Đề bài - bài 7 trang 58 sgk vật lí 10

Áp dụng quy tắc hình bình hành: từ điểm ngọn của vecto\(\vec{F}\) lần lượt vẽ các đoạn thẳng song song với OA và OB ta được \({\overrightarrow F _1}\) trên OA và \({\overrightarrow F _2}\) trên OB sao cho: \(\overrightarrow F = {\overrightarrow F _1} + {\overrightarrow F _2}\)

Đề bài

Phân tích lực \(\vec{F}\)thành hai lực \(\vec{F_{1}}, \vec{F_{2}}\)theo hai phương OA và OB (Hình 9.10). Giá trị nào sau đây là độ lớn của hai lực thành phần.

A. F1= F2= F; B. F1= F2= \(\frac{1}{2}\)F

C. F1= F2= 1,15F D. F1= F2= 0,58F.

Đề bài - bài 7 trang 58 sgk vật lí 10

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng quy tắc hình bình hành và sử dụng kiến thức hình học.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Áp dụng quy tắc hình bình hành: từ điểm ngọn của vecto\(\vec{F}\) lần lượt vẽ các đoạn thẳng song song với OA và OB ta được \({\overrightarrow F _1}\) trên OA và \({\overrightarrow F _2}\) trên OB sao cho: \(\overrightarrow F = {\overrightarrow F _1} + {\overrightarrow F _2}\)

Đề bài - bài 7 trang 58 sgk vật lí 10

Ta có: hình bình hànhOF1FF2có đường chéo OF là đường phân giác của góc O nênOF1FF2là hình thoi.

Tam giácF1OI vuông tại I có:

\(\eqalign{
& \cos 30 = {{OI} \over {{\rm{O}}{{\rm{F}}_1}}} \cr& \Rightarrow {\rm{O}}{{\rm{F}}_1} = {{OI} \over {\cos 30}} = {{{{OF} \over 2}} \over {\cos 30}} = 0,58.{\rm{OF}} \cr
& \Rightarrow {F_1} = {F_2} = 0,58F \cr} \)

Chọn D.