Để răn đây con cháu ông cha ta từng khẳng định

Contents

  1. Video chúng ta phải yêu quý đất đai vì tấc đất tấc
  2. Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng
  3. Tổng hợp để răn dạy con cháu ông cha ta từ khẳng định câu tấc đất tấc vàng
    1. Bình luận về câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng Bài làm 1
    2. Bình luận về câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng Bài làm 2
    3. Bình luận về câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng Bài làm 3
    4. Bình luận về câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng Bài làm 4
    5. Bình luận về câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng Bài làm 5

Dưới đây là tổng hợp để răn dạy con cháu ông cha ta từ khẳng định câu tấc đất tấc vàng muốn nói đến yếu tố nào sau đây mới nhất được tổng hợp với wikisecret cho các bạn tham khảo hãy theo dõi ngay bên dưới nhé

Video chúng ta phải yêu quý đất đai vì tấc đất tấc

https://youtu.be/YYlX2Umrkxk

Tổng hợp những bài làm văn bình luận về câu tục ngữTấc đất tấc vàng hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn bình luận về câu tục ngữ thật hay. Chức các bạn luôn luôn học tập tốt nhé!

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

1. Mở bài

Người xưa đúc kết kinh nghiệm và gửi gắm vào những câu tục ngữ.

Bàn về giá trị của đất đai, tục ngữ Việt Nam có câu: Tấc đất tấc vàng.

2. Thân bài

Giải thích: tấc đất, tấc vàng là gì?

=> Câu tục ngữ nêu bật giá trị vô cùng quý báu của đất đai.

Vì sao tấc đất quý như tấc vàng? (đất đai dùng để trồng trọt, sinh sống, xây nhà dựng cửa, nơi thân thương của mỗi con người)

Phải làm gì để phát huy giá trị của đất đai? (bảo vệ, sử dụng hợp lí)

3. Kết bài

Bài học cho thế hệ trẻ: quý trọng đất đai, chăm chỉ lao động khai thác tiềm năng.

Bảo vệ môi trường đất

Tổng hợp để răn dạy con cháu ông cha ta từ khẳng định câu tấc đất tấc vàng

Bình luận về câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng Bài làm 1

Người xưa thường nói rằng Tấc đất tấc vàng để nói lên sự quý giá của đất đai, bởi có đất đai thì với bàn tay khối óc của mình con người có thể tạo ra vô cùng nhiều của cải vật chất, quý giá như vàng bạc.

Tấc đất là gì? Chính là đơn vị đo lường tính toán của người nông dân nước ta từ thời xưa.
Vàng chính là một kim loại vô cùng quý giá, cứ cái gì quý con người ta luôn so sánh với vàng như thời gian là vàng, tấc đất tấc vàng, nhằm khẳng định đất đai là một thứ vô cùng quý giá.

Thông qua câu tục ngữ này người dân nước ta muốn nhắn gửi cho con cháu mình phải biết yêu quý đồng ruộng biết yêu quý mảnh đất quê hương, bởi khi chúng ta có đất trong tay chúng ta có thể gây dựng nên sự nghiệp tạo nên cơ đồ cho mình,không lo nghèo khổ, đói kém chỉ cần con người biết cố gắng chăm chỉ mà thôi.

Câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng dù là thời xưa hay thời nay thì vẫn luôn đúng. Thời xưa người nông dân có đất thì có thể tự do cày cấy trồng trọt, chăn nuôi, tạo ra hoa màu, lúa gạo cho bản thân mình, không cần phải đi làm thuê cuốc mướn cho địa chủ sống cuộc sống ở đợ, người hầu kẻ hạ, nô lệ cho người khác một cách khốn khổ.

Trên mảnh đất đó, người nông dân có thể gieo cấy quanh năm, thâm canh tăng vụ tạo ra lúa gạo hoa thơm quả ngọt, cuộc sống nhờ đó mà sung túc không lo cái căn cái mặc. Không lo nghèo khó, thiếu tốn, như trong thời phong kiến, người dân không có mảnh đất cắm dùi, nghèo khó, phải đi ở đợ, làm thuê cho những gia đình giàu có là địa chủ, quanh năm thiếu thốn, bán mặt cho trời bán lưng cho đất nhưng vẫn nghèo khổ.
Đất là thứ vô cùng cần thiết với mọi người, mọi nhà. Nó còn là tài sản của cả một quốc gia thể hiện sự chủ quyền của cả một dân tộc. Trong thời kỳ kháng chiến bảo vệ quê hương tổ quốc, bảo vệ từng nắm đất của quê hương thoát khỏi kiếp nô lệ, lầm than của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Biết bao người dân của chúng ta, bao nhiêu anh hùng dân tộc đã hy sinh, ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương.

