Dđau vị trí nào trên cơ thể là đau thận năm 2024

Các xét nghiệm ban đầu thường bao gồm công thức máu đầy đủ (CBC), chức năng thận (creatinine và BUN), xét nghiệm nước tiểu và khi thích hợp, thử thai. Có thể nghi ngờ một quả thận bị tổn thương nếu người đó đã trải qua một chấn thương ở lưng dưới.

Nếu nghi ngờ có sỏi thận, khám CT (phác đồ thận hoặc CT xoắn ốc không dò) hoặc siêu âm thận.

Chụp X-quang bụng (KUB) có thể được chỉ định nhưng nói chung đã được thay thế bằng siêu âm và CT. Vì bệnh nhân bị sỏi thận thường cần chụp X-quang lặp lại hoặc có các đợt sỏi thận lặp lại, siêu âm khi thiếu bức xạ là một nghiên cứu tốt cần xem xét.

CT bụng/ vùng chậu có cản quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp động mạch chủ có thể được chỉ định để xác định thêm hoặc phân biệt các nguyên nhân cơ bản của thận và ngoài thượng thận của đau hạ sườn.

Phương pháp điều trị đau thận hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị đau thận phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của cơn đau.

Nhiễm trùng thận và sỏi thận gây đau thường được điều trị bằng ibuprofen, ketorolac, acetaminophen hoặc đôi khi với một lượng nhỏ morphin (sỏi thận). Tuy nhiên, những tác nhân này điều trị cơn đau (chỉ giảm đau) chứ không điều trị các nguyên nhân cơ bản của cơn đau.

Một số bệnh nhân có thể đi tiểu loại bỏ sỏi (nước tiểu cuốn viên sỏi thận gây khó chịu ra khỏi niệu quản và /hoặc niệu đạo) những viên sỏi thận nhỏ (thường có đường kính dưới 6 mm) và sau đó không đau.

Các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) và viêm bể thận thường cần điều trị kháng sinh ngoài thuốc giảm đau.

Nếu sỏi thận làm tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản hoặc có đường kính khoảng 6 mm hoặc lớn hơn, họ có thể yêu cầu phẫu thuật tiết niệu. Thông thường, thời gian hồi phục nhanh (cùng ngày hoặc vài ngày) nếu sỏi thận được loại bỏ bằng kỹ thuật mổ ngược dòng. Tuy nhiên, một số vết rách thận nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật rộng hơn. Thời gian hồi phục cho những ca phẫu thuật này thay đổi từ vài tuần đến vài tháng.

Tuy nhiên, những bệnh nhân có vấn đề về thận đã biết (bệnh thận) và/ hoặc suy giảm chức năng thận không nên điều trị bằng các loại thuốc giảm đau được thải trừ qua thận và/ hoặc có thể gây thêm tổn thương cho thận.

Rất dễ nhầm lẫn giữa đau lưng do bệnh thận với đau lưng thông thường. Làm sao để nhận biết sự khác biệt?

Dđau vị trí nào trên cơ thể là đau thận năm 2024

Thận nằm dưới khung xương sườn, ở hai bên cột sống

Shutterstock

Cơn đau do bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng. Điều quan trọng là phải theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thận hoặc tổn thương, theo chuyên trang sức khỏe WebMD.

Các triệu chứng của cơn đau do bệnh thận

Các triệu chứng của cơn đau do bệnh thận bao gồm:

Đau âm ỉ liên tục

Đau dưới xương sườn hoặc vùng bụng

Đau bên hông, có thể 1 bên hoặc cả 2 bên

Đau nhói hoặc dữ dội có thể đến từng đợt

Cơn đau có thể lan đến vùng bẹn hoặc bụng, theo WebMD.

Dđau vị trí nào trên cơ thể là đau thận năm 2024

Rất dễ nhầm lẫn giữa đau lưng do bệnh thận với đau lưng thông thường

Shutterstock

Các triệu chứng khác có thể đi kèm với cơn đau

Các triệu chứng bệnh thận phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh, có thể bao gồm sốt, nôn mửa, tiểu buốt, nước tiểu đục, có máu trong nước tiểu, theo chuyên trang sức khỏe Health Digest.

