Dạy an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế địa phương

Cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học” là câu hỏi tự luận của cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2020 – 2021, giúp thầy cô tham khảo để có thêm nhiều ý tưởng mới hoàn thiện bài thi của mình. Hãy tham khảo bên dưới với CNTA nhé.

Câu hỏi: Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, thầy/cô hãy chia sẻ cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Và thầy/cô sử dụng bộ tài liệu “giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” trong tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương?

Tải về mẫu thầy cô sử dụng bộ tài liệu giáo dục an toàn giao thông

+ Đối với phụ huynh học sinh:

Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức tuyên truyền nhắc nhở các bậc phụ huynh về việc thực hiện tốt luật ATGT đường bộ thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh. Bậc làm cha mẹ phải gương mẫu cho con em noi theo. Tổ chức cho phụ huynh và học sinh kí cam kết thực hiện tốt luật giao thông đường bộ: Không cho con đi xe máy đi học khi con chưa đủ tuổi; Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Giáo dục con cái chấp hành tốt mọi quy định về ATGT khi tham gia giao thông trên đường (đi đúng phần đường, không vượt đèn đỏ…) Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy… thì xe đạp là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nên ở lứa tuổi các em đã tự đi xe đạp đến trường. Tuy vậy, đa số các em được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường đều là xe đạp của người lớn chưa đúng quy định và phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được xuống đất khi xe quá cao.

+ Đối với học sinh:

Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở đường phố quá đông người. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.

+ Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.

Ngoài việc giáo dục các em đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

Giải pháp này các em đã được học trong những buổi hoạt động ngoại khóa. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau:

  • Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy).
  • Đi đúng hướng đường, phần đường của mình.
  • Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường.
  • Khi đi từ đường ngõ, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ.
  • Ở tuổi các em không được chạy xe gắn máy đến trường.
  • Cho các em nhận biết các loại biển báo giao thông như: Biển báo cấm; biển báo nguy hiểm; biển báo hiệu lệnh.

+ Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau:

  • Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.
  • Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang (từ 3 xe trở lên).
  • Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật.
  • Dừng xe giữa đường nói chuyện.
  • Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều.
  • Rẽ đột ngột qua đầu xe.
  • Không đùa nghịch, chạy nhảy trên đường.

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học để đạt được hiệu quả tốt nhất là:

  • Tổ chức các hội thi tìm hiểu về Luât ATGT, các buổi tuyên truyền dưới cờ; Tổ chức các hội diễn tiểu phẩm, Hội thi rung chuông vàng về ATGT; Tổ chức giảng dạy các nội dung về kỹ năng nhân diện và đối phó với các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông theo nội dung của tài liêu tập huấn về giáo dục ATGT trong trường học.
  • Cần trao đổi với phụ huynh học sinh để đưa ra các giải pháp như: cần hạ thấp yên xuống, hạ tay lái xuống thấp và phải là tay lái cong lên để các em không phải nhoài người ra mới nắm được tay lái
  • Khi đi từ ngõ ra đường chính, cần đi chậm và quan sát cẩn thận
  • Giáo dục cho các em không được đi lạng lách đánh võng, đuổi nhau trên đường, không được đi dàn hàng ngang, không được buông tay lái cầm ô, dừng xe giữa đường….

Tôi đã thiết kế riêng các khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ để học sinh tiếp cận nhanh hơn trong viêc rèn luyện các kỹ năng, đồng thời tải các đoạn phim tai nạn giao thông thực tế theo những vấn đề tuyên truyền để học sinh quan sát, đúc rút thêm kinh nghiêm cho bản thân trong quá trình tham gia giao thông..

Tôi thường tổ chức cho các vào các tiết sinh hoạt lớp sau đó tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn vi phạm, sau đó tôi sẽ nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh tác hại của việc tuân thủ giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với những người tham gia giao thông mà từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh tiểu học mà còn về sau này.

Dạy an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế địa phương

Thầy/cô sử dụng bộ tài liệu “giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” trong tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương?

* Trong giờ lên lớp:

– Ưu tiên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, tìm tòi, lĩnh hội kiến thức.

– Sử dụng các câu khẩu hiệu, dễ nhớ để học sinh dễ nhớ và thực hiện hơn.

– Tìm hiểu kĩ đặc trưng năng lực mỗi học sinh, nhóm học sinh để giao nhiệm vụ học tập cho phù hợp.

– Chủ động tìm thêm tài liệu tranh, ảnh, video về an toàn giao thông hay, lạ để đưa vào các bài dạy tạo hứng thú cho học sinh.