Biết bao nhiêu gian khổ, khó khăn chông gai thử thách để có được một cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Câu nói Tấc đất tấc vàng hoàn toàn đúng đắn bởi người dân Việt Nam chúng ta đã phải hy sinh rất nhiều vì mảnh đất quê hương, để bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Đất đai, ruộng vườn nhà cửa tất cả đều là những tài sản vô giá của con người. Người nào nắm trong tay nhiều đất đai người đó giàu có.

Ở thành phố, những nơi đông đúc những người có nhiều bất động sản chính là những đại gia thật sự bởi đất đai chính là tiền vàng, là quyền lực vạn năng của người dân.

Câu tục ngữ Tấc đất, tấc vàng đã khẳng định vai trò, giá trị vô cùng quan trọng, lớn lao của đất đai. Nó quý hơn cả vàng chứ không phải chỉ đơn giản là quý như vàng.

Nó nhằm nhắc nhở, khuyên nhủ con người phải biết trân trọng, bảo vệ, giữ gìn những mảnh đất quê hương, không được bỏ đất hoang phí, không được phá hoại đất đai, điều đó thật sự có tội với cha ông đi trước đã hy sinh thân mình để bảo vệ từng nắm đất của dân tộc mình.

Muốn đất đai quanh năm màu mỡ, xanh tốt thì cần chăm sóc, bón phân vun trồng thường xuyên có như vậy đất mới được nuôi dưỡng không trở thành đất bỏ hoang, bạc màu.

Trong thời bình, nhiều cánh rừng của nước ta bị lâm tặc tàn phá nặng nề, nhiều vùng đất bỏ hoang không có người canh tác, khiến cho đất bị bạc màu, xói mòn trở thành những cánh rừng trọc. Đó chính là một tổn thất vô cùng lớn của quốc gia. Thể hiện sự lãng phí của con người với tài nguyên vô cùng quý giá đó chính là đất.

Dân số của nước ta ngày càng tăng lên nhanh chóng, nếu chúng ta tiếp tục lãng phí tài nguyên đất như hiện nay sẽ đến lúc người dân không có đất mà ở không có đất canh tác, thì sẽ thật đáng báo động.

Bình luận về câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng Bài làm 2

Những bài học giá trị, những kinh nghiệm, những món quà tặng tinh thần vô của ông cha ta để lại là vô cùng to lớn, nhưng bên cạnh đó là những giá trị vật chất cũng đồ sộ không kém, điều đó làm ta thêm tự hào về lịch sử và có lẽ điều đó. Bên cạnh đó, câu tục ngữ tấc đất, tấc vàng đã ra đời để một lần nữa nhắc nhở con cháu về những công lao mà phải vất vả mới có được, khiến tất cả chúng ta phải suy nghĩ về trách nhiệm gìn giữ và phát huy nó.

Câu tục ngữ kia mặc dù vô cùng ngắn gọn, nó mang một nghĩa khái quát, ẩn chứa sau sự quý giá vật chất, là đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thời đại, có một cơ đồ gây dựng sự nghiệp, ở đó có những con người dòng máu đỏ da vàng đang ngày ngày cống hiến, lao động để phát triển đất nước trong thời bình, bỏ lại những tàn tích những cuộc chiến tranh xâm lược, họ đã chiến đấu oanh liệt, ngoan cường, đoàn kết để mang lại nền hòa bình cho dân tộc, công lao của tất cả đều đáng được trân trọng.

