Danh sách đại biểu Quốc hội khóa 6

QUỐC HỘI KHOÁ VI (1976-1981)

14/03/2007 14:00

Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm:

Trong điều kiện đất nước thống nhất, sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại là tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước-Quốc hội khoá VI. Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định về đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; quyết định xây dựng Hiến pháp, về cơ cấu lãnh đạo của Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới, bầu các cơ quan đó để điều hành công việc chung của cả nước.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới. Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định khoá Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25-4-1976 là Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn-Gia Ðịnh là Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở đầu cho bước phát triển mới trong quá trình đi lên của đất nước.
Quốc hội khoá VI đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng hệ thống chính quyền mới ở miền Nam, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất bảo vệ chính quyền trong điều kiện hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá VI đã thông qua Hiến pháp năm 1980.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khoá VI (Quốc hội chung cả nước): Họp từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, tại Hà Nội, đã bầu:

  • Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng,
  • Phó Chủ tịch nước: -Nguyễn Lương Bằng
  • Nguyễn Hữu Thọ.
  • Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, gồm 21 thành viên chính thức và 2 thành viên dự khuyết.
  • Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh.
  • Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Ðồng.
  • Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Phạm Văn Bạch,
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Hữu Dực.
  • Quốc hội thành lập 6 Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban dự án pháp luật; Uỷ ban dân tộc; Uỷ ban văn hoá và giáo dục; Uỷ ban y tế và xã hội; Uỷ ban đối ngoại.

Các văn bản pháp quy đã thông qua: 1 Hiến pháp, 1 luật, 4 pháp lệnh

  • Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (ban hành ngày 19-12-1980)
  • Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 20-12-1980).
  • Pháp lệnh về việc Xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình (ban hành ngày 2-12-1978).
  • Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (ban hành ngày 21-11-1979).
  • Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh (ban hành ngày 26-4-1980).
  • Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Pháp lệnh năm 1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (ban hành ngày 22-1-1981)

Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn:

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào (ban hành ngày 15-9-1977)
  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Lào (ban hành ngày (15-9-1977).
  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ Ðức (ban hành ngày 13-12-1977).
  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô (ban hành ngày 29-11-1978).
  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia (ban hành ngày 23-2-1979).
  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Liên Xô (ban hành ngày 28-6-1979).
  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ (ban hành ngày 18-12-1979).
  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Ba Lan (ban hành ngày 18-12-1979).
  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự Việt Nam và Bungari (ban hành ngày 18-12-1979).
  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ Ðức (ban hành ngày 18-12-1979)
  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Mông Cổ (ban hành ngày 18-12-1979)
  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (ban hành ngày 27-3-1980).

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 25-4-1976
Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: hơn 23 triệu người
Tổng số đại biểu được bầu: 492
Thành phần đại biểu Quốc hội:

  • Công nhân: 80
  • Nông dân: 100
  • Tiểu thủ công nghiệp: 6
  • Quân đội: 54
  • Cán bộ chính trị:141
  • Tri thức và nhân sĩ: 98
  • Các tôn giáo: 13
  • Ðảng viên: 398
  • Ngoài Ðảng: 94
  • Phụ nữ:132
  • Dân tộc thiểu số: 67
  • Anh hùng lao động và chiến đấu:29
  • Thanh niên: (từ 20-30 tuổi): 58
  • Cán bộ ở Trung ương: 114

Cán bộ ở địa phương: 378

Quốc hội Việt Nam khóa VI (1976-1981) Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất (lần đầu kể từ năm 1954) được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976 với 492 đại biểu trúng cử. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI cũng chính là cuộc Tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam theo các điều khoản trong Hiệp định hoà bình Paris 1973 trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.[2]

Quốc hội Việt Nam


Quốc hội chung cả nước

Quốc hội Việt Nam khóa VI
Danh sách đại biểu Quốc hội khóa 6

Quốc huy

Dạng
Mô hình

Đơn viện

Các việnQuốc hội

Thời gian nhiệm kỳ

24/06/1976 – 23/06/1981
4năm, 364ngày
Lịch sử
Thành lập6 tháng 1, 1946(1946-01-06)
TrướcQuốc hội khóa V
Kế tiếpQuốc hội khóa VII

Kỳ họp mới bắt đầu

24 tháng 6 - 3 tháng 7 năm 1976:
Kỳ họp thứ nhất
Lãnh đạo

Chủ tịch Quốc hội

Trường Chinh,Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ 25 tháng 6 năm 1976

