đẻ nhiều trứng.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 8: Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào thời điểm:

A. Buổi sáng lúc nhiệt độ xuống thấp.

B. Buổi chiều.

C. Buổi trưa.

D. Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao.

Câu 9: Cá để ở nhiệt độ từ 2 – 8 ⁰C có thể giữ được trong:

A. 5 – 7 ngày.

B. 3 ngày.

C. 4 – 5 ngày.

D. 10 ngày.

Câu 10:  Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái sinh sản trong giai đoạn nuôi con?

A. Hồi phục cơ thể sau đẻ và chuẩn bị cho kì sinh sản sau.

B. Chuẩn bị cho tiết sữa sau đẻ.

C. Tạo sữa nuôi con.

D. Nuôi cơ thể.

Câu 11: Bò bị say nắng là do nguyên nhân:

A. Cơ học

B. Lí học

C. Hóa học

D. Sinh học

Câu 12: Biện pháp nào dưới đây không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người?

A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.

B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.

C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.

D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.

Câu 13: Điền các từ: “kinh tế, nước ngọt, số lượng, tuyệt chủng” vào chỗ trống trong các câu sau đây:

- Các loài thủy sản (1)… quý hiếm có nguy cơ (2)… như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá tra dầu.

- Các bãi đẻ và (3)… cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống song Hồng, song Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá (4)… những năm gần đây so với trước.

II.Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Trình bày mục đích và phương pháp chế biến thủy sản?

Câu 2: (2 điểm) Vắc xin là gì? Tác dụng của vắc xin? Lấy ví dụ 1 số loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi mà em biết?

Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu các bước tiến hành nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều?

Đáp án

I.Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

C

B

C

C

D

D

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

D

D

B

B

B

A

Câu 13: (1 ý = 0,25 điểm)

(1): nước ngọt

(2): tuyệt chủng

(3): số lượng

(4): kinh tế

II.Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1:

- Mục đích: Chế biến sản phẩm thủy sản nhằm tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Các phương pháp:

   + Phương pháp thủ công.

   + Phương pháp công nghiệp.

Câu 2:

Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể.

Các loại vắc-xin: Vắc-xin dịch tả lợn…

Vắc-xin có thể là các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, khi đưa vào cơ thể không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Vắc-xin cũng có thể là các vi sinh vật bị bất hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật.

Câu 3:

- Bước 1: Nhận xét ngoại hình.

   + Loại hình sản xuất trứng thể hình dài.

   + Loại hình sản xuất thịt thể hình ngắn.

- Bước 2: Đo một số chiều đo để chọn gà mái.

   + Đo khoảng cách giữa hai xương háng lọt 3 ngón tay là gà đẻ trứng to.

   + Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà lọt 3 đến 4 ngón tay gà đẻ trứng to.

Mời quí vị độc giả tải bộ đề thi Công nghệ Lớp 7 Học kì 2 năm 2021 để xem đầy đủ và chi tiết!

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

1. Hãy chọn câu trả lời đúng các câu sau:

 Câu 1: Tại sao phải trồng cây rừng ở thành phố, khu công nghiệp?

A. Ngăn gió bụi

B. Làm trong sạch không khí

C. Giảm tiếng ồn

D. Hạn chế xói mòn, sạt lở đất

Câu 2: Sự biến đổi nào sau đây là dấu hiệu của sự phát dục ở vật nuôi?

A. Thể tích của dạ dày bò tăng 0,5 lít

B. Xương ống chân dê dài 5 cm

C. Bò sữa bắt đầu có khả năng tiết sữa

D. Gà trống biết gáy

Câu 3: Có thể áp dụng hình thức xen canh với loại cây trồng nào sau đây?

A. Cà phê xen sầu riêng

B. Ngô xen đậu tương

C. Đu đủ xen rau ngót

D. Tăng sản phẩm thu hoạch

Câu 4: Biện pháp nào sau đây góp phần bảo vệ rừng

A. Không phá hoại cây xanh

B. Tuyên truyền về vai trò của rừng

C. Xả rác bừa bãi

D. Săn bắt động vật quý hiếm

2. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu 5: Thức ăn vật nuôi nào sau đây giàu Protein?

