Đánh giá phim the vietnam war năm 2024

cố tình đánh bom các sân trường và các chùa chiền, chỉ là thảm sát các giáo viên và viên chức làng xã, cùng đi bắt cóc và khủng bố người dân thường, lẫn pháo kích bừa bãi vào mọi thành phố luôn.

Các “thuyền nhân” cùng mọi người di cư khác mà hiện đang định cư tại Mỹ hay các nơi khác trong thế giới tự do thì đều đã chứng tỏ lòng can đảm cực kỳ và cá tính cần mẩn trong cố gắng tái lập cư cho bản thân và gia đình mình. Họ hoàn toàn không hề được Burns ghi nhận hay khen ngợi, và đương sự cũng không thèm đoái hoài phân tích quyết tâm của họ qua thái độ cương quyết không chấp nhận sống dưới cái chế độ cộng sản áp bức mà đã cướp quyền kiểm soát đất nước của họ.

Cái Sự Thật Qua Định Nghĩa của Burns

Burns đã cứ lặp đi lặp lại trong các tài liệu phân phát khắp nơi cho mọi người cái tuyên ngôn “Về chiến tranh thì không thể chỉ có một chân lý duy nhất mà thôi”. Nhưng cũng lại đã có một thứ chân lý khách quan, tuy là rất bàng bạc và khó nhận ra được. Điều mà chúng ta đang nhận ra ở đây thì chỉ là cái loại “chân lý” được chọn ra qua cái lăng kính của chỉ Burns mà thôi.

Hòa Giải

Cuối cùng, cái ý tưởng cho rằng kiểu giải thích cực kỳ sai lầm này và những người từng tham dự cuộc chiến đó, rồi thì bằng cách nào đó, sẽ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự “hòa giải” như Burns tung hô, xem ra thật là khờ dại. Không thể nào mà có được điều kiện trung dung, và chính cái bộ phim của Burns cũng đã chứng minh, nếu không có gì khác hơn, là sự phân chia vẫn quá ư là sâu xa và bất hàn gắn được.

Kết Luận

Bài của Ban Biên tập trên báo The Washington Post vào một ngày đẹp trời, ngày 17 tháng 9 năm 1996: “Vai trò của Mỹ trong cuộc Chiến Việt Nam, với bao thất bại và lộn xộn, đã không hề là ngẫu nhiên. Nó phát sinh từ những cội nguồn sâu xa, những lý do căn bản và hợp tình nhất của mong muốn khẳng định nền tự do trên khắp thế giới”. Tiêu chuản này thì quý vị sẽ không thể nào tìm ra được trong bộ phim của Burns, và điều này đã cho thấy nó quá ư là cực kỳ sai lầm và càng đặc biệt là sai lầm ngay trong căn bản.

* Bài này đã được đăng trên Antiwar Activists, Historical Perspective, Myth vs. Fact, The Lessons of War on October 11, 2019.

***

Hình đều do người chuyển ngữ sưu tầm trên Liên Mạng. Các đoạn nhấn mạnh bằng màu hay có gạch đít là của người chuyển ngữ.

►1 https://www.warhistoryonline.com/world-war-i/faked-footage-battle-of-somme.html Chiếu theo bài này thì “Dustoff men” là các quân y sĩ và phi công tình nguyện chuyên xông vào các khu vực nóng bỏng và chấp nhận đánh đổi mạng sống của họ để giải cứu càng nhiều binh sĩ càng tốt. Cái tên này xuất phát từ “call sign”, cái tín hiệu truyền tin riêng của Đơn vị Quân y thứ 57 mà đã bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 1962.

►2 Denton Winslow “Mogie” Crocker Jr. (1947 – 1966) nguyên là một binh nhất Mỹ đã tử trận tại Kontum, hưởng thọ 19 tuổi.

►3 Lynn Novick là người đồng sản xuất bộ phim The Vietnam War với Ken Burns.