Chủ tịch nước

Tôn Đức Thắng

Phó Chủ tịch nước

Nguyễn Lương Bằng
Nguyễn Hữu Thọ

Thủ tướng Chính phủ

Phạm Văn Đồng

Chánh án TAND tối cao

Phạm Văn Bạch

Viện trưởng VKSND tối cao

Trần Hữu Dực

Cơ cấu
Số ghế492
Danh sách đại biểu Quốc hội khóa 6
Chính đảng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (398-80,9%)
  • Đảng Cộng sản
  • Đảng Dân chủ[1]
  • Đảng Xã hội
Không đảng phái (94-19,1%)

Nhiệm kỳ

1976-1981
Bầu cử
Bầu cử vừa qua25/04/1976
Bầu cử Quốc hội khóa VI
Bầu cử tiếp theo26/04/1981
Bầu cử Quốc hội khóa VII
Trụ sở
Danh sách đại biểu Quốc hội khóa 6
Hội trường Ba Đình, Hà Nội
Trang web
quochoi.vn

Mục lục

  • 1 Thành phần quốc hội
    • 1.1 Cơ cấu thành phần của Quốc hội
    • 1.2 Danh sách lãnh đạo
    • 1.3 Ủy ban Dự thảo Hiến pháp
  • 2 Quá trình thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước
  • 3 Các kỳ họp
    • 3.1 Kỳ họp thứ nhất
    • 3.2 Kỳ họp thứ hai
    • 3.3 Kỳ họp thứ ba
    • 3.4 Kỳ họp thứ tư
    • 3.5 Kỳ họp thứ năm
    • 3.6 Kỳ họp thứ sáu
    • 3.7 Kỳ họp thứ bảy
  • 4 Tham khảo

Thành phần quốc hộiSửa đổi

Quốc hội khóa VI gồm có 492 đại biểu, trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết.

Cơ cấu thành phần của Quốc hộiSửa đổi

  • Công nhân: 80
  • Nông dân: 100
  • Tiểu thủ công nghiệp: 6
  • Quân đội: 54
  • Cán bộ chính trị:141
  • Tri thức và nhân sĩ: 98
  • Các tôn giáo: 13
  • Ðảng viên: 398
  • Ngoài Ðảng: 94
  • Phụ nữ:132
  • Dân tộc thiểu số: 67
  • Anh hùng lao động và chiến đấu:29
  • Thanh niên: (từ 20-30 tuổi): 58
  • Cán bộ ở Trung ương: 114
  • Cán bộ ở địa phương: 378

Danh sách lãnh đạoSửa đổi

Ngày 2-7-1976, Quốc hội khóa VI đã tiến hành bầu các lãnh đạo các cơ quan cao nhất của Nhà nước và thành lập Chính phủ mới.

- Nhà nước

  • Chủ tịch: Tôn Đức Thắng
  • Phó Chủ tịch:
    • Nguyễn Lương Bằng
    • Nguyễn Hữu Thọ

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội

  • Chủ tịch: Trường Chinh
  • Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Xuân Thủy
  • Phó Chủ tịch:
    • Hoàng Văn Hoan
    • Phan Văn Đáng
    • Nguyễn Thị Thập
    • Chu Văn Tấn
    • Nguyễn Xiển
    • Trần Đăng Khoa
  • Ủy viên:
    • Lê Thành
    • Nguyễn Đức Thuận
    • Trần Đình Tri
    • Trương Tấn Phát
    • Võ Thành Trinh
    • Nguyễn Công Tâm
    • Đào Văn Tập
    • Hòa thượng Thích Thiện Hào
    • Nguyễn Thị Như
    • Phan Minh Tánh
    • Cầm Ngoan
    • Huỳnh Cương
    • Anh hùng Núp
  • Ủy viên Dự khuyết:
    • Vũ Định
    • Nguyễn Thị Được

- Các Ủy ban của Quốc hội

  • Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách do Nguyễn Văn Trân làm Chủ nhiệm và 35 Ủy viên.
  • Ủy ban Dự án Pháp luật do Trương Tấn Phát làm Chủ nhiệm và 17 Ủy viên.
  • Ủy ban Dân tộc do Chu Văn Tấn làm Chủ nhiệm và 26 Ủy viên.
  • Ủy ban Văn hóa và Giáo dục do Lưu Hữu Phước làm Chủ nhiệm và 27 Ủy viên.
  • Ủy ban Y tế và Xã hội do Nguyễn Văn Thủ làm Chủ nhiệm và 21 Ủy viên.
  • Ủy ban Đối ngoại do Hoàng Minh Giám làm Chủ nhiệm và 11 Ủy viên.

