Đề bài - bài tập cuối tuần toán 5 tuần 29 - đề 1 (có đáp án và lời giải chi tiết)

- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn ... đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.

Đề bài

Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) Số liền trước của 789 là ....

b) Số liền sau của 789 là ...

c) Số liền trước của là 890.

d) Số liền sau của ... là 890.

Bài 2. Rút gọn các phân số:\(\)\(\)\(\)

\(\dfrac{4}{6} \,;\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{15}}{{20}};\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{14}}{{35}};\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{55}}{{99}};\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{75}}{{100}}.\)

Bài 3. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

34,5 43,1 17,500 17,5

9,37 9,284 48,567 48, 576

Bài 4. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

a) 1m = dam b) 1g = kg

1m = hm 1kg = tấn

1m = km 1 tạ = tấn

Bài 5. Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân :

a) 3km 675m = km b) 8709m = km

c) 303m = km d) 185cm = m.

Bài 6. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

a)\(\dfrac{{27}}{{10}}\)tấn = tấn b)\(\dfrac{{32}}{{100}}\)kg = kg

c)\(\dfrac{{14}}{5}\)km = km d)\(\dfrac{1}{4}\)m =

Lời giải chi tiết

Bài 1.

Phương pháp:

- Số liền trước của một số kém số đó 1 đơn vị.

- Số liền sau của một số hơn số đó 1 đơn vị.

Cách giải:

a) Số liền trước của 789 là 788.

b) Số liền sau của 789 là 790.

c) Số liền trước của 891 là 890.

d) Số liền sau của 889 là 890.

Bài 2.

Phương pháp:

Khi rút gọn phân số có thể làm như sau:

- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

- Chia tử số và mẫu số cho số đó.

Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.

Cách giải:

\(\dfrac{4}{6} = \dfrac{{4:2}}{{6:2}} = \dfrac{2}{3}\,;\,\)

\(\begin{array}{l}\dfrac{{15}}{{20}} = \dfrac{{15:5}}{{20:5}} = \dfrac{3}{4};\,\\\dfrac{{14}}{{35}} = \dfrac{{14:7}}{{35:7}} = \dfrac{2}{5};\,\\\dfrac{{55}}{{99}} = \dfrac{{55:11}}{{99:11}} = \dfrac{5}{9};\end{array}\)

\(\dfrac{{75}}{{100}} = \dfrac{{75:25}}{{100:25}} = \dfrac{3}{4}.\)

Bài 3.

Phương pháp:

Muốn so sánh hai số thập phân ta có thể làm như sau:

- So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn ... đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

Cách giải:

34,5 < 43,1 17,500 = 17,5

9,37 > 9,284 48,567 < 48, 576

Bài 4.

Phương pháp:

- Áp dụng bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng.

- Áp dụng cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân:

\(\dfrac{1}{{10}} = 0,1\,\,;\,\,\,\,\dfrac{1}{{100}} = 0,01\,\,;\,\,\,\,\,\)\(\dfrac{1}{{1000}} = 0,001\,\,;\,\,\,\,...\,\,\,\,\)

Cách giải:

a) 1m = 0,1dam

1m =0,01hm

1m = 0,001km

b) 1g = 0,001kg

1kg = 0,001 tấn

1 tạ = 0,01 tấn

Bài 5.

Phương pháp:

Áp dụng kiến thức:

1km = 1000m, hay 1m = \(\dfrac{1}{{1000}}\)km = 0,001km ;

1m = 100cm, hay 1cm = \(\dfrac{1}{{100}}\)m = 0,01m .

Cách giải:

a) 3km 675m = 3,675km.

b) 8709m = 8,709km.

c) 303m = 0,303km.

d) 185cm = 1,85m.

Bài 6.

Phương pháp:

Áp dụng cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân:

\(\dfrac{1}{{10}} = 0,1\,\,;\,\,\,\,\dfrac{1}{{100}} = 0,01\,\,;\,\,\,\,\,\)\(\dfrac{1}{{1000}} = 0,001\,\,;\,\,\,\,...\,\,\,\,\)

Cách giải:

a)\(\dfrac{{27}}{{10}}\)tấn = 2,7 tấn b)\(\dfrac{{32}}{{100}}\)kg = 0,32kg

c)\(\dfrac{{14}}{5}\)km = \(\dfrac{{28}}{{10}}\)km = 2,8km d)\(\dfrac{1}{4}\)m = \(\dfrac{{25}}{{100}}\)m = 0,25m.