►4 https://wiki.vvfh.org/index.php/Thomas_Vallely Thomas Vallely, tay cựu chiến binh cố vấn trưởng làm phim cho Burns, từng tham gia trong vụ biểu diễn quăng bỏ huy chương tại buổi biểu tình VVAW 1971 của cựu chiến binh phản chiến và là đồng môn của các tay phản chiến như là linh mục Drinan và cũng là ủng hộ viên của John Kerry. Năm 1989, Vallely đã thành lập Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard và vào năm 1994, đương sự thành lập Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ đó, y đã cộng tác với Trung tâm Ash về Quản trị và Đổi mới Dân chủ tại Đại học Harvard với tư cách là một chuyên gia đương thời về Việt Nam.

►5 https://washingtonbabylon.com/vietnam-derangement-syndrome-a-bit-more-on-the-bullshit-burnsumentary/ Burns và Novick đã đặc biệt cực kỳ bám vào quan điểm của một nhân vật khác – mà nói đúng ra thì, ngược lại y thị cũng cứ bám theo bưng bô bộ sậu này suốt trong chuyến đi để quảng bá cho bộ phim – nhân vật mà cũng đã được xác định trong bộ phim tài liệu này với cái tên là “Dương Vân Mai, Hà Nội”, và sau đó là “Dương Vân Mai, Sài Gòn”. Đây là tên thời con gái của Dương Văn Mai Elliott, vợ cả 53 năm qua của David Elliott, một cựu thẩm vấn viên RAND tại Việt Nam và là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Pomona ở California. Kể từ khi đi du học tại Đại học Georgetown vào đầu những năm 1960, Mai Elliott đã sống lâu ở Mỹ hơn là ở Việt Nam.

https://en.wikipedia.org/wiki/RAND_Corporation

RAND Corporation là một nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận gồm các chuyên gia về chính sách toàn cầu của Mỹ được thành lập vào năm 1948 bởi Công ty Sản Xuat Phi cơ Douglas để cung cấp nghiên cứu và phân tích cho Quân đội Hoa Kỳ. Họ được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ và các quỹ tư nhân, các công ty, các đại học và luôn cả những cá nhân.

Thị Elliott, gốc tích cũng là một cựu nhân viên của RAND, nguyên từng là con gái của một công chức cấp cao trong chính quyền thực dân Pháp. Sau chiến bại của Pháp nhân cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, gia đình y thị đã di cư từ Hà Nội về Sài Gòn, trừ một người chị ruột mà sau đó đã đi theo bọn Việt Minh về miền Bắc. Điều này đã cho phép Elliott khẳng định – như y thị cũng đã lặp đi lặp lại trong những lần xuất hiện trước công chúng – rằng Việt Nam là một “cuộc nội chiến”. Quả thật chiến tranh thì cũng đã khiến phân tán các gia đình như của y thị, nhưng sự kiện đã có những chiến binh đứng lên chống lại bọn bưng bô cho thực dân thì quả thật không thể gọi là một cuộc nội chiến được. Đã không hề có ai đã coi cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất là một cuộc nội chiến. Đó là một cuộc đấu tranh chống thực dân đã bị chuyển thành nhàm chán cho tới khi Lansdale và Diệm đã thành lập được cái khuôn mẫu thực sự của cái gọi là một quốc gia. Những người Mỹ từng bị miễn cưỡng phải giúp đám Pháp tái lập chế độ thực dân ở châu Á có thể đã cảm thấy thoải mái hơn khi đi binh vực các chiếc mũ trắng trong một cuộc nội chiến này mà thôi. Thị Elliott, một nạn nhân khá hùng hồn và hăng say trong cuộc chiến này, đã quả thật là hiện thân của cái nhân vật khốn nạn đau khổ mà người lính Mỹ đang cố gắng cứu thoát khỏi sự xâm chiếm của bọn Cộng sản mà thôi.

