Đánh giá về vua hàm nghi năm 2024

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao tặng quà lưu niệm tới Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng. Ảnh: TTBTDTCĐ cung cấp

Ngày 24/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đoàn công tác này gồm ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và ông Nguyễn Huy Thái, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ.

Đoàn có buổi làm việc tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Đại sứ Đinh Toàn Thắng đã tiếp đoàn. Cùng dự có Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO và các cán bộ Đại sứ quán.

Đại sứ Đinh Toàn Thắng cho biết hiện nay ở Pháp còn lưu giữ nhiều hiện vật, cổ vật lịch sử, đặc biệt liên quan đến Triều Nguyễn tại một số bảo tàng như Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Cernuschi, Bảo tàng Guimet, Bảo tàng Quai Branly, Trường Viễn Đông Bác cổ….

Đại sứ khẳng định sẵn sàng hỗ trợ tỉnh trong việc kết nối với các bảo tàng, nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và chuyên gia bảo tồn để tìm kiếm nguồn tư liệu lịch sử Thừa Thiên Huế quan tâm, cũng như thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Thừa Thiên Huế với các đối tác Pháp, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong chuyến công tác tới tỉnh vừa qua.

Đại sứ cũng nhấn mạnh những thành tựu và triển vọng thúc đẩy hợp tác giữa Thừa Thiên Huế và UNESCO, bày tỏ sự quan tâm tới chương trình trao đổi sắp tới giữa UNESCO và Thừa Thiên Huế.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cảm ơn sự hỗ trợ của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp đối với công tác tìm kiếm tư liệu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô những năm vừa qua. Đây là lần đầu tiên Thừa Thiên Huế cử một đoàn công tác đi Pháp với mục đích tìm kiếm, kết nối thông tin về di sản, về vua Hàm Nghi, về bảo tồn di sản theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Đồng thời khẳng định Thừa Thiên Huế đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác Pháp và quốc tế như Trường Viễn Đông Bác cổ, UNESCO, một số chuyên gia Pháp như nhà nghiên cứu lịch sử Amandine Dabat, chắt của Vua Hàm Nghi trong công tác tìm kiếm hiện vật, tư liệu lịch sử về Việt Nam. Thừa Thiên Huế cũng sẽ thúc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với Pháp trong năm 2023 để tổ chức Hội thảo quốc gia nhằm kỷ niệm 100 năm ngày mất của Vua Hàm Nghi hay phối hợp với UNESCO kỷ niệm 30 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản thế giới.

Đánh giá về vua hàm nghi năm 2024

Đoàn tham quan các không gian, bảo tàng trong quá trình làm việc tại Pháp. Ảnh: TTBTDTCĐ cung cấp

Sau đó, đoàn thăm và làm việc với Bảo tàng Cernuschi - Paris. Bà Anne Fort - Giám đốc, Chuyên gia bảo tồn - phụ trách các bộ sưu tập Việt Nam và Trung Á tiếp đoàn. Bà Anne Fort đã giới thiệu với đoàn các mục lục, sách catalogue về các bộ sưu tập của Bảo tàng về Việt Nam cũng như nguồn tư liệu về Triều Nguyễn - Việt Nam. Ngoài ra, trực tiếp hướng dẫn, giải thích về các bộ sưu tập của Châu Á tại Bảo tàng và giới thiệu các bộ sưu tập trưng bày của Việt Nam về khảo cổ học, gốm sứ, tranh...

Đặc biệt, đoàn đã được xem tác phẩm điêu khắc gốc “Phụ nữ cầm hoa hồng” vừa được phục chế thuộc bộ sưu tập của vua Hàm Nghi. Được biết, bảo tàng có 5 tác phẩm của vua Hàm Nghi và đã cho Bảo tàng nghệ thuật châu Á Nice mượn 4 để triển lãm, hiện có 1 tác phẩm đang bảo quản riêng kho lưu trữ.

Đoàn đã đề nghị cho phép sử dụng các dữ liệu điện tử từ các Bộ sưu tầm bảo quản về Việt Nam: về Vua Hàm Nghi, Cung đình Huế và các nghệ sỹ gốc Việt Nam (họa sỹ Lê Bá Đảng). Đồng thời hai bên đã trao đổi các định hướng hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Bảo tàng Cernuschi trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Pháp, đoàn công tác có kế hoạch làm việc tại Trường Viễn Đông Bác cổ, Bảo tàng Guimet - bảo tàng quốc gia nghệ thuật châu Á, cũng như gặp gỡ và trao đổi với bà Amandine Dabat - nhà nghiên cứu lịch sử, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.

Đoàn sẽ tìm hiểu, trao đổi định hướng hợp tác về tìm kiếm nguồn tư liệu liên quan đến triều đình nhà Nguyễn, công trình kiến trúc Thái Miếu, Điện Cần Chánh, Điện Kiến Trung, Văn Miếu, cũng như thỏa thuận hợp tác văn hóa trong lĩnh vực xuất bản và tư liệu số.

Lên ngôi khi mới 14 tuổi nhưng vua Hàm Nghi là một trong những vị vua nhà Nguyễn rất yêu nước, mạnh mẽ chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Trong thời gian tại vị, nhà vua đã ban chiếu Cần Vương, tạo nên một làn sóng chống Pháp lan rộng cả nước.

1. Vua Hàm Nghi là ai?

Vua Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của triều đại nhà Nguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 3/8/1871. Khi vua Kiến Phúc qua đời, Ưng Lịch lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Hàm Nghi khi mới 14 tuổi.

Đánh giá về vua hàm nghi năm 2024

Vua Hàm Nghi là một trong những vị vua rất yêu nước của triều Nguyễn

Vua Hàm Nghi và vua Duy Tân, Thành Thái là 3 vị vua yêu nước, dám mạnh mẽ chống lại chính quyền thực dân Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc.