Cách phân biệt giữa cơn đau lưng do bệnh thận và đau lưng thông thường

Vị trí đau: Thận nằm dưới khung xương sườn, ở 2 bên cột sống. Nếu vị trí đau cao hơn thắt lưng, thì đó có thể là bệnh thận chứ không phải đau lưng. Các vấn đề về lưng thường ảnh hưởng đến phần thắt lưng.

Cơn đau do bệnh thận cao hơn trong cơ thể so với đau lưng. Có thể cảm thấy cơn đau ở phần lưng trên, không phải ở thắt lưng.

Cơn đau do bệnh thận ở 1 hoặc cả 2 bên, thường là dưới xương sườn.

Cơn đau dai dẳng: Cơn đau do bệnh thận thường dai dẳng không dứt, ngay cả khi đổi tư thế. Trong khi cơn đau lưng có thể thuyên giảm khi đổi tư thế.

Các triệu chứng khác cần theo dõi

Tùy vào nguyên nhân gây ra cơn đau, cũng có thể có các triệu chứng khác.

Nếu gặp những dấu hiệu này, hãy đi khám ngay, vì có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thận:

Sốt

Nhức mỏi cơ thể

Mệt mỏi

Ngoài ra, nếu gần đây bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy gọi cho bác sĩ ngay.

Nếu có máu trong nước tiểu, hoặc nếu đau đột ngột và không thể chịu đựng được, hãy đi cấp cứu ngay lập tức, theo WebMD

Đau thận là một vấn đề sức khỏe có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà còn có thể là dấu hiệu thể hiện sự bất ổn trong hệ thống tiết niệu của cơ thể. Vậy, hiện tượng đau thận là triệu chứng của bệnh gì? Biểu hiện đau thận có khác gì so với đau lưng? Đau thận ở vị trí nào cần được điều trị sớm? Tất cả sẽ được Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.

Dđau vị trí nào trên cơ thể là đau thận năm 2024

Đau thận là gì? Triệu chứng đau thận ra sao?

Đau thận ở vị trí nào?

Đau thận thường xuất hiện ở vùng hông và lưng dưới, phía trên xương chậu và bên dưới xương sườn số 11, 12. Vị trí đau này phản ánh chính xác vị trí của thận trong cơ thể. Thông thường, trong quá trình tiến triển của cơn đau, người bệnh có thể cảm thấy cảm giác đau bắt nguồn vùng giữa lưng, lan ra phía trước bụng và có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên phần dưới của cơ liên sườn.

Tiếp đến, khi tình trạng sưng viêm mở rộng, cơn đau có thể lan tỏa từ khu vực thắt lưng xuống đến vùng hố chậu. Người mắc bệnh thận cũng có thể cảm nhận cơn đau chạy dọc hai bên lườn bụng khi các dấu hiệu sưng, viêm đã âm thầm tiến triển bên trong niệu quản. Đặc biệt, trong một số trường hợp mắc bệnh viêm cầu thận hoặc sỏi thận, cơn đau còn có thể chạm đến bộ phận sinh dục, khiến người bệnh đau buốt hoặc tê rát kéo dài.

Dưới đây là một số thông tin chi tiết về đặc điểm, vị trí của cơn đau thận và các bệnh lý liên quan mà bạn nên tham khảo:

Vị trí đau Bệnh lý có thể liên quanĐau ở vùng hông và lưng phía dưới, bên trái hoặc bên phải– Viêm thận: Đau ở một bên, cảm giác đau đột ngột và mạnh;

– Sỏi thận: Đau cắt cứa, đột ngột, thường di chuyển từ phía lưng xuống bên hông;

– Nhiễm trùng hệ tiết niệu: Đau ở vùng thận, có thể kèm theo sốt và tiểu buốt.

Đau rải rác khắp vùng lưng phía dưới– Bệnh viêm cầu thận: Viêm màng lọc của thận, gây đau mạnh và sưng toàn bộ vùng lưng phía dưới;

– Bệnh thận đa nang: Đau nhẹ đến vừa, rải rác khắp vùng thận.

Đau âm ỉ, kéo dài– Bệnh Thận Mạn: Đau nhẹ và kéo dài, thường không rõ ràng và diễn tiến chậm.Đau kết hợp với các triệu chứng khác– U thận: Đau có thể kèm theo sự xuất hiện của khối u trong thận khi được chẩn đoán bằng các phương pháp chụp chiếu (siêu âm, CT, MRI);

– Bệnh lý bàng quang: Đau kết hợp với việc tiểu ra máu và khó tiểu.