Nhận xét của người chuyển ngữ:

Thị Elliott là hình ảnh tiêu biểu của những tên “ăn cơm Quốc gia đi thờ ma Cộng sản”, như cái đám Ngô Vĩnh Long (tại Mỹ) hay Nguyễn Ngọc Giao (tại Pháp), tuyệt VÔ CẢM mà chỉ biết sống theo cảm xúc ích kỷ cá nhân của mình, lượm được thằng chồng Mỹ mũi lỏ mắt xanh quá ư là đẹp trai, có được bơ tươi sữa béo rồi thì không hề còn biết chia xẻ được tình tự dân tộc nữa và chỉ còn biết xúi “trẻ quốc nội” đi tìm cứt dê mà ăn CÒN mình thì cứ ở xứ NGƯỜI rung đùi vung vít đại ngôn!

Tưởng xuất ngoại để mở mang trí óc, nhưng cái HAY không học mà lại đi học cái NGU của bọn trí thức ‘salon’ Tây phương, như nhà văn Pháp liêm khiết không vô cảm Olivier Todd đã phân tích trong buổi mạn đàm cùng nguyệt san Réalités (tờ báo từng ra mắt năm 1946 và đã đình bản năm 1978 tại Pháp):

“Thái độ thiên Việt-cộng phát xuất phần nào từ quan niệm chống Mỹ mà giới trí thức tự đội lấy cũng như là từ mặc cảm tội lổi của người Da Trắng trong các nước quá phát triển đối với các quốc gia đệ tam”.

“Những khuôn mẫu có sẳn cùng các phản ứng sôi nổi từ cuộc Chiến Việt Nam mà đã không hề bao giờ có thật cả”.

Olivier Todd, Un fils rebelle, Paris, Grasset, 1981, trang 237.

***

Có thể tham khảo thêm bài Trần Văn Bá và Olivier Todd với chi tiết tại:

https://lehung14.wordpress.com/linh-tinh-miscellaneous/tran-van-ba-va-olivier-todd/

*****

https://en.wikipedia.org/wiki/The_Vietnam_War_(TV_series)

Bộ phim truyền hình The Vietnam War

~ Lê Bá Hùng chuyển ngữ ~

Bộ The Vietnam War là một bộ phim tài liệu dành cho truyền hình Mỹ gồm 10 tập về đề tài cuộc Chiến Việt Nam được viết bởi Geoffrey C. Ward và đạo diễn bởi Ken Burns và Lynn Novick. Tập đầu tiên được ra mắt trên PBS vào ngày 17 tháng 9 năm 2017. Bộ phim được tường thuật bởi Peter Coyote. Bộ này là một trong số ít bộ của PBS mà đã bị xếp hạng TV-MA. ►1

Bộ phim đã phí tổn tới cả khoảng 30 triệu Mỹ kim và mất hơn 10 năm để thực hiện xong. Nó đã là sản phẫm của bộ sậu Ken Burns và Lynn Novick, cặp đôi mà cũng đã từng đã hợp tác trong các phim The War (2007), Basketball: The Tenth Inning (2010), và Prohibition (2011). Các công ty đứng ra sản xuất là WETA-TV ở Washington, D.C. và Florentine Films của chính Burns. Bộ phim đã được tài trợ một phần bởi National Endowment for the Humanities (Quỹ Quốc gia Tài trợ về Nhân văn).

Loạt phim có phỏng vấn tới 79 nhân chứng, gồm luôn nhiều người Mỹ đã từng chiến đấu trong cuộc chiến đó hay đã từng đã biểu tình phản chiến, cũng như các binh sĩ và thường dân Việt Nam từ cả miền Bắc lẫn miền Nam. Burns rõ ràng cố tình tránh xa “các sử học gia hay các chuyên gia nổi tiếng có thẫm quyền khác” cũng như “các cuộc phỏng vấn sống những nhân vật mặt dày mặt dạn chuyên gây chia rẽ như John Kerry, John McCain, Henry Kissinger và Jane Fonda“. Thay vào đó, các cuộc phỏng vấn chỉ nhằm để ráng cung cấp cho được nhận xét bình dân phổ biến theo cái nhìn về cuộc Chiến đó của từ những người từng thật sự hàng ngày đã đích than tham chiến. Tập thứ ba có được cuộc phỏng vấn với phóng viên đã về hưu của UPI là Joseph L. Galloway, người từng được trao giải Ngôi Sao Đồng với dấu hiệu “V” do đã ra tay cứu giúp các thương binh trong Trận Ia Drang. Những người khác cũng được phỏng vấn thì có Vincent Okamoto và Tim O’Brien, tác giả của The Things They Carried, một tuyển tập truyện ngắn nổi tiếng về cuộc chiến này.