Trong câu đã nhắc tới hai từ đặt cạnh nhau để nâng sự so sánh ngang bằng, nêu bật được giá trị của Đất là những vùng đất đai rộng lớn,có thể có người ở hoặc không,có thể là chỉ một vùng lãnh thổ quốc gia, một quê hương, một gia đình, còn khái niệm còn lại từ Vàng ai cũng đều hiểu đó là tiền bạc, có thể nói là những thứ quý giá hơn tiền giấy mà con người ta dùng nó để phục vụ cho sự sinh sống, để trao đổi. Sự đo lường thông minh, sát thực của nhân dân ta đã thể hiện rõ qua từ tấc, những thứ mà ta có được khi có đất cũng vô cùng to lớn sánh ngang với tiền, vàng kia. Nhờ những mảnh đất, nước ta có một nền nông nghiệp phát triển, thuận lợi cho chăn nuôi, trồng trọt, có thể xây dựng được những ngôi nhà, làm ra được những sản phẩm để rồi mục đích cuối chính là lại làm ra được đồng tiền. Một lần nữa,những khẵng định trong câu tục ngữ đã để lại trong ta những suy nghĩ cần thiết rằng không chỉ có vàng mới có thể sinh sống được mà đất vẫn có thể sinh sống và làm ra được vàng, bỏ dần đi những suy nghĩ phiến diện chỉ có tiền mới quý, mới có tất cả trong tay.

Đất dù có ít, nhưng với sức sáng tạo, khả năng của con người, có thể được khai thác tối đa, gián tiếp đã làm ra được mọi thứ. Giờ đây, khi sống trên chính mảnh đất của ông cha ta, thế hệ đi trước đã vun đắp, ta càng cảm thấy Đất ấy đó chính là một vật vô giá đại diện cho lịch sử, đại diện cho những thứ còn quý hơn cả vàng. Đã có những cơ đồ, những tấc đất giá trị, nhưng con người nếu vẫn không biết khai thác mà coi thường, rồi chỉ quay sang ỷ lại, phục tùng vào vàng bạc rồi sẽ đến một ngày khi của cải ra đi, họ sẽ sớm phải hối hận không còn gì để sinh sống, con người mới biết rằng đất mẹ vẫn hiền từ nhưng đã cằn cỗi, già đi, dần chai đi, mất dần sự hiệu quả, việc tận dụng, việc sản xuất, việc làm kinh tế ở đó cũng khó khăn hơn trước chỉ vì thiếu đi sự chăm sóc.

Lãng quên cũng đáng trách nhưng hoang phí, sử dụng bừa bãi, phá hoại, buôn bán,trao đổi không chính đáng lại càng đáng trách hơn, bởi mỗi một mảnh đất là xương, là máu, là mồ hôi của bao nhiêu con người hàng thập kỉ đã để lại, đã bồi dưỡng nên những tấc đất giàu giá trị để coi rằng giá trị của ta vẫn còn, khi còn có đất có thể làm ra tất cả nhưng có khi vàng kia ta có thì không thể. Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu người ta thương vừa trêu vừa thật rằng: Không có tiền thì cạp đất mà ăn, cũng muốn thông qua đó với độc giả cùng cảm nhận, nói hết lên được tầm quan trọng của đất hơn nữa. Qua tất cả, ta phải biết trân trọng những gì mình đang có, dùng trí sáng tạo, sự chăm chỉ cần cù để làm ra những sản phẩm giàu giá trị hơn, để sinh sống để càng ngày càng đưa xã hội đi lên hơn.

Đất nước càng phát triển, cùng với những di tích của chiến tranh, con người và nhân loại đang phải cùng đối mặt với hết thảy những sự tha hóa của tự nhiên, trong đó có quà tặng cuộc sống tuyệt vời là đất. Giờ đây, trách nhiệm không của riêng ai, mỗi chúng ta công dân phải biết trách nhiệm không nặng nề nhưng quan trọng là nuôi tình yêu, giữ gìn và bảo vệ đất đai, bảo vệ Trái Đất. Vì Đất là Tổ quốc thiêng liêng, là nhà, là nguồn sống của chúng ta mà ta yêu quý gọi là:Tấc đất, tấc vàng.

Bình luận về câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng Bài làm 3

Không ở đâu trên thế giới, văn hóa văn học dân gian lại đa dạng và phong phú như ở đất nước Việt Nam. Qua mỗi câu tục ngữ, ca dao, ông cha ta lại đặt trong nó một bài học quý giá mà hàng trăm năm nay nó vẫn nguyên giá trị. Câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng của ông cha ta từ ngàn xưa, nay càng ngẫm ta càng thấy đúng.