Làm sao để phân biệt đau lưng và đau thận?

Để phân biệt giữa đau thận và đau lưng, bạn cần xem xét vị trí đau, tính chất của cơn đau, mức độ đau cũng như các triệu chứng đi kèm. Đau thận thường xảy ra ở dưới khung xương sườn, còn đau lưng thường ở vùng thắt lưng. Đau thận có thể kèm theo triệu chứng như nước tiểu đục hoặc đi tiểu đau, trong khi đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như căng cơ, chấn thương hoặc bệnh lý cột sống.

Dđau vị trí nào trên cơ thể là đau thận năm 2024

Đau thận thường kèm theo các triệu chứng liên quan đến niệu quản, bàng quang và nước tiểu

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết các đặc điểm phân biệt giữa đau thận và đau lưng mà bạn nên tham khảo:

Tiêu chí Đau thận Đau lưngVị trí đauDưới khung xương sườn, hai bên cột sống. Có thể lan đến bụng, háng, đùi và cơ quan sinh dục. Thường ở vùng thắt lưng. Đau có thể lan xuống chân hoặc lên cánh tayKiểu đauĐau âm ỉ, nhức nhối, có thể thận gây đau dữ dội khi di chuyển Đau như dao đâm, nóng rát. Đau cơ thường âm ỉ, nhức nhối. Đau xương thường đột ngộtTriệu chứng kèm theoNước tiểu đục, đi tiểu đau, buồn nôn, sốt, mệt mỏi Đau hoặc cứng dọc cột sống, tê bì hoặc cảm giác châm chích như kiến bò ở lưng lan ra tứ chiNguyên nhânSỏi thận, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng thận, chấn thương thận Căng cơ, tư thế ngồi sai cách, chấn thương ở lưng, tổn thương đĩa đệm, loãng xương, nhiễm trùng,,,,

Nguyên nhân đau thận

Bất kỳ bệnh lý hay triệu chứng bất thường nào khởi phát tại thận đều có thể gây đau thận. chẳng hạn như do: sỏi thận; nhiễm trùng hệ tiết niệu; mất nước; tổn thương cấp tính do tai nạn hoặc do thiếu máu; tổn thương thận mạn tính do mắc bệnh mạn tính (tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch); bệnh thận đa nang; huyết khối tĩnh mạch thận; phù nề thận do ứ nước;… Cụ thể:

1. Sỏi thận

Sỏi thận là những tinh thể muối rắn, kết tủa từ các chất cặn bã trong nước tiểu, bao gồm canxi, oxalat, axit uric và phosphat. Sỏi thận gây bít tắc, kích thích và làm tổn thương niêm mạc khi chúng di chuyển trong hệ thống tiết niệu, tạo nên cảm giác đau. Cơn đau do sỏi thận gây ra thường dữ dội, đột ngột, thường xuất hiện ở một bên lưng dưới hoặc một bên hông, có thể lan đến bụng dưới và bộ phận sinh dục.

2. Nhiễm trùng hệ tiết niệu

Nhiễm trùng hệ tiết niệu (NTHTN) là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu, thường bắt đầu từ bàng quang và sau đó lan đến thận. NTHTN gây đau thận do vi khuẩn gây viêm, kích thích niêm mạc và làm tăng áp lực trong thận. Cơn đau do NTHTN thường xuất hiện dưới dạng đau nhức, ê buốt âm ỉ nhưng kéo dài ở một bên lưng hoặc bên hông, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nước tiểu đục, đi tiểu đau và thường xuyên.

3. Mất nước

Mất nước là tình trạng cơ thể thiếu hụt nước, xảy ra khi lượng nước nạp vào ít hơn lượng nước được bổ sung. Nguyên nhân chính gây mất nước có thể do đổ mồ hôi nhiều, nôn mửa, tiêu chảy, vận động quá sức hoặc do không uống đủ nước.