2. Quá trình làm vua của vua Hàm Nghi

Sau khi Hòa ước Giáp Thân ký kết, vua Hàm Nghi mới lên ngôi. Lễ đăng quang của ông không được báo với Khâm sứ Pháp biệt nên Rê-na không thừa nhận vua mới. Khi triều đình Huế và Pháp đang trong quá trình thương lượng, đại thần Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công đồn Mang Cá và đồn quân Pháp cạnh tòa Khâm Sứ nhưng thất bại. Tôn Thất Thuyết sau đó hộ tống vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở, Quảng Trị.

Tại đây, vua Hàm Nghi đã phê chuẩn Chiếu Cần Vương, phát động phong trào kháng chiến chống Pháp, kêu gọi sĩ phu và dân chúng cả nước đứng dậy chống thực dân xâm lược. Phong trào Cần Vương kéo dài đến năm 1888, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của rất nhiều văn thần, nghĩa sĩ và người dân yêu nước.

Tuy nhiên, vào ngày 14/11/1888, chính quyền thực dân Pháp sử dụng kế phản gián đã bắt được vua Hàm Nghi khi ông chỉ mới 17 tuổi. Mặc dù Pháp đã tìm mọi cách để chiêu dụ, mua chuộc nhà vua hợp tác, song ông đã thẳng thừng từ chối. Vì thế, thực dân Pháp đã bắt và lưu đày ông sang tận Algérie.

Đánh giá về vua hàm nghi năm 2024

Nhà vua phát động phong trào Cần Vương, tạo nên một làn sóng chống Pháp mạnh mẽ thời bấy giờ

Tại Algérie, vua Hàm Nghi được đưa đến một biệt thự thuộc làng Enbia. Ban đầu, ông tẩy chay và không đồng ý học tiếng Pháp.. Tuy nhiên sau một thời gian sinh sống và tiếp xúc với những người Pháp lịch thiệp, nhà vua biết rằng mình cần phải học để hiểu văn hóa Pháp và thế giới.

Vốn thông minh từ nhỏ, vua Hàm Nghi nhanh chóng sử dụng thông thạo tiếng Pháp và am hiểu về mỹ thuật, văn chương Pháp. Sau này, ông còn là một họa sĩ tài hoa và giao lưu với nhiều trí thức Pháp nổi tiếng. Dù sống tại Pháp, nói tiếng Pháp nhưng nhà vua vẫn giữ tập tục truyền thống, mặc áo dài và quần the, đầu búi tó.

Có thể nói rằng một gia đình nhỏ cùng với âm nhạc, hội họa đã giúp nhà vua phần nào nguôi ngoai nỗi đau mất nước và bị lưu đày. Ông sống tại đây đến 47 năm và mất vào 4/1/1943 do bệnh ung thư dạ dày. Ông được chôn cất tại Thnac, Nouvelle-Aquitaine, Pháp. Vì áp lực của thực dân Pháp nên nhà Nguyễn đã không lập miếu hiệu cho ông.

Ngày nay, niên hiệu Hàm Nghi của nhà vua được dùng để đặt tên cho các tuyến đường tại Hà Nội, TP.HCM, Huế, Hải Phòng và Quảng Ninh.

3. Gia đình và hậu duệ

Vua Hàm Nghi sống tại Pháp và kết hôn với Marcelle Laloe – con gái của chánh án tòa Thượng thẩm Alger vào năm 1904. Ông bà có 3 người con gồm 2 con gái và 1 con trai là công chúa Như Mai, công chúa Như Lý và hoàng tử Minh Đức.

Đánh giá về vua hàm nghi năm 2024

Vua Hàm Nghi tại Pháp đã trở thành một họa sĩ

Thông qua tiểu sử vua Hàm Nghi có thể thấy rằng ông là một vị vua có tài và yêu nước, dám quyết liệt chống lại thực dân Pháp xâm lược. Dù biến động thời cuộc và phải sống ở xứ người đến khi qua đời, song những gì nhà vua làm được trong thời gian trị vì sẽ mãi là niềm tự hào của hậu thế.

Đánh giá về vua hàm nghi năm 2024

Hồng Tuyết là một cựu phóng viên đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp của bản thân. Để có thể có được những thông tin nhanh nhất, chính xác nhất lĩnh vực lịnh sử, và kiến thức học tập, Hồng Tuyết đã phải làm việc hết sức chăm chỉ và nhiệt huyết.

Vua Hàm Nghi trị vị bao lâu?

Hàm Nghi.

Ai là người phản bội vua Hàm Nghi?

Chiều ngày 24/12/1893, Ngọc chỉ huy đồn Thanh Lãng đang say rượu và hút thuốc phiện, thì đồn bị nghĩa quân Phan Đình Phùng tấn công. Ngọc vội vàng tìm cách kháng cự thì dính một phát đạn khiến hắn ngã xuống. Lập tức người ta chặt lấy đầu hắn, bêu ngay trước túp lều mà hắn đã phản bội, bắt nộp Vua Hàm Nghi cho Pháp.

Sau khi bị bắt vua Hàm Nghi bị đẩy đi đâu?

Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì vua Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị Pháp đưa đi lưu đày ở Alger (thủ phủ xứ Algerie) và qua đời tại đây năm 1944 vì bệnh ung thư dạ dày.

Hàm Nghi là vị vua thứ mấy?

Vua Hàm Nghi (1871 - 1944), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ 8 của triều Nguyễn. Ông được các phụ chính đại thần chống Pháp là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ngày 2.8.1884, khi mới 13 tuổi.