Với một quốc gia đi lên từ nền văn minh lúa nước với sản xuất nông nghiệp là chính như nước ta, đất đai được coi là là tài sản quý giá nhất của người nông dân. Theo nguyên lí của các đơn vị đo lường, một tấc tương đương với 10cm. Đất là một trong những tài nguyên cơ bản của Trái đất. Đất cung cấp cho loài người không gian cư trú, không gian lao động sản xuất và là nguồn chứa các loại dinh dưỡng giúp nuôi sống cây cỏ, muôn loài. Vàng là một loại nguyên tố hóa học hiếm, thể rắn, có màu ánh vàng, giá trị rất cao. Vậy, nếu hiểu theo nghĩa đen, đất được ví như vàng, 1 tấc đất tương đương với 1 tấc vàng. Tuy câu tục ngữ dùng biện pháp phóng đại, bởi trong thực tế, giá trị 10cm đất không thể bằng 10cm vàng nhưng nó mang ẩn ý rằng, đất là thứ tài nguyên vô cùng quý giá.

Giá trị của đất trước hết nằm ở việc nó là loại tài nguyên hữu hạn, trong khi đó con người không có khả năng tạo ra đất. Mặt khác, con người không thể sống trên bầu trời như loài chim hay dưới đáy biển như cá, cũng không thể lơ lửng trên không gian hay tới các hành tinh khác ngoài Trái Đất. Do đó, đất là không gian cư trú và sản xuất duy nhất, tạo ra nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Đất đai là tư liệu chính của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Người Việt Nam từ xưa tới nay luôn tự hào có rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu. Gần 4000 năm lịch sử, trên mảnh đất hình chữ S lúa trổ bông vàng, củ khoai, củ sắn, rau xanh cũng từ đất mà ra. Và cũng tại mảnh đất ấy, ông cha ta đã bỏ lại một phần cơ thể, bỏ lại tuổi xuân, tình yêu để cuối cùng giữ lấy đất đai mà tổ tiên ta khi xưa để lại. Biết bao chiến sĩ bộ đội anh hùng ngã xuống để đất nước Việt Nam vực dậy và xanh tươi nhường này! Đất không chỉ là một tài nguyên mà còn mang trong nó sự linh thiêng. Tổ tiên, ông cha ta nằm trong đất. Khi già và chết đi, ta còn nơi nào để trở về ngoài Đất Mẹ vĩ đại kia? Vì vậy, con người phải biết tôn trọng và trân trọng đất.

Đất đai quý giá. Nhưng để đất phát huy giá trị của nó cần hơn những đôi tay lao động sáng tạo của con người. Chỉ khi nào con người biết chăm bón, vun xới, dẫn nước lúc đó đất mới thật sự là tấc vàng.

Tuy nhiên thực trạng bỏ ruộng, bỏ đất hoang, đồi trọc như ngày nay không chỉ khiến cho nguồn tài nguyên đất bị lãng phí mà còn cho thấy sự vô trách nhiệm của con người. Vai trò của Nhà nước trong quản lí và sử dụng tài nguyên đất rất quan trọng. Suốt những năm tháng chiến tranh, đa phần đất đai bị tàn phá nặng nề, nhiễm nhiều chất độc và các chất kim loại nặng. Cùng với đó, ngày nay, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi khiến đất bị xói mòn, bạc màu nghiêm trọng. Tuy rằng chính sách khai hoang, lấn biển; giao đất giao rừng của Nhà nước phần nào giúp đất đai phục hồi trở lại. Song, nhìn chung nước ta vẫn chưa phát huy được tối đa giá trị mà đất mang lại. Vì vậy, đòi hỏi cơ quan chức năng cần có những giải pháp khuyến khích phát triển đất hơn nữa để người nông dân có thể tận thu giá trị của nguồn tài nguyên quý giá này.

Câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng vẫn sẽ mãi còn nguyên giá trị của nó. Đất có thể không phải là vàng, nhưng nó có khả năng tạo ra rất nhiều của cải vật chất. Chỉ có điều, ta có biết cách làm hay không mà thôi.

Bình luận về câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng Bài làm 4

Đất đai là tài sản quý giá nhất của người nông dân. Tấc đất tấc vàng câu tục ngữ của ông cha ta từ ngàn xưa càng ngẫm càng thấy đúng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa và chứng minh xem tại sao nó đúng!