Các tay phụ trách sưu tìm tài liệu cho bộ phim cũng đã tìm ra được hơn cả 24.000 bức hình và cũng đã có xem qua 1.500 giờ phim được lưu trữ về đề tài. Trong thời gian 17 giờ và 15 phút của bộ phim, đã có được những bộ phim của 25 trận chiến, mà 10 trong số đó là những phim tài liệu trong chi tiết ghi lại và mô tả cuộc chiến từ nhiều góc độ.

Bộ phim tài liệu đã bị chỉ tích nặng nề

Tay hướng dẫn điểm phim trên Liên Mạng Rotten Tomatoes đã đánh giá khen bộ phim tới 98% sau khi gọi là đã căn cứ trên 30 bài điểm phim và sau đó đã cho ‘weighted average’ trung bình là 9,5 / 10. Trang này đã nhất trí ghi nhận phê bình như sau, “Bộ phim Vietnam War đã mở lại một chương đen tối trong lịch sử nước Mỹ một cách kiên nhẫn, đầy duyên dáng và mới mẻ và cũng tỉnh táo, với quan điểm có hiểu biết bởi ngay những người đã có từng tham chiến”. Metacritic, một trang hướng dẫn điểm phim khác, có đánh giá ‘normalized score’ là 90 trên 100 sau khi cũng gọi là đã căn cứ trên 18 bài điểm phim, nhằm cho thấy “sự hoan nghênh một cách nối chung chung”.

Tay viết bình luận của tờ Washington Post, George Will thì đi ghi nhận bộ phim này là “một ví dụ để phải làm sao bình tĩnh tiếp ứng với những thời kỳ đầy rối răm mang đầy đam mê lẫn khổ đau”. Đương sự nói tiếp: “Các đoạn phim về chiến trận quả thật là phi thường; các đoạn tưởng nhớ và phản ảnh của các người từng tham chiến và luôn của những ai khác thuộc về cả đôi bên cũng lại càng tuyệt hơn nữa, rồi lại được kèm theo với hình của ngay chính họ thời dạo xưa với ngay các lần phỏng vấn họ ngày nay”. Will kết thúc bài viết bằng tuyên bố bộ phim đúng là một “kiệt tác”.

Ken Burns thì cũng đã lường trước được những chỉ trích rồi sẽ phải có vì lý do chính trị về bộ phim của mình, từ cả hai bên hữu và tả luôn: “Sau bộ phim Vietnam War này thì tôi sẽ phải nín thở qua sông mà thôi. Sẽ có rất nhiều người cho tôi chỉ là một tên thiên tả “Commie Pinko”, và rồi cũng sẽ có nhiều kẻ nghĩ tôi là một tên khùng cánh hữu, và điều đó thì cũng sẽ phải xảy ra mà thôi”. ►2

Nhà văn Tatiana Sanchez của báo San Jose Mercury News có tường thuật là một số cựu chiến binh Mỹ và VNCH đã “tức giận, [và] thất vọng” với bộ phim tài liệu này. Họ cho nó là một “sự phản bội“. Cô viết tiếp: “Các cựu chiến binh VNCH cho biết là họ nói chung đã không hề được nói tới trong bộ phim này, và tiếng nói của họ cũng bị chìm lắng bởi sự tập trung của bộ phim chỉ là nhắm về phía Bắc cộng và tên lãnh tụ của chúng là tay Hồ Chí Minh. Còn nhiều cựu chiến binh Mỹ thì nói rằng bộ phim này đã bị có nhiều thiếu sót rõ ràng và đã tập trung quá nhiều vào những bọn biểu tình phản chiến và những quân nhân đã quyết định phải phản chiến”.

Sử gia Mark Moyar ►3 đã có cho công bố một bài điểm phim để chỉ trích. Moyar cho biết là Burns và Novick đã quá chú tâm chỉ vào ngay những chiến bại của Mỹ trong thời kỳ 1966/1967, trong khi chỉ chịu thoáng qua biết bao nhiêu là chiến thắng khác. Ông cũng ghi nhận là Burns đã không có thể giải thích được một cách chính xác lý do vì sao mà các tướng Mỹ đã từng có thể ra lệnh cho binh lính thuộc quyền chiến đấu quá ư là quyết liệt tuyệt vời ngay trên những ngọn đồi xem ra thì không có một giá trị chiến lược nào cả; Moyar cho là bố trí để chỉ phải giao chiến với bọn Việt Cộng tại các khu thưa dân cư đúng là một lựa chọn khôn ngoan, hơn là cho phép chúng kéo về gần các thành phố đông dân cư, nơi mà không quân và pháo binh của Mỹ sẽ phải cẩn thận hơn nhiều. Moyar cũng tranh luận là Burns và Novick đúng ra thì đã phải nên nhấn mạnh hơn nữa về số lượng viện trợ ngoại mà Bắc Việt đã nhận được từ Trung cộng và luôn là cả hai miền Việt Nam đều đã hoàn toàn không tự túc được. Ông cũng nghỉ là Nixon, một vị tổng thống bóc đồng luôn luôn đưa ra nhiều ý kiến ​​trái ngược nhau, thì không có thể tin được trong các đoạn trích được sử dụng trong bộ phim tài liệu mà theo đó, ông ta tỏ ý muốn bỏ rơi miền Nam Việt Nam ngay sau cuộc bầu cử năm 1972 và Hòa bình Paris Accord, vậy mà bộ phim tài liệu thì lại vẫn để những đoạn đó như là sự việc có thật.

Học giả Thomas Bass ►4 thì có chỉ trích bộ phim này là đã quá “nôn nóng muốn hàn gắn và hòa giải, thay vì đã phải đi tìm sự thật mà thôi”. Sự phản đối chính của Bass là bộ phim đã cứ triền miên tiếp tục câu chuyện về hai người Việt cứ đi biện minh cho sự tham dự của Hoa Kỳ và cứ cho là “Nam Việt Nam chưa bao giờ hề được là một quốc gia độc lập” và là Edward Lansdale ►5 đã có vai trò quyết định trong cái việc tạo ra cho được một chính phủ quốc gia như vậy của Mỹ. Ông cũng ghi nhận ra cái vai trò nổi bật của thị Duong Van Mai Elliott trong việc cổ võ cho cái quan điểm này, và luôn cả sự vắng bóng hoàn toàn của chính Daniel Ellsberg ►6 mà đã không hề được phỏng vấn lần nào cả trong suốt toàn bộ phim này cả. Bass cho rằng điều này, cùng với việc cứ tỉnh bơ nêu ra như là những nhân chứng từng góp phần tạo ra cuộc chiến này theo cái kiểu gọi ẩn danh “cựu tướng lãnh, cựu nhân viên CIA và cựu công chức, những người mà cũng không hề được xác định ngay cả về cấp bậc hay danh hiệu nào cả, mà chỉ đơn giản bằng tên họ với lời kèm giới thiệu rất ư là vô tội vạ” mà lại đã được dùng và được xem như là bằng chứng cho các “đặc tính bảo thủ” tự cho của bộ phim. Báo Newsweek cũng có lặp lại sự phản đối của Bass về việc ông ta cho là rằng bộ phim đã không cho thấy được các nguyên nhân sâu xa gây ra cuộc chiến đó và chính Hiệp-chủng-quốc mới là kẻ dàn dựng tạo ra nó mà thôi.

