Dđăng ký giấy phép kinh doanh thương mại hóa chất

Bạn là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang muốn xin giấy phép kinh doanh mua bán và hoạt động liên quan đến mua bán hóa chất, nhưng bạn thắc mắc Giấy phép kinh doanh gồm những gì? Thủ tục pháp lý ra sao? Đừng bỏ qua những thông tin sau:

Môi trường ENVICO chuyên thực hiện hồ sơ pháp lý, giấy phép kinh doanh với nhiều năm kinh nghiệm hợp tác thực hiện hồ sơ với rất nhiều doanh nghiệp.

Dđăng ký giấy phép kinh doanh thương mại hóa chất

Hình 1: Giấy phép kinh doanh hóa chất

1.Văn bản pháp luật nào quy định?

Để thực hiện xin giấy phép sẽ căn cứ vào các văn bản pháp luật như sau:

  • Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005.
  • Nghị định số 09/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết luật thương mại và luật quản lý thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại VIệt Nam.
  • Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động gì?

Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:

  • Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
  • Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
  • Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
  • Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
  • Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
  • Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
  • Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  • Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm : Phương pháp xử lý nước thải cao su hiện nay

3. Nếu không có giấy phép kinh doanh thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

  • Theo khoản 3 Điều 70 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định Hành vi vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  • Tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam hoặc không phù hợp với pháp luật Việt Nam;
  • Hoạt động ngoài phạm vi nội dung được ghi trong giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
  • Ngoài ra, còn thực hiện Theo quy định khoản 5 và Khoản 6 Điều 70 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và 4 Điều này.

4. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2019/NĐ-CP Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
  • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
  • Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;
  • Đáp ứng tiêu chí sau:
  • Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
  • Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
  • Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
  • Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Dđăng ký giấy phép kinh doanh thương mại hóa chất

Hình 2: Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh hóa chất

5. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh gồm những giấy tờ gì?

Theo Điều 12 Nghị định 09/2019/NĐ-CP Hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
  • Bản giải trình có nội dung:
  • Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
  • Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
  • Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
  • Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
  • Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
  • Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

6. Trình tự, thủ tục thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 09/2019/NĐ-CP có quy định trình tự cấp Giấy phép kinh doanh như sau:

  • Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 Nghị định này
  • Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
  • Trường hợp đáp ứng ứng điều kiện
  • Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này; trường hợp từ chối cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
  • Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Dđăng ký giấy phép kinh doanh thương mại hóa chất

Hình 3: Trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh

Qúy khách hàng, Doanh nghiệp trong và các tổ chức ngoài nước trên lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu lập thủ tục, hồ sơ hoặc cần tư vấn về hóa chất liên hệ đến với chúng tôi – Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường Envico.

Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã được phê duyệt

Giấy phép kinh doanh hóa chất có thời hạn bao lâu?

Thông tư 17/2022/TT-BCT bổ sung Điều 3a. Thời hạn của Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Theo đó, Giấy phép cấp mới có thời hạn hiệu lực là 5 năm kể từ ngày cấp.

Làm giấy phép đăng ký kinh doanh ở đâu?

- Nếu bạn muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì đăng ký xin giấy phép kinh doanh tại phòng kinh tế/ hoặc kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi hộ kinh doanh muốn đặt địa chỉ. Thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh là 4 ngày làm việc.

Giấy phép kinh doanh hóa chất là gì?

Là hợp tác xã, hộ kinh doanh, hay doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Nhà nước, có đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh hóa chất. Trang thiết bị cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu đối với kinh doanh hóa chất.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất là gì?

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được cấp theo đề nghị của cơ sở sản xuất mỹ phẩm, thể hiện rằng cơ sở đó đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật về sản xuất mỹ phẩm.