Dđề khảo sát giữa kỳ ii môn toán lớp 9 năm 2024

MathX Cùng em học toán > ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 MÔN TOÁN LỚP 9 NĂM HỌC 2023 2024 KÈM ĐỀ THAM KHẢO VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN - MATHX

Thầy/cô MATHX biên soạn đề cương giữa kì 2 môn toán lớp 9 năm học 2023-2024 kèm đề tham khảo và bài tập tự luyện nhằm mục đích giúp các em học sinh ôn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi giữa kì sắp tới. Chúc các em ôn tập tốt!

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II TOÁN 9 NĂM HỌC 2023 - 2024

A. PHẦN ĐẠI SỐ

I. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

1. Dạng tổng quát:

\(\left\{ \begin{matrix} ax+by=c \\ {a}'x+{b}'y={c}' \\ \end{matrix}\text{ }\!\!~\!\!\text{ }\left( I \right) \right.\)

2. Số nghiệm:

+ Nếu \(\dfrac{a}{{{a}'}}\ne \dfrac{b}{{{b}'}}\) thì hệ phương trình (I) có duy nhất một nghiệm.

+ Nếu \(\dfrac{a}{{{a}'}}=\dfrac{b}{{{b}'}}=\dfrac{c}{{{c}'}}\) thì hệ phương trình (I) vô số nghiệm.

+ Nếu \(\dfrac{a}{{{a}'}}=\dfrac{b}{{{b}'}}\ne \dfrac{c}{{{c}'}}\) thì hệ phương trình (I) vô nghiệm.

3. Phương pháp giải

Ví dụ: Giải hệ phương trình

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x+5y=7 \\ 3x-2y=4 \\ \end{array} \right.\)

- Phương pháp cộng đại số

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x+5y=7 \\ 3x-2y=4 \\ \end{array}\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} 2x+10y=14 \\ 15x-10y=20 \\ \end{array} \right. \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} 17x=34 \\ 3x-2y=4 \\ \end{array}\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x=2 \\ y=1 \\ \end{array} \right. \right.\)

- Phương pháp thế

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x+5y=7 \\ 3x-2y=4 \\ \end{array}\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x=7-5y \\ 3\left( 7-5y \right)-2y=4 \\ \end{array} \right. \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x=2 \\ y=1 \\ \end{array} \right.\)

II. Hệ hai phương trình bậc hai một ẩn

\(a{{x}^{2}}+bx+c=0\left( a\ne 0 \right)\)

Cách giải:

Tính \(\Delta\!\!\text{ }={{\mathbf{b}}^{2}}-4\mathbf{ac}\)

· Nếu \(\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }<0\) thì phương trình vô nghiệm

· Nếu \(\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }=0\) thì phương trình có nghiệm kép

\({{x}_{1}}={{x}_{2}}=\dfrac{-b}{2a}\)

· Nếu \(\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }>0\) thì phương trình có 2 nghiệm phân biệt:

\({{x}_{1}}=\dfrac{-b+\sqrt{\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }}}{2a};\text{ }\!\!~\!\!\text{ }{{x}_{2}}=\dfrac{-b-\sqrt{\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }}}{2a}\)

III. Hàm số \(y=a{{x}^{2}}\left( a\ne 0 \right)\)

1. Tính chất của hàm số \(y=a{{x}^{2}}\left( a\ne 0 \right)\)

· Nếu \(\text{a}>0\) thì hàm số đồng biến khi\( \text{x}>0\) , nghịch biến khi \(\text{x}<0\) và bằng 0 khi \(\text{x}=0\)

· Nếu \(\text{a}<0\) thì hàm số đồng biến khi \(\text{x}<0\), nghịch biến khi \(\text{x}>0\) và bằng 0 khi \(\text{x}=0\)

2. Đồ thị hàm số \(\mathbf{y}=\mathbf{a}{{\mathbf{x}}^{2}}\left( \text{a}\ne 0 \right)\) là một parabol có đỉnh là điểm \(\text{O}\left( 0;0 \right)\), nhận \(\text{Oy}\) là trục đối xứng.

· Nếu \(\text{a}>0\) thì đồ thị nằm phía trên trục hoành và nhận điểm \(\text{O}\left( 0;0 \right)\) là điểm thấp nhất.

· Nếu \(\text{a}<0\) thì đồ thị nằm phía dưới trục hoành và nhận điểm \(\text{O}\left( 0;0 \right)\) là điểm cao nhất.

Dđề khảo sát giữa kỳ ii môn toán lớp 9 năm 2024

A. PHẦN HÌNH HỌC

I. Dấu hiệu nhân biết tiếp tuyến

Dđề khảo sát giữa kỳ ii môn toán lớp 9 năm 2024

\(A \perp OM\) tại \(M\) và \(M \in (O)\)

\=> \(a\) là tiếp tuyến của \((O)\)

II. Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau

Dđề khảo sát giữa kỳ ii môn toán lớp 9 năm 2024

- \(AB, AC\) là hai tiếp tuyến của đường tròn \((O)\)

\=>

\(AB = AC\)

\(AO\) là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\)

\(OA\) là tia phân giác của \(\widehat {BOC}\)

III. Liên hệ giữa đường kính và dây

Dđề khảo sát giữa kỳ ii môn toán lớp 9 năm 2024

- Đường kính \(CD\) vuông góc với dây \(AB\) tại \(E\)

\=>

\(E\) là trung điểm của \(AB\)

\(C, D\) là điểm chính giữa của cung \(AB\)

- Đường kính \(CD\) đi qua trung điểm \(E\) của dây \(AB\) (không đi qua tâm \(O\))

\=>

\(CD \perp AB\) tại E

\(C, D\) là điểm chính giữa của cung \(AB\)

- Đường kính \(CD\) đi qua điểm chính giữa \(C\) của cung \(AB\)

\=>

\(CD \perp AB\) tại E

\(E\) là trung điểm của \(AB\)

IV. Liên hệ giữa cung và dây

Trong một đường tròn:

- Hai dây bằng nhau căng hai cung bằng nhau và ngược lại

- Dây lớn hơn căng cung lớn hơn và ngược lại

- Hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau

V. Góc ở tâm

- Góc ở tâm bằng số đo cung bị chắn

VI. Góc nội tiếp

- Góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn

- Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông

- Các góc nội tiếp cùng chắn một cung (chắn các cung bằng nhau trong một đường tròn) thì bằng nhau

- Các góc nội tiếp bằng nhau thì chắn các cung bằng nhau

- Góc nội tiếp chắn cung có số đo \(\leq 90^o\) thì bằng nửa số đo của góc ở tâm chắn cung đó

VII. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến với dây cung

- Góc tạo bởi tia tiếp tuyến với dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn

- Góc tạo bởi tia tiếp tuyến với dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung (chắn hai cung bằng nhau trong một đường tròn) thì bằng nhau

VIII. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn

- Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo của hai cung bị chắn

IX. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn

- Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo của hai cung bị chắn

X. Đường tròn ngoại tiếp tam giác

- Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác, bán kính là khoảng cách từ tâm đến mỗi đỉnh tam giác

- Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm cạnh huyền

XI. Đường tròn nội tiếp tam giác

- Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác, bán kính là khoảng cách từ tâm đến mỗi cạnh tam giác

XII. Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

- Tứ giác có 4 đỉnh cách đều một điểm (4 đỉnh nằm trên một đường tròn)

- Tứ giác có tổng hai góc đối bằng \(180^o\)

- Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn một cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một góc không đổi

- Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng với góc trong có đỉnh đối diện

- Hình chữ nhật, hình vuông, hình thang cân nội tiếp đường tròn

XIII. Tính chất tứ giác nội tiếp

- Tổng 2 góc bằng \(180^o\)

- Hai đỉnh kề nhau cùng nhìn một cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một góc không đổi

- Góc ngoài tại một đỉnh bằng với góc trong có đỉnh đối diện

- Hình thang nội tiếp đường tròn là hình thang cân

Dđề khảo sát giữa kỳ ii môn toán lớp 9 năm 2024

ĐỀ THAM KHẢO THI GIỮA KÌ 2 TOÁN 9 NĂM HỌC 2023 - 2024

  1. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Câu 1. Phương trình nào dưới đây là phương trình bậc nhất hai ẩn?

  1. \(2x-y=3\) B. \(2x+3=0\) C. \({{x}^{2}}+4x+3=0\)

Câu 2. Với $x>0$ thì hàm số nào dưới đây đồng biến?

  1. \(y=-2{{x}{2}}\) B. \(y=-{{x}{2}}\) C. \(y={{x}^{2}}\)

Câu 3. Đồ thị của hàm số \(y=a{{x}^{2}}\left( a\ne 0 \right)\) là một

  1. đường thẳng B. đường gấp khúc C. đường cong

Câu 4. Cho hình vẽ, góc nội tiếp là

Dđề khảo sát giữa kỳ ii môn toán lớp 9 năm 2024

  1. \(\widehat{BAC}\) B. \(\widehat{BOC}\) C. \(\widehat{ACO}\)

Câu 5. Tứ giác nội tiếp đường tròn là tứ giác có

  1. bốn đỉnh nằm bên trong đường tròn
  2. ba đỉnh nằm trên đường tròn
  3. bốn đỉnh nằm trên đường tròn

Câu 6. Trong một đường tròn,

  1. hai dây bằng nhau căng hai cung không bằng nhau
  2. dây nào lớn hơn căng cung nhỏ hơn.
  3. cung nào lớn hơn căng dây lớn hơn.

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 7 (1,5 điểm): Hãy cho biết số nghiệm của các hệ phương trình sau:

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x-3y=-1 \\ 2x-6y=5 \\ \end{array};\text{ }\!\!~\!\!\text{ }\left\{ \begin{matrix} 1,2x-2y=0,4 \\ -3x+5y=1 \\ \end{matrix} \right. \right.\)

Câu 8 (1,5 điểm):

  1. Giải hệ phương trình

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} 3x+2y=1 \\ 5x+3y=2 \\ \end{array} \right.\)

  1. Giải phương trình

\({{x}^{2}}+3x-28=0\)

Câu 9 (1 điểm):

Vẽ đồ thị hàm số \(\left( P \right):y=\dfrac{3}{4}{{x}^{2}}\)

Câu 10 (1 điểm):

Hai xe cùng khởi hành một lúc ở hai tỉnh \(A\) và \(B\) cách nhau \(60\text{ }\!\!~\!\!\text{ km}\). Nếu đi ngược chiều thì gặp nhau sau 1 giờ; nếu đi cùng chiều thì xe đi nhanh hơn sẽ đuổi kịp xe kia sau 3 giờ. Tìm vận tốc mỗi xe.

Câu 11 (2 điểm):

Từ điểm \(C\) ở ngoài đường tròn \(\left( \text{O} \right)\), vẽ \(\text{CA}\) và \(\text{CB}\) là các tiếp tuyến của đường tròn (O) ( \(\text{A},\text{B}\) là các tiếp điểm).

  1. Chứng minh tứ giác \(\text{CAOB}\) nội tiếp được đường tròn.
  1. Qua \(\text{B}\) vẽ đường thẳng song song với \(\text{CA}\), cắt đường tròn \(\left( \text{O} \right)\) tại điểm \(\text{D}\left( D\ne B \right)\). \(\text{CD}\) cắt đường tròn \(\left( \text{O} \right)\) tại điểm \(\text{E}\left( E\ne D \right)\). Chứng minh \({{CB}^{2}}=CE. CD\).
  1. Tia \(BE\) cắt \(\text{CA}\) tại \(\text{F}\). Chứng minh \(\text{F}\) là trung điểm của \(CA\).

HẾT

Dđề khảo sát giữa kỳ ii môn toán lớp 9 năm 2024

BÀI TẬP TỰ LUYỆN ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 TOÁN 9 NĂM HỌC 2023 - 2024

Bài 1. Phương trình nào dưới đây là phương trình bậc nhất hai ẩn?

\(3x-y=2; \\ 3{{x}^{2}}+4y=5; \\ \text{ }\!\!~\!\!\text{ }5x-y+z=0\)

Bài 2. Dự đoán số nghiệm của các hệ phương trình sau:

  1. \(\left\{ \begin{matrix} x+y=2 \\ -2x+y=-1 \\ \end{matrix} \right.\)

  1. \(\left\{ \begin{matrix} 3x-y=1 \\ 27x-9y=3 \\ \end{matrix} \right.\)

  1. \(\left\{ \begin{matrix} x-0,5y=2 \\ 2x-y=4 \\ \end{matrix} \right.\)

Bài 3.Với \(x>0\) thì hàm số nào sau đây là hàm số đồng biến

\(y={{x}{2}}; \\ \text{ }\!\!~\!\!\text{ }y=-3{{x}{2}}; \\ \text{ }\!\!~\!\!\text{ }y=\dfrac{1}{2}{{x}^{2}}\)