Sử gia Mark Philip Bradley thuộc của Đại học Chicago đã đánh giá một cách không khen mà cũng không chê bộ phim này và cho là “chính yếu nó đã thất bại trong khi cứ đi nêu lên các sự phức tạp của nước Việt Nam trong thời quá khứ . . . Chúng ta đã không hề bao giờ được nghe một cuộc thảo luận là làm sao mà đế quốc Mỹ cùng với mọi rối răm bao quát về chính trị, kinh tế và văn hóa mà cũng đã từng đưa được Hoa Kỳ đến vị trí bá chủ toàn cầu vào thế kỷ XX thì cũng đã dẫn đến sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Các nghi vấn về chủng tộc và phân biệt chủng tộc đều chỉ được nói thoáng qua mà thôi”. Nhưng Bradley cũng có cho là bộ phim đã thành công với “những câu chuyện cá nhân đầy ấn tượng mà đã giúp đưa chúng ta vào bối cảnh hàng ngày của chiến tranh Mỹ ở Việt Nam một cách hấp dẫn hơn nhiều khi so với những gì tôi đã từng xem qua nhiều tài liệu hay sách báo khác về Việt Nam”.

***

► Hình đều do người chuyển ngữ sưu tầm trên Liên Mạng. Các đoạn nhấn mạnh bằng màu hay có gạch đít là của người chuyển ngữ.

►1 TV-MA là phân loại dành riêng cho người lớn xem và do đó không phù hợp với trẻ em dưới 17.

►2 Kiểu phát ngôn thuần túy cộng sản!

►3

Đánh giá phim the vietnam war năm 2024

Mark A. Moyar (sanh năm 1971)

Sinh ngày 12 tháng 5 năm 1971, là Giám đốc Văn phòng Hợp tác Dân sự – Quân sự tại Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (Office for Civilian-Military Cooperation at the US Agency for International Development). Trước đây ông từng là Giám đốc Dự án Lịch sử Quân sự và Ngoại giao (Project on Military and Diplomatic History) tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, và là thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại cũng như là thành viên thâm niên của Nhóm Hoover Đặc chuyên về Vai trò của Quân sử trong Xung đột Đương thời.

Moyar tốt nghiệp Cử nhân B.A. summa cum laude về môn Sử tại Đại học Harvard và Tiến sĩ Sử từ Đại học Cambridge. Khi đang là sinh viên tại Harvard, ông đã cộng tác với tờ báo sinh viên bảo thủ The Harvard Salient. Ông cũng là nghệ sĩ chơi ‘saxophone‘ trong ban nhạc Jazz Harvard cùng với nghệ sĩ huyền thoại Joshua Redman.

►4

Đánh giá phim the vietnam war năm 2024

Thomas Alden Bass (sanh năm 1951)

Là một văn sĩ cùng là giáo sư Mỹ chuyên trách về văn học và lịch sử.

Ông tốt nghiệp bằng danh dự Bachelor of Arts tại Đại học Chicago vào năm 1973 và sau đó là bằng Tiến sĩ về History of Consciousness (Lịch sử về Ý thức hệ) tại Đại học California Santa Cruz trong năm 1980. Ông đã có nhận được học bổng của New York Foundation for the Arts, Blue Mountain Center, the Regents of the University of California và Ford Foundation. Ông đã giảng dạy về văn học và lịch sử tại Hamilton College và Đại học California và là cựu giám đốc của Chương trình Hamilton tại thành phố New York về “Truyền thông trong Thời Kỷ Thuật Số”. Năm 2011, ông có giảng dạy một khóa tại Science Po Paris về đề tài “The Political Economy of the Media \ Nền Kinh tế Chính trị của Giới Truyền Thông”.