A. Bột cá, giun đất

B. Giun đất, rơm

C. Đậu phộng, bắp

D. Bắp, lúa

Câu 6: Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì?

A. Tăng nhanh đàn vật nuôi

B. Phát huy tác dụng của chọn lọc giống

C. Kiểm tra chất lượng vật nuôi

D. Hoàn thiện đặc điểm của giống vật nuôi

Câu 7: Mục đích chính của vệ sinh chăn nuôi?

A. Dập tắt dịch bệnh nhanh

B. Khống chế dịch bệnh                 

C. Phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe vật nuôi

D. Ngăn chặn dịch bệnh

Câu 8: Đặc điểm của gà đẻ trứng to là:

A. Thể hình ngắn, khoảng cách giữa 2 xương háng để lọt 2 ngón tay trở lên.

B. Thể hình ngắn, khoảng cách giữa 2 xương háng để lọt 3 ngón tay trở lên.

C. Thể hình dài, khoảng cách giữa 2 xương háng để lọt 2 ngón tay trở lên.

D. Thể hình dài, khoảng cách giữa 2 xương háng để lọt 3 ngón tay trở lên.

Câu 9: Nhổ bỏ một số cây yếu, cây bị sâu bệnh nhằm:

A. Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng

B. Chống ngã đổ cây

C. Đảm bảo mật độ khoảng cách cây trồng

D. Diệt trừ sâu bệnh hại

Câu 10: Điều kiện nơi lập vườn gieo ươm cây rừng là:

A. Đất sét

B. Xa nơi trồng rừng

C. Độ pH 3-4

D. Đất thịt nhẹ

Câu 11: Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn bao nhiêu % trữ lượng gỗ của khu rừng khai thác

A. 25%

B. 35%

C. 40%

D. 45%

Câu 12: Bước nào không có trong quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần?

A. Rạch bỏ vỏ bầu

B. Tạo lỗ trong hố

C. Lấp đất

D. Nén đất

II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Nêu cách thu hoạch các loại nông sản sau đây: lúa, khoai lang, đậu xanh, cà rốt.

Câu 2: (2 điểm)

a. Những loại rừng nào không được khai thác trắng?

b. Rừng ở nơi đất dốc lớn hơn 15 độ có được khai thác trắng hay không? Giải thích? 

Câu 3: (2 điểm)

Thế nào là một giống vật nuôi? Hãy kể tên một số giống vật nuôi mà em biết?

Câu 4: (2 điểm)

Gà trống có thể ăn được những thức ăn gì? Thức ăn được gà tiêu hóa và hấp thu như thế nào?

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Đúng mỗi câu đạt 0,25đ

CÂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

ĐÁP ÁN

ABC

CD

ABC

CD

A

B

C

D

C

D

B

A

II. Phần tự luận (7 điểm)

CÂU

GỢI Ý TRẢ LỜI

ĐIỂM

1

Nhổ: Cà rốt

Đào: Khoai lang

Cắt: Lúa

Hái: Đậu xanh

1 điểm

2

a. Rừng không được khai thác trắng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

b. Rừng ở nơi đất dốc lớn hơn 15 độ không được khai thác trắng.

Giải thích: vào mùa mưa tốc độ dòng chảy lớn, dễ xảy ra xói mòn, rửa trôi, gây ra sạt lở, lũ lụt. Công tác trồng lại rừng gặp nhiều khó khăn.

0.5 điểm

0.5 điểm

1 điểm

3

Giống vật nuôi là sản phẩm do con nguời tạo ra. Mỗi giống vật nuôi có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính di truyền ổn định và có số lượng cá thể nhất định.

Một số giống vật nuôi: HS tự kể

1 điểm

1 điểm

4

Thức ăn của gà: thóc, ngô, cám, sâu bọ...

Sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở vật nuôi

- Nước được hấp thu qua vách ruột vào máu

- Protein hấp thu dưới dạng axit amin

- Lipit hấp thu dưới dạng glyxerin và axit béo

- Gluxit hấp thu dưới dạng đường đơn

- Muối khoáng hấp thu dưới dạng ion khoáng

- Vitamin hấp thu qua vách ruột vào máu

0.5 điểm

1.5 điểm

Video liên quan

Chủ đề