- Hội đồng Chính phủ

  • Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Đồng
  • Phó Thủ tướng:
    • Phạm Hùng
    • Huỳnh Tấn Phát
    • Võ Nguyên Giáp
    • Nguyễn Duy Trinh
    • Lê Thanh Nghị
    • Võ Chí Công
    • Đỗ Mười
  • Bộ trưởng, Chủ nhiệm các Ủy ban Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ:
    • Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Trần Quốc Hoàn
    • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Nguyễn Duy Trinh
    • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Võ Nguyên Giáp
    • Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp: Võ Thúc Đồng
    • Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp: Hoàng Văn Kiểu
    • Bộ trưởng Bộ Thủy lợi: Nguyễn Thanh Bình
    • Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim: Nguyễn Côn
    • Bộ trưởng Bộ Điện và Than: Nguyễn Chấn
    • Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Đỗ Mười
    • Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Phan Trọng Tuệ
    • Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ: Vũ Tuân
    • Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm: Ngô Minh Loan
    • Bộ trưởng Bộ Hải sản: Võ Chí Công
    • Bộ trưởng Bộ Nội thương: Hoàng Quốc Thịnh
    • Bộ trưởng Bộ Ngoại thương: Đặng Việt Châu
    • Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đào Thiện Thi
    • Bộ trưởng Bộ Lao động: Nguyễn Thọ Chân
    • Bộ trưởng Bộ Vật tư: Trần Sâm
    • Bộ trưởng Bộ Văn hóa: Nguyễn Văn Hiếu
    • Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp: Nguyễn Đình Tứ
    • Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Nguyễn Thị Bình
    • Bộ trưởng Bộ Y tế: Vũ Văn Cẩn
    • Bộ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội: Dương Quốc Chính
    • Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước: Lê Thanh Nghị
    • Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước: Nguyễn Hữu Mai
    • Bộ trưởng Phủ Thủ tướng: Đặng Thí
    • Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng: Phan Mỹ
    • Bộ trưởng phụ trách công tác Văn hóa, Giáo dục ở Phủ Thủ tướng: Trần Quang Huy
    • Bộ trưởng phụ trách công tác Dầu khí: Đinh Đức Thiện
    • Bộ trưởng phụ trách công trình sông Đà: Hà Kế Tấn
    • Bộ trưởng phụ trách công tác Khoa học - Kỹ thuật Nông nghiệp: Nghiêm Xuân Yêm
    • Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước: Hoàng Anh
    • Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước: Tô Duy
    • Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Lê Quảng Ba
    • Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước: Trần Đại Nghĩa
    • Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ: Trần Nam Trung

- Hội đồng Quốc phòng

  • Chủ tịch: Tôn Đức Thắng
  • Phó Chủ tịch: Phạm Văn Đồng
  • Ủy viên:
    • Lê Duẩn
    • Trường Chinh
    • Phạm Hùng
    • Võ Nguyên Giáp
    • Nguyễn Duy Trinh
    • Lê Thanh Nghị
    • Trần Quốc Hoàn
    • Văn Tiến Dũng

- Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao: Phạm Văn Bạch

- Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Trần Hữu Dực

Ủy ban Dự thảo Hiến phápSửa đổi

Theo đề nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã bầu Ủy ban Dự thảo Hiến pháp cho nước Việt Nam thống nhất. Ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 thành viên sau đây:

- Chủ tịch: Trường Chinh

- Ủy viên:

  1. Phan Anh
  2. Phạm Văn Bạch
  3. Nghiêm Chưởng Châu
  4. Võ Chí Công
  5. Trần Hữu Dực
  6. Vũ Định
  7. Nguyễn Thị Định
  8. Phạm Văn Đồng
  9. Võ Nguyên Giáp
  10. Hòa thượng Thích Thiện Hào
  11. Hoàng Văn Hoan
  12. Trần Quốc Hoàn
  13. Phạm Hùng
  14. Phạm Công Khanh
  15. Trần Bửu Kiếm
  16. Nguyễn Lam
  17. Nguyễn Long
  18. Lê Văn Lương
  19. Trần Kiêm Lý
  20. Trương Tấn Phát
  21. Đỗ Xuân Sảng
  22. Chu Văn Tấn
  23. Đào Văn Tập
  24. Lê Thành
  25. Trịnh Đình Thảo
  26. Nguyễn Hữu Thọ
  27. Xuân Thủy
  28. Trần Đình Tri
  29. Linh mục Võ Thành Trinh
  30. Bùi Thị Thanh Vân
  31. Phạm Thị Thanh Vân (Ngô Bá Thành)
  32. Hoàng Quốc Việt
  33. Nguyễn Xiển
  34. Nghiêm Xuân Yêm
  35. Ka H`Yiêng

