Dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh

Sau 15 tuần, bạn đã mang thai được ba tháng rưỡi và đang trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ. Lúc này, bạn bắt đầu ít cảm thấy buồn nôn vào buổi sáng. Giai đoạn này, em bé có kích thước bằng một quả táo, dài khoảng 10,1 cm và nặng 70g.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Rất nhiều mẹ bầu đã vượt qua giai đoạn ốm nghén một cách khỏe mạnh nhờ sử dụng sản phẩm Sữa non colosence. Sản phẩm này dạng viên nang nén ( 1 viên hàm lượng dinh dưỡng tương đương 1 cốc sữa bầu ) Trong khi sữa bầu rất khó uống, vì vậy Sữa non colosence đã giải quyết được vấn đề này giúp cho các bà mẹ. Ngoài ra còn giúp đẹp mẹ và con trong quá trình mang thai. Sữa non cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chứa thêm kháng thể để tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu. Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, vui lòng click vào nút bên dưới.
Dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh
THÔNG TIN CHI TIẾT

Nội dung bài viết

  • Sự phát triển của bé
  • Triệu chứng của thai kỳ
  • Thay đổi cơ thể mẹ ở tuần thứ 15
    • Thay đổi thể trạng
    • Thay đổi cảm xúc
  • Sảy thai ở tuần thứ 15
  • Khi nào gọi cho bác sĩ?
  • Khám thai
  • Lời khuyên dành cho mẹ
  • Lời khuyên dành cho ông bố tương lai

Sự phát triển của bé

Ở tuần thứ 15, nội tạng của bé sẽ có những thay đổi như sau: Mắt: nhắm lại và nhạy cảm với ánh sáng. Da: trong và có thể nhìn được các mạch máu. Tai: đang được đặt đúng vị trí Các cơ: đang phát triển Lông: lông mày và tóc tiếp tục phát triển. Chồi răng: đang phát triển Xương: hệ xương đang phát triển Các chi: chân dàn hơn, em bé có thể kiểm tra các chi bằng cách cử động và cựa quậy.
Dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh
Thai nhi 15 tuần tuổi có kích thước bằng 1 quả táo

Triệu chứng của thai kỳ

Những thay đổi về sinh lý giai đoạn này bao gồm: Tăng cân: cân nặng lúc này nên thay đổi theo chỉ số BMI của mẹ. BMI dưới 18,5 nên tăng 1,8-4 kg; BMI từ 18,5-24,9 nên tăng 1,8-3,6 kg; BMI từ 25-29,9 nên tăng 1,3-3,1 kg; BMI trên 30 nên tăng 0,9-2,3 kg. Ngất xỉu hoặc chóng mặt: Tử cung ngày càng lớn gây áp lực lên mạch máu, giảm lưu lượng máu đến não và gây mệt mỏi hoặc choáng váng. Đôi khi để đói bụng kéo dài có thể gây chóng mặt. Đau dây chằng tròn: bạn có thể cảm thấy đau ở một hoặc cả hai bên bụng do sự kéo giãn các dây chằng ở háng.
Xem thêm: Những thay đổi mẹ bầu cần biết vào Tam cá nguyệt thứ 3
Mất ngủ: đau lưng, đau hông, chuột rút chân khiến bạn khó ngủ. Dùng gối kê quanh bụng và chân để giảm bớt cảm giác này. Đi tiểu thường xuyên: áp lực của tử cung lên bàng quang cũng làm tăng tần suất đi tiểu. Táo bón: hormone progesterone làm giãn cơ đường tiêu hóa, khiến thức ăn ở lại lâu hơn bình thường dẫn tới táo bón. Sưng lợi: xương và các dây chằng quanh miệng bị ảnh hưởng bởi thay đổi nội tiết. Miệng có thể xuất hiện những nốt phồng rộp quanh chân răng do mảng bám. Nếu ốm nghén dai dẳng thì bạn còn có thể bị sâu răng do axit trong miệng tăng. Khó thở: Sự thay đổi hormone khiến lưu lượng máu đến các màng nhầy tăng, làm chúng sưng lên và mềm đi gây nghẹt mũi, khó thở. Cố gắng đừng thở mạnh bởi có thể gây chảy máu cam. Ợ nóng và khó tiêu: khi đường tiêu hóa bị giãn, axit dạ dày trào ngược về phía thực quản gây khó tiêu. Nhức đầu thường xuyên: thay đổi nội tiết hoặc căng thẳng có thể gây đau đầu. Thiền hoặc yoga có thể giúp bạn giảm căng thẳng. Nhầm lẫn hoặc hay quên: biến đổi nội tiết khi mang thai cũng có thể gây mất trí nhớ tạm thời. Hãy ghi lại những điều quan trọng vào mục ghi nhớ trên điện thoại của bạn. Giãn tĩnh mạch: Lượng máu dư thừa gây áp lực lên các mạch máu khiến tĩnh mạch ở chân sưng lên. Tiết nhiều nước bọt: nguyên nhân do thay đổi nội tiết. Ngoài ra, cơ thể tiết nhiều nước bọt để trung hòa axit do trào ngược thực quản tạo ra.
Dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh
Cơ thể mẹ có nhiều biến đổi ở tuần thứ 15

Thay đổi cơ thể mẹ ở tuần thứ 15

Thay đổi thể trạng

Bụng bầu vẫn chưa lộ rõ trong tuần này. Tuy nhiên, những bà mẹ mang thai lần hai có thể sẽ thấy bụng lớn hơn một chút. Ngực lớn hơn, quầng vú trở nên sẫm màu. Những tĩnh mạch xanh quanh vùng ngực cũng trở nên nổi bật do lưu lượng máu tới đây tăng lên. Đường linea nigra trở nên đậm màu hơn. Thay đổi nội tiết khiến tóc bạn trở nên dày và bóng mượt hơn.

Thay đổi cảm xúc

Xuất hiện những giấc mơ kỳ lạ do nỗi lo khi mang thai mang lại. Tâm trạng lên xuống thất thường.
Xem thêm: Bẹ bầu bổ sung vitamin và khoáng chất cho sao cho hợp lý!
Thay đổi trong ham muốn tình dục. Hay lo lắng.

Sảy thai ở tuần thứ 15

Mặc dù nguy cơ sảy thai đã ít hơn so với giai đoạn 3 tháng đầu nhưng vẫn có những yếu tố có thể gây hiện tượng này:
Dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh
Khuyết tật ở tử cung. Các vấn đề về miễn dịch học Mất cân bằng nội tiết Nhiễm trùng. Những bất thường của thai nhi. Mẹ có tiền sử sản khoa bất lợi Từng bị bệnh viêm vùng chậu Mẹ tuổi cao Nghề nghiệp hoặc có sự tiếp xúc với những chất đặc thù ở nơi làm việc. Thói quen hút thuốc. Triệu chứng của sảy thai Đau bụng dữ dội Chảy máu Chảy nhiều máu kèm chuột rút

Khi nào gọi cho bác sĩ?

Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào dưới đây hãy gọi ngay cho bác sĩ: Sốt trên 38C Đau vùng chậu kèm chuột rút Đi tiểu ít hơn, nước tiểu sẫm màu. Nôn ói dữ dội. Mất ý thức Khó thở

Khám thai

Ở giai đoạn này, các bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm sau: Đo cân nặng Huyết áp Sàng lọc giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: một số xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm sàng lọc huyết thanh của mẹ (MSS), xét nghiệm máu tương tự như đã làm ở 3 tháng đầu. Những xét nghiệm này được gọi là quad test. Chúng được thực hiện để xác định nồng độ 4 chất AFP, estriol, inhibin và hCG trong máu nhằm đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down, Trisomy 18, các khuyết tật ống thần kinh (chẳng hạn như nứt đốt sống ở thai nhi), khuyết tật thành bụng của thai nhi. Trong khi xét nghiệm sàng lọc này không chính xác 100%, nó có thể giúp xác định khả năng có những bất thường nhiễm sắc thể và nói đến những chẩn đoán tiếp theo. Chọc nước ối: Đây là một xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện từ tuần 15-20 của thai kỳ. Xét nghiệm này được thực hiện nết kết quả xét nghiệm sàng lọc bất thường. Một lượng nhỏ nước ối được kiểm tra để xem có bất thường về di truyền hay không (như xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm, khuyết tật tim) và những khuyết tật bẩm sinh (như khuyết tật ống thần kinh hoặc nứt đốt sống). Một số xét nghiệm có thể không an toàn với bạn, vậy nên hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ thủ thuật chẩn đoán nào.
Xem thêm: Thai 24 tuần tuổi: Dấu hiệu, sự phát triển của bé và biến đổi của mẹ

Lời khuyên dành cho mẹ

Dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh
Mẹ cần bổ sung nhiều vitamin, dưỡng chất để có thai kỳ khỏe mạnhDưới đây là một vài lời khuyên bạn có thể làm theo để có một thai kỳ khỏe mạnh:

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Rất nhiều mẹ bầu đã vượt qua giai đoạn ốm nghén một cách khỏe mạnh nhờ sử dụng sản phẩm Sữa non colosence. Sản phẩm này dạng viên nang nén ( 1 viên hàm lượng dinh dưỡng tương đương 1 cốc sữa bầu ) Trong khi sữa bầu rất khó uống, vì vậy Sữa non colosence đã giải quyết được vấn đề này giúp cho các bà mẹ. Ngoài ra còn giúp đẹp mẹ và con trong quá trình mang thai. Sữa non cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chứa thêm kháng thể để tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu. Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, vui lòng click vào nút bên dưới.
Dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh
THÔNG TIN CHI TIẾT
Ăn thành từng bữa nhỏ hơn một cách đều đặn. Uống nhiều nước Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm thịt, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, rau và hoa quả tươi. Lượng calo hấp thụ trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ là 2.200 calo/ngày. Tập luyện nhẹ nhàng để cơ thể năng động, khỏe mạnh. Tránh tiêu thụ cafein và rượu bởi chúng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Nghỉ ngơi đúng cách và cố ngủ nghiêng về phía bên phải. Trong trường hợp buồn nôn, hãy uống nước chanh, ăn dưa hấu hoặc ngửi một quả chanh. Tránh bỏ bữa hoặc đi nằm ngay sau khi ăn xong. Tránh đồ ăn chưa nấu chín, cay, rán giòn và nhiều chất béo. Uống bổ sung vitamin (axit folic, vitamin B6) hàng ngày. Mặc quần áo thoải mái, thoáng khí. Tránh đi giày cao gót, sử dụng dép lê, giày bệt. Tránh uống thuốc mà không được sự đồng ý của bác sĩ. Luôn kết nối với gia đình và bạn bè.

Lời khuyên dành cho ông bố tương lai

Đây là những gì mà người chồng có thể làm để hỗ trợ vợ trong giai đoạn này của thai kỳ: Đi cùng vợ trong những lần khám thai. Giúp đỡ cô ấy làm việc nhà. Đi dạo hàng ngày cùng vợ. Lên kế hoạch ra ngoài để vợ cảm thấy thư giãn. Bắt đầu lên kế hoạch chào đón em bé mới sinh. Đi mùa đồ sơ sinh Mang thai là sự kết hợp của những niềm vui và vấn đề. Vậy nên hãy luôn tích cực và nắm bắt thông tin trong giai đoạn tuyệt đẹp nhưng đầy thách thức này. Cố gắng làm tốt nhất trong quãng thời gian này và tạo ra nhiều kỷ niệm đẹp. Nhưng sự an toàn của mẹ và bé vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu.

Bạn đang xem: Thai 15 tuần tuổi: Dấu hiệu, sự phát triển của bé và biến đổi của mẹ

Xem thêm: Những thay đổi mẹ bầu cần biết vào Tam cá nguyệt thứ 2 / Giảm ốm nghén