Mất nước gây đau thận vì tình trạng này làm tăng nồng độ muối khoáng trong nước tiểu lên mức cực đoan, dẫn đến hình thành sỏi thận. Ngoài ra, mất nước cũng làm giảm lượng máu lưu thông đến thận, gây căng thẳng và tổn thương cho thận. Cơn đau thận do mất nước gây nên thường xuất hiện dưới dạng đau nhức hai bên mạn sườn, kèm theo các triệu chứng khác như: đau đầu, mệt mỏi, khô miệng, và nước tiểu màu đậm.

Dđau vị trí nào trên cơ thể là đau thận năm 2024

Mất nước nghiêm trọng, vận động quá sức trong thời gian dài cũng có thể gây đau thận

4. Tổn thương thận

Tổn thương thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nguyên nhân tổn thương thận gây đau thận có thể bao gồm:

  • Tổn thương cấp tính:
    • Chấn thương trực tiếp do tai nạn, va đập;
    • Tổn thương cấp tính do sỏi thận, nhiễm trùng, tắc nghẽn của đường tiết niệu, thiếu máu;
  • Tổn thương mạn tính: Do mắc các bệnh lý mạn tính bệnh tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp,…

Cơn đau do tổn thương thận thường xuất hiện dưới dạng đau nhức hoặc đau dữ dội ở vùng thận, có thể lan đến bụng dưới và bộ phận sinh dục. Đặc điểm của cơn đau này có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương.

5. Ung thư thận

Ung thư thận là tình trạng các tế bào thận tăng sinh mất kiểm soát, tạo thành khối u ác tính. Ung thư có thể gây đau thận do khối u chèn ép, làm tăng áp lực trong thận, kích thích hoặc làm tổn thương niêm mạc thận. Ung thư cũng có thể gây đau khi chúng lan đến các cơ quan lân cận hoặc gây tắc nghẽn trong hệ thống tiết niệu.

Cơn đau do ung thư thận gây nên thường xuất hiện dưới dạng đau nhức mức độ vừa, âm ỉ ở một bên lưng hoặc bên hông, gần vùng thận. Đau thận có thể không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu ung thư và trở nên rõ ràng hơn khi khối u tiến triển.

6. Bệnh thận đa nang

Bệnh thận đa nang là một tình trạng di truyền hiếm gặp khiến thận xuất hiện nhiều túi nước (nang dịch) bất thường. Bệnh thận đa nang có thể gây đau thận do sự phát triển của các nang làm tăng áp lực trong thận, kích thích niêm mạc và có thể gây tắc nghẽn hoặc hạn chế lưu lượng chất lỏng chảy qua thận. Bệnh cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm hoặc chảy máu bên trong nan, gây nên tình trạng xuất huyết thận cục bộ.

Cơn đau do bệnh thận đa nang thường xuất hiện dưới dạng đau nhức hoặc âm ỉ ở vùng thận, có thể lan đến bụng dưới. Mức độ đau có thể tăng lên khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc khi có sự kích thích vật lý đối với vùng thận.

Dđau vị trí nào trên cơ thể là đau thận năm 2024

Bệnh thận đa nang khiến thận xuất hiện nhiều túi nước bất thường

7. Huyết khối tĩnh mạch thận

Huyết khối tĩnh mạch thận là tình trạng máu bị vón, đông lại thành từng cục, chặn đứng hoặc bóp nghẹt dòng lưu thông máu chảy ra từ các tĩnh mạch thận. Bệnh huyết khối tĩnh mạch có thể gây đau thận do huyết khối làm tăng áp lực trong thận, gây căng tức và kích thích niêm mạc thận. Bệnh cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, dẫn đến việc cung cấp thiếu oxy và dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào thận, gây suy thận.

Cơn đau do huyết khối tĩnh mạch thận gây ra thường là cơn đau nhức dữ dội, gây cảm giác căng tức ở một bên lưng hoặc bên hông, gần vùng thận. Cơn đau đau có thể bắt đầu đột ngột, sau đó kéo dài và có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt hoặc có lẫn máu trong nước tiểu.

8. Thận ứ nước

Phù nề thận, còn gọi là thận ứ nước, là tình trạng nước tiểu bị trào ngược trở vào trong thận. Phù nề thận có thể gây đau thận do sự gia tăng áp lực trong thận, kích thích niêm mạc căng trướng và gây tổn thương cấu trúc thận. Các bệnh lý có thể gây phù nề thận bao gồm: sỏi thận, u thận, tắc nghẽn đường tiểu, phình đại tiền liệt tuyến,….

