Danh mục bệnh hưởng chế độ chất độc hóa học

Các mức hưởng chế độ chất độc da cam mới nhất hiện nay được quy định tại Nghị định số 75/2021/NĐ-CP. Tham khảo bài viết dưới đây để biết chi tiết.

Chế độ dành cho người nhiễm chất độc da cam

Theo Điều 30 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 quy định các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gồm:

1. Trợ cấp hằng tháng:

- Người mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học: Hưởng trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể theo các mức từ 21% - 40%, từ 41% - 60%, từ 61% - 80% hoặc từ 81% trở lên;

- Người bị vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật mà không mắc bệnh hoặc mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học:

  • Có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%: Hưởng trợ cấp hằng tháng như người có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% - 60%;
  • Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên: Hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể theo mức từ 61% - 80% hoặc từ 81% trở lên;

- Bệnh binh mắc thêm bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học do nhiễm chất độc hóa học được khám giám định tổng hợp để hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể;

- Bệnh binh bị vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật được hưởng trợ cấp hằng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% - 60%;

- Bệnh binh mắc thêm bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học do nhiễm chất độc hóa học và bị vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật được chọn hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể hoặc hưởng trợ cấp hằng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% - 60%.

2. Phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81 % trở lên.

3. Trợ cấp người phục vụ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

4. Bảo hiểm y tế.

5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

6. Chế độ ưu đãi khác:

- Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

- Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Các mức hưởng chế độ chất độc da cam mới nhất (Ảnh minh họa)

Các mức hưởng chế độ chất độc da cam

Đối chiếu với quy định tại Phụ lục I Nghị định 75/2021/NĐ-CP, mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người nhiễm chất độc da cam được quy định như sau:

Tỷ lệ tổn thương cơ thể

Trợ cấp

(đồng/tháng)

Phụ cấp

(đồng/tháng)

Từ 21 % - 40%

1.234.000

Từ 41% - 60%

2.062.000

Từ 61% - 80%

2.891.000

Từ 81 % trở lên

3.703.000

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81 % trở lên

815.000

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

1.624.000

Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình

Ông Chung hỏi, 2 bệnh ung thư trực tràng và ung thư dạ dày có thuộc Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học không? Có thuộc loại ung thư phần mềm không? Nếu đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thì bố ông được hưởng mức bao nhiêu %?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Liên Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học, gồm:

1. Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma).

2. U lympho không Hodgkin (Non - Hodgkin’s lymphoma).

3. U lympho Hodgkin (Hodgkin’s disease).

4. Ung thư phế quản - phổi (Lung and Bronchus cancer).

5. Ung thư khí quản (Trachea cancer).

6. Ung thư thanh quản (Larynx cancer).

7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer).

8. Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers).

9. Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler’s disease).

10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính (Acute, subacute peripheral neuropathy).

11. Bệnh trứng cá do clo (Chloracne).

12. Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes).

13. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda).

14. Bất thường sinh sản (Unusual birth): Vô sinh.

15. Các rối loạn tâm thần (Mental disorders): Quy định cụ thể tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh: Quy định cụ thể tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

17. Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida).

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp bố của ông mắc bệnh ung thư trực tràng và ung thư dạ dày không thuộc Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.

Về câu hỏi bệnh ung thư trực tràng và ung thư dạ dày có thuộc ung thư phần mềm không, đề nghị ông liên hệ với cơ quan thuộc Bộ Y tế để được xem xét trả lời theo thẩm quyền.

Chủ đề