Quá trình thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nướcSửa đổi

Quá trình thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước bao gồm ba bước

1. Đại biểu nhân dân hai miền họp Hội nghị hiệp thương chính trị để thống nhất nhận định về yêu cầu và nội dung của toàn bộ sự nghiệp hoàn thành thống nhất nước nhà; về tầm quan trọng và tính cấp bách cũng như về bước đi và biện pháp của việc thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước. Hội nghị này họp vào trung tuần tháng 11 năm 1975 ở thành phố Hồ Chí Minh và đã thành công tốt đẹp

2. Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Cuộc tổng tuyển cử này đã được tiến hành trong cả nước ngày 25 tháng 4 năm 1976 theo những nguyên tắc thật sự dân chủ là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Thắng lợi vang dội đã giành được trong cuộc tổng tuyển cử có tính chất quyết định đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.

3. Quốc hội chung của cả nước họp để xác nhận kết quả cuộc tổng tuyển cử; quyết định thể chế nhà nước trong khi chưa có Hiến pháp mới; thảo luận về tình hình và nhiệm vụ, về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, về chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước ta;quyết định tên nước, quốc huy, quốc kỳ, quốc ca, thủ đô, v.v.; quyết định và bầu những cơ quan lãnh đạo của Nhà nước Việt Nam thống nhất để điều hành công việc của cả nước, bầu Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa[2].

Các kỳ họpSửa đổi

Kỳ họp thứ nhấtSửa đổi

Kỳ họp thứ nhất diễn ra từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976 đã bầu ra:

  • Chủ tịch Nước: Tôn Đức Thắng
  • 2 Phó Chủ tịch Nước: Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Hữu Thọ
  • Thủ tướng: Phạm Văn Đồng
  • Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh

Tại kỳ họp này, vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đã đưa ra Nghị quyết của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI,[3] trong đó:

  • Quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Thủ đô là Hà Nội
  • Đổi tên Sài Gòn và tỉnh Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Quyết định quốc kỳ, quốc huy, quốc ca.

Kỳ họp thứ haiSửa đổi

Kỳ họp thứ 2 diễn ra từ ngày 11 tháng 1 đến ngày 15 tháng 1 năm 1977.

Kỳ họp thứ baSửa đổi

Kỳ họp thứ 3 diễn ra từ ngày 20 tháng 12 đến ngày 28 tháng 12 năm 1977.

Kỳ họp thứ tưSửa đổi

Kỳ họp thứ 4 diễn ra từ ngày 22 tháng 12 đến ngày 29 tháng 12 năm 1978.

Kỳ họp thứ nămSửa đổi

Kỳ họp thứ 5 diễn ra từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 30 tháng 5 năm 1979.

Kỳ họp thứ sáuSửa đổi

Kỳ họp thứ 6 diễn ra từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 29 tháng 12 năm 1979.

Kỳ họp thứ bảySửa đổi

Kỳ họp thứ 7 diễn ra từ ngày 12 tháng 12 đến ngày 26 tháng 12 năm 1980.

Ngày 18 tháng 12 năm 1980, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 1980.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ tránh nhầm lẫn với Đảng Dân chủ thế kỷ 21 phi chính đảng, không phải Đảng Dân chủ Việt Nam khôi phục.
  2. ^ a b http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-010220154344256/index-2102201541308568.html
  3. ^ “Kỳ 3: Kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa VI với những quyết định quan trọng hoàn thành công cuộc thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước”. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)

  • Danh sách ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VI[liên kết hỏng] (kèm ảnh chân dung)
  • Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh[liên kết hỏng]
Tiền nhiệm:
Quốc hội khóa V
Quốc hội khóa VI
1976 - 1981
Kế nhiệm:
Quốc hội khóa VII