Cơn đau do phù nề thận thường xuất hiện dưới dạng đau nhức dữ dội hoặc đau âm ỉ ở vùng thận, có thể lan đến bụng dưới và bộ phận sinh dục. Mức độ đau có thể tăng lên tỉ lệ thuận với lượng nước dồn ứ tại thận, kèm theo các triệu chứng khác như: nước tiểu đục, sốt và tiểu rắt.

9. Do một số bệnh lý về thận khác

Ngoài 8 tình trạng bệnh lý kể trên, đau thận còn có thể khởi phát do một số vấn đề sau:

Bệnh lý Định nghĩa Cơ chế gây đau Đặc điểm cơn đauPhình Động Mạch Thận (Renal Artery Aneurysm)Là sự phình to của một phần của động mạch dẫn máu đến thận. Làm tổn thương niêm mạc động mạch, gây áp lực và kích thích thận. Đau nhức âm ỉ ở vùng thận, có thể đau kịch phát dữ dội nếu động mạch vỡ.Xơ Vữa Động Mạch Thận (Atheroembolic Renal Disease)Là tình trạng xuất hiện các mảng xơ vữa bám trên thành động mạch, hạn chế hoặc chặn lưu lượng máu đến thận. Sự chặn lưu lượng máu làm giảm cung cấp oxy và dinh dưỡng đến thận, gây tổn thương. Đau nhức ở vùng thận, có thể kèm theo các triệu chứng khác như tăng huyết áp và suy thận.U Nang Thận (Cyst)Là một túi chứa đầy chất lỏng, thường phát triển trên bề mặt của thận. Một số có thể phát triển bên trong thận U nang chèn ép vào các cơ quan bên trong thận hoặc bên cạnh thận Đau nhức hoặc âm ỉ ở vùng thận. Mức độ đau có thể tăng lên khi nang phình to hoặc bị chảy máu.

Phương pháp chẩn đoán đau thận

Chẩn đoán đau thận là một thủ tục y khoa kết hợp giữa việc khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp (CT Scan) và chụp cộng hưởng từ MRI. Sự kết hợp này giúp bác sĩ có cái nhìn toàn diện về tình trạng thận, xác định chính xác nguyên nhân gây đau thận để lên kế hoạch điều trị hiệu quả, ngăn chặn tổn thương và các biến chứng liên quan.

Cụ thể, quy trình chẩn đoán đau thận bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ phỏng vấn thăm dò triệu chứng, tiền sử bệnh lý và tiến hành thăm khám thể lực. Ở bước này, bác sĩ có thể từ từ nhấn nhẹ hai ngón tay vào vùng thận, từ phía lưng để xem mức độ đau của người bệnh.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích nước tiểu để tìm hiện diện của máu, protein và vi khuẩn.
  • Xét nghiệm máu: Đánh giá chức năng thận và các chỉ số khác liên quan đến thận như nồng độ creatinin huyết thanh, tỷ lệ lọc cầu thận (eGFR),…
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm hoặc chụp X-Ray, CT scan, MRI giúp cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về các cấu trúc bất thường bên trong thận.
  • Nội soi đường tiểu: Sử dụng ống nội soi để thăm khám trực tiếp bên trong niệu đạo, bàng quang và niệu quản xem có dấu hiệu sưng viêm hay tắc nghẽn nào không.
  • Sinh thiết thận: Lấy mẫu tế bào thận để phân tích dưới kính hiển vi nếu cần.

Dđau vị trí nào trên cơ thể là đau thận năm 2024

Minh họa siêu âm chẩn đoán các bất thường tại thận

Những cách làm giảm cơn đau quặn thận hiệu quả

Ngay khi bị đau thận, điều đầu tiên bạn cần làm là hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đặt lịch hẹn với bác sĩ, bạn có thể tự áp dụng những cách giảm đau tạm thời sau để kiểm soát tốt cơn đau tại nhà:

1. Phương pháp chườm nóng

Chườm nóng là một biện pháp giảm đau thận đơn giản và hiệu quả. Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn dày, ngâm với nước ở nhiệt độ 48 – 50 độ C trong 3 – 5 phút. Lưu ý, nhiệt độ nước và túi chườm nóng không nên vượt quá 52 độ C để tránh gây bỏng da.