– Tổ chức các trò chơi tìm hiểu an toàn giao thông.

– Chú trọng, nhấn mạnh các nội dung chính:

+ Đi bên tay phải, sá lề đường, đúng hướng đường, làn đường dành cho mình.

+ Đi chậm, quan sát kĩ xung quanh, nhất là những nơi xe cộ phức tạp, hay tầm nhìn bị che khuất.

+ Thứ tự các xe ưu tiên.

+ Các loại biển báo giao thông, quy định về an toàn giao thông (phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; không đi hàng hai, hàng ba, đùa nghịch khi tham gia giao thông,….).

+ Các điều nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông.

* Ngoài giờ lên lớp:

– Tổ chức các buổi ngoại khóa chuyên đề “An toàn giao thông”.

– Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, vẽ tranh tuyên truyền cổ động an toàn giao thông.

– Tạo điều kiện cho các lớp, các nhóm học sinh tự xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông.

– Trao đổi với phụ huynh về an toàn giao thông, đề nghị phụ huynh phối kết hợp với giáo viên tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tìm hiểu an toàn giao thông, chấp hành các quy tắc an toàn giao thông ngoài thực tế.

Xem thêm  : Hướng dẫn biên bản họp tổ chuyên môn

Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông 2022

  • Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên 2022
  • Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022 giáo viên
  • Video Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên

Mời thầy cô cùng tham khảo Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên 2022 do VnDoc tổng hợp.

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên 2022

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022 giáo viên

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHUNG VỀ ATGT VÀ KĨ NĂNG LÁI XE AN TOÀN

Câu 1. Theo luật giao thông đường bộ, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được hiểu như thế nào cho đúng và đầy đủ nhất?

A. Gồm các loại xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự

B. Gồm các loại xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

C. Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

D. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Câu 2. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Tại nơi đường giao nhau không có biển báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên phải

B. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên trái.

C. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 3: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Dạy an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế địa phương

A. Xe tải, xe con, mô tô

B. Xe con, xe tải, mô tô

C. Mô tô, xe con, xe tải

D. Xe con, mô tô, xe tải

Câu 4. Đơn vị nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ?

A. Bộ Công an;

B. Bộ Giao thông vận tải;

C. Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các cấp;

C. Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 5. Bà Q không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều. Theo quy định hiện hành, hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông, bà Q sẽ phải chịu mức phạt nào dưới đây?

A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng

C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng

D. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

PHẦN B: TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC THEO TÀI LIỆU “GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”

Câu 6. Đâu là mô tả đúng về nhóm biển hiệu lệnh?

A. Có dạng hình tròn, nền màu xanh, hình vẽ màu trắng.

B. Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen.

C. Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh.

D. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen.

Câu 7. Gặp biển báo nào dưới đây, người điều khiển phương tiện giao thông phải nhường đường cho người đi bộ?

Dạy an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế địa phương

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Cả ba biển 1, 2, 3

Câu 8. Âm hiệu còi nào dưới đây của người điều khiển giao thông yêu cầu tất cả người tham gia giao thông phải dừng lại?

A. Một tiếng còi dài, mạnh.

B. Một tiếng còi ngắn.

C. Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn.

D. Ba tiếng còi ngắn, thổi nhanh.

Câu 9. Sắp xếp các bước dưới đây để có cách chuyển hướng an toàn tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông.

A. Đèn đỏ − dừng lại trước vạch dừng.

B. Tiếp tục di chuyển, vẫn chú ý an toàn.

C. Đèn xanh – quan sát an toàn xung quanh, đưa ra tín hiệu chuyển hướng.

D. Giảm tốc độ khi gần đến nơi đường giao nhau.

1.D; 2. A ; 3.C; 4.D

Câu 10. Hành khách không được thực hiện hành vi nào khi ngồi trên máy bay?

A. Ngồi đúng số ghế ghi trên thẻ lên máy bay.

B. Ngồi ngay ngắn, giữ trật tự và thắt dây an toàn.

C. Chú ý lắng nghe, quan sát hướng dẫn của tiếp viên hàng không.

D. Sử dụng thiết bị thu, phát sóng khi máy bay đang cất, hạ cánh.

PHẦN C: CHIA SẺ Ý KIẾN

Thầy/cô sử dụng bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” trong tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương?

>>>> Cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học”

>>>>> Đáp án tự luận an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên tiểu học năm 2022

Video Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên

Dạy an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế địa phương