Câu tục ngữ đúng về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ở đây, tấc là đơn vị đo lường. 1 tấc tương đương với 10 xen-ti-mét. Đất là một dạng tài nguyên của trái Đất, cung cấp cho loài người không gian cư trú, sản xuất và là nơi nuôi sống cây cỏ, muôn loài. Thiếu đất, mọi vật không thể tồn tại. Còn vàng, là một loại nguyên tố hóa học, dạng thể rắn, mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, có giá trị rất cao. Câu tục ngữ thuộc dạng so sánh. Hiểu theo nghĩa đen, đất được ví như vàng, 1 tấc đất có gia trị tương đương với 1 tấc vàng. Trong thực tế, giá trị 10cm đất không thể bằng 10cm vàng nhưng hiểu theo nghĩa sâu xa thì hoàn toàn có thể. Câu tục ngữ này ngụ ý rằng, đất là thứ tài nguyên vô cùng quý giá cần được con người chăm sóc, cải tạo và có phương án sử dụng một cách hiệu quả.

Vậy đất có giá trị gì? Trước hết, đất là thứ tài nguyên mà con người không có khả năng tạo mới. Con người có thể tạo ra cây mới bằng nhân giống vô tính, có thể tạo ra cá thể người bằng sinh sản vô tính hay phục sinh loài khủng long. Nhưng con người không thể tạo ra đất. Thứ hai, đất là không gian cư trú và sản xuất duy nhất, cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Con người không thể sống ngoài không gian hay tới các hành tinh khác ngoài Trái Đất. Thứ ba, đất không phải vô hạn. Trái Đất chỉ có 1/3 là đất, trong khi dân số ngày càng đông đúc hơn. Thứ tư, đất đai là tư liệu chính của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Nước Việt hơn 4000 năm nay canh tác nông nghiệp trên vùng đất trù phú là nhờ có đất. Và đặc biệt hơn cả, tại mảnh đất này, ông cha ta đã vất vả, hi sinh máu thịt để giữ chủ quyền đất đai cho dân tộc. Biết bao chiến sĩ bộ đội anh hùng đang nằm dưới đất Mẹ để đất nước Việt Nam tươi đẹp nhường này! Chẳng thế mà, đất đai quý giá, và nó còn quý giá hơn nếu có đôi tay lao động sáng tạo của con người. Con người chăm bón, vun xới, rẽ luống, đào mương, dẫn thủy nhập điện làm cho đất thêm màu mỡ. Lúc ấy mới thật sự là tấc đất, tấc vàng.

Đất quý là thế, nhưng bao nhiêu người biết được giá trị đích thực của nó. Có câu ca dao thế này:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Người Việt cũng thường nói: Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu. Ấy vậy mà nhiều người vẫn không biết cách biến đất thành vàng, bỏ ruộng, bỏ đất hoang, đồi trọc, khiến cho nguồn tài nguyên bị lãng phí. Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Do đó, vai trò của Nhà nước rất quan trọng. Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ giúp cho nền nông nghiệp nước ta phục hồi trở lại. Tuy nhiên vẫn cần có nhiều giải pháp tích cực và thiết thực hơn nữa để khuyến khích người dân tận thu nguồn tài nguyên này. Hơn nữa, Nhà nước cần tuyên truyền sâu rộng để người dân biết cách phát huy giá trị đất đai.

Dù hiện tại hay nhiều thập kỉ về sau, câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng vẫn sẽ còn nguyên giá trị của nó. Đất có thể tạo ra tất cả, kể cả vàng. Đất có tổ tiên, cha ông ta nằm trong đó. Đất Mẹ cũng là nơi đón nhận ta khi ta già và chết đi. Đất không chỉ là một tài nguyên mà còn là sự linh thiêng. Vì vậy, con người phải biết tôn trọng đất, đừng bao giờ để đất lãng phí.

Bình luận về câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng Bài làm 5

Trong kho tàng ca dao dân ca mà cha ông ta để lại, biết bao những kinh nghiệm được đúc rút. Câu tục ngữ: Tấc đất tấc vàng cũng vậy. Câu tục ngữ là lời dặn để đời, đất đai là rất quí, là rất quan trọng, con người trong cuộc sống cần quí trọng và nâng niu những tấc đất mà cha ông ta đã đánh đổi bằng những sương máu để bảo vệ.

Tấc là đơn vị đo lường của nhân dân ta từ thuở xưa. Ngày trước, người ta có cách gọi là tấc đất- độ chia nhỏ nhất trong đơn vị tính. Tấc vàng, cũng là một cách gọi, cách phân chia trong lịch sử. Tấc đất được sánh ngang với Tấc vàng có thể thấy được giá trị quan trọng của đất đai. Từ xưa, con người ta tăng lên về số lượng chứ số đất không tự tăng lên.

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu

Câu ca dao nhằm nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của đất, việc sử dụng đất của con người. Con người suy cho cùng sinh ra trên mặt đất, cuối cùng lại về với lòng đất. Suốt quá trình sinh sống, đất làm nhà, đất đào ao thả cá, đất trồng lúa trồng ngô, Rồi tự lòng đất, bao khoáng sản, bao nguồn nước trở thành tài nguyên quí giá của con người. Đất nói cách này hay cách khác đều đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam từ xưa đến nay.

Đất còn là căn cứ, là nơi nuôi chứa bao thế hệ trong cuộc cách mạng của dân tộc. Đất đào hào, đất làm bếp Hoàng Cầm để bộ đội ta có những bữa ăn đầy đủ. Đất là đệm, trời là chăn là màn trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Đất cũng là một vũ khí đánh giặc khi đất có thể cắm được chông, đào các hố đặt bẫy kẻ thù. Theo chiều dài lịch sử, đất luôn tồn tại cùng người dân Việt Nam. Có khi đất lại là nơi an giấc thiên thu của các chiến sỹ, đất gồng mình chống chịu chiến tranh, đất hiên ngang, không bị khuất phục.

Trong quá trình công nghiệp hóa, đất lại trở thành lực lượng tiên phong đi đầu trong quá trình ấy, bao nhà máy, bao công xưởng mọc lên, mẹ đất lại lần nữa đổi mình. Bao nhà cao tầng, bao hành động vẫn đang diễn ra, bao mũi khoan vẫn đang đi sâu vào lòng đất để tìm ra những tài nguyên mới cho đất nước. Đất đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

Câu tục ngữ từ xưa để lại đến nay suy cho cùng vẫn chính xác, như nghĩa mà nó biểu đạt. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên vô tận, song không thể tái sinh. Đất với mọi người, mọi nhà là rất quí, đất hiểu theo nghĩa rộng còn là Giang sơn Tổ quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của cả nhân loại rộng lớn. Thử tưởng tượng, nếu cuộc sống mà không có đất, con người sẽ chìm trong ¾ còn lại của trái đất nước. Thử hỏi nếu cả thế giới sống trong ngập tràn nước, liệu con người có tồn tại được đến ngày nay? Nếu cả thế giới là nước, con người làm gì có lúa gạo, các sản vật như hiện nay để duy trì cuộc sống, cũng sẽ chẳng có chó, mèo, trâu, bò, lợn gà được nuôi. Nếu không có mặt đất, có lẽ cả thế giới vẫn chưa có sự tồn tại của con người.

Có đất, có nước, con người cũng cần phải có sức khỏe, có trí hướng mới làm chủ được tài nguyên của mình có. Như Bác Hồ có câu:
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên

Con người cần phải có ý chí, có nghị lực, không ngại khó khăn gian khổ mà thuần phục đất đai mình có. Thuần phục là trồng cấy có qui hoạch, có tính toán, không phải trồng cấy, sử dụng liên tục mà đất không có thời gian nghỉ, khiến đất khô cằn, thiếu dưỡng chất. Con người với những ý chí với những quyết tâm xây dựng, cải tạo mảnh đất của mình ngày một tốt đẹp hơn, có người nói:

Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Quả đúng như vậy, có bàn tay con người chăm bón vun trồng đất đai thêm màu mỡ, nhờ đó, con người sẽ thu hái được nhiều thành quả trên công sức mình bỏ ra. Những thành quả ấy đươc ví như những vàng của mẹ đất ban tặng vậy.

Một lần nữa cần nhấn mạnh, trong cuộc sống, con người cần biết quí trọng những tài sản vô cùng quí giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Tấc đất tấc vàng nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết quí trọng đất, cần phải sử dụng có khoa học, có kết quả.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn bình luận về câu tục ngữTấc đất tấc vàng hay nhất của các bạn học sinh giỏi. Chúc các bạn viết được một bài văn bình luận về câu tục ngữ thật hay và đạt được kết quả cao.