Khi khăn đã nóng lên, bạn hãy xếp nó lại, đặt lên lưng rồi nằm ngửa lưng ra sàn, đè lên khăn. Dưới tác dụng của hơi ấm tỏa ra từ khăn, vùng cơ lưng sẽ giãn ra; đồng thời kích thích lưu thông máu đến vùng thận bị đau. Điều này giúp giảm cảm giác đau rất hiệu quả. Bạn hãy chườm trong khoảng 10-20 phút và lặp lại 2 – 3 lần nếu cần.

2. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước (1 – 2 lít nước / ngày) giúp đảm bảo lưu lượng chất lỏng chảy qua thận; từ đó, giúp loại bỏ vi khuẩn / độc tố ra khỏi hệ tiết niệu của bạn một cách hiệu quả. Uống nước cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận và duy trì chức năng thận không bị suy nhược do mất nước. Lưu ý, khi bổ sung nước, bạn chỉ nên uống nước lọc, hạn chế tiêu thụ cà phê, rượu bia và nước giải khát chứa đường để kịp thời giảm tải áp lực lọc máu cho thận.

3. Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng như ibuprofen hoặc paracetamol, có thể được sử dụng để giúp bạn cắt giảm cơn đau thận tạm thời. Tuy nhiên, trước khi gặp bác sĩ, việc sử dụng thuốc giảm đau nên được thực hiện theo hướng dẫn nhà sản xuất hoặc dược sĩ, vì một số thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng thận nếu sử dụng quá liều.

Dđau vị trí nào trên cơ thể là đau thận năm 2024

Người bị đau thận chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ

Điều trị đau thận như thế nào?

Điều trị đau thận thường không có phác đồ chung cho tất cả mọi người vì mỗi nguyên nhân gây đau thận khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. Cụ thể:

Nguyên nhân bệnh Cách điều trịSỏi thận– Uống nhiều nước;

– Sử dụng thuốc giảm đau;

– Trong trường hợp sỏi lớn, có thể cần phẫu thuật nghiền sỏi hoặc lấy sỏi.

Nhiễm trùng hệ tiết niệu– Điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng;

– Uống nhiều nước để thúc đẩy hệ thống tiết niệu.

Mất nước– Bổ sung nước và các chất điện giải thông qua uống nước, nước trái cây, hoặc dịch truyền tĩnh mạch trong trường hợp nghiêm trọng.Tổn thương cấp tính– Điều trị y tế khẩn cấp, có thể bao gồm uống thuốc và phẫu thuật để sửa chữa tổn thương;

– Cân nhắc truyền dịch để bổ sung máu và dưỡng chất trong trường hợp thận bị thiếu máu;

Tổn thương thận mạn tính– Tiến hành điều trị bệnh mạn tính gốc (tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch) và theo dõi chức năng thận;

– Điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng.

Bệnh thận đa nang– Theo dõi và điều trị triệu chứng, bao gồm sử dụng thuốc giảm đau và kiểm soát huyết áp;

– Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ nang.

Huyết khối tĩnh mạch thận– Sử dụng thuốc chống đông máu để giải quyết huyết khối và theo dõi các biến chứng liên quan.

– Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ huyết khối.

Phù nề thận do ứ nước– Điều trị nguyên nhân gây ra tắc nghẽn, có thể bao gồm sử dụng thuốc, thủ thuật nội soi, hoặc phẫu thuật.

– Thay đổi chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc lợi tiểu có thể được khuyến nghị.

Dđau vị trí nào trên cơ thể là đau thận năm 2024

Mỗi nguyên nhân gây đau thận khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau

Cần làm gì khi bị đau thận?

Đau thận có thể xuất hiện dưới dạng đau nhức dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng thận mà không rõ nguyên nhân. Do đó, khi bị đau thận, điều đầu tiên bạn cần làm hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời. Điều quan trọng là bạn không tự ý sử dụng thuốc mà chưa rõ liều lượng an toàn hoặc nguyên nhân gây đau.

Trên đây là những thông tin quan trọng về hiện tượng đau thận mà bạn đang gặp phải. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã phần nào hiểu được triệu chứng đau thận là gì, dấu hiệu đau thận thường xuất hiện ở vị trí nào để kịp thời nhận biết tại nhà. Nutrihome chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe.