Đánh giá khuyết điểm hạn chế của cá nhân năm 2024

Thực ra đó là những thiếu sót , sai phạm, lầm lỡ của cá nhân trong quan hệ cư xử với mọi người hoặc trong học tập, lao động, công tác… Khuyết điểm có thể do sơ suất hoặc do bị động mà mắc phải. Ví dụ: tính lười biếng, tính cẩu thả, tính tự do vô trách nhiệm, hoặc tính dối trá, ích kỉ…

Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khuyết điểm cá nhân

Để dẫn đến những hạn chế đó thì phải thể kể đến các nguyên nhân như:

Cá nhân chưa có ý thức trong việc tự tu dưỡng, rèn luyện nên nhiều khi trong các hoạt động của Đảng luôn quên đi trách nhiệm, bổn phận trước quy định của Đảng, trước nhân dân.

Việc thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa được thực hiện đến nơi đến chốn dẫn đến việc áp dụng kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ không mang tính chất áp dụng nghiêm quy định.

Cá nhân chưa dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về cương lĩnh và điều lệ của Đảng, về chính sách và pháp luật nhà nước.

Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc.

Trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ hoặc trong công tác tiến hành tự phê bình và phê bình còn bị buông lỏng, các cá nhân còn cả nể, để tình cảm xen lẫn vào hoạt động công việc dẫn đến hoạt động đánh giá chưa được khách quan, đánh giá đúng bản chất kiểm điểm của vấn đề.

Tiếp đến là trong việc đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ quản lý còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có tài đức; không kiên quyết thay thế người vi phạm dẫn đến uy tín lãnh đạo bị giảm sút và năng lực yếu kém càng bộc lộ rõ.

Công tác tuyên truyền, giáo dục về đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn mang hình thức, chưa thực sự sâu sắc, làm hết sức mình nên chưa đủ sức động viên nhân dân. Hơn nữa tại một số nơi có tình trạng cá nhân thiên vị cho người nhà, người thân thích những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh.

Hướng khắc phục của hạn chế khuyết điểm của cá nhân

Trong thời gian tới các cá nhân cần phải cố để phát huy những ưu điểm đã đạt được đồng thời khắc phục về vấn đề góp ý phê bình và tự phê bình; mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến tại các cuộc họp chi bộ.

Tự giác học tập và nghiên cứu các văn bản pháp luật mới tạo cơ sở để tuyên truyền các kiến thức về pháp luật, các chính sách của Đảng tới mọi công dân.

Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức lối sống, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Thực hiện chức trách, thực hiện nhiệm vụ được giao, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao.

Luôn thật sự công tâm, khách quan trong sạch trong công tác cán bộ, thực hiện đúng theo các quy định của Đảng, Nhà nước.

Cần nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp của Lãnh đạo, đồng chí, đồng nghiệp và bạn bè; thẳng thắn trong nhìn nhận khuyết điểm của bản thân và trong góp ý cho tập thể, đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, nhằm thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình…

Hướng dẫn viết nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2023 của công chức viên chức chi tiết?

Hiện nay có 02 mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm theo quy định Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023, bao gồm:

Mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm cho công chức viên chức không giữ chức lãnh đạo quản lý theo Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023

Mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023

Trong mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm có nội dung về hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân.

Sau khi viết hạn chế, khuyết điểm, cá nhân dựa vào đó tự tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm vừa nêu. Sau đây là một số gợi ý cách viết về nguyên nhân mà công chức viên chức có thể tham khảo:

Thiếu tổ chức huấn luyện đảng hiệu quả:

Nguyên nhân chính có thể xuất phát từ việc thiếu hệ thống huấn luyện Đảng viên một cách hiệu quả. Nếu không có chương trình đào tạo và huấn luyện chặt chẽ, đảng viên có thể không nhận thức đầy đủ về các giá trị, tư tưởng, và đạo đức của Đảng.

Thiếu tính hiện đại và linh hoạt trong quản lý cán bộ:

Hạn chế về việc đánh giá và bố trí cán bộ có thể xuất phát từ cơ cấu quản lý cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt và đánh giá dựa trên năng lực thực tế của mỗi cá nhân. Điều này có thể làm giảm sự động viên và tương tác tích cực giữa cán bộ và Đảng viên.

Thiếu hỗ trợ và khuyến khích từ lãnh đạo đảng:

Nếu lãnh đạo Đảng không thể tạo ra môi trường hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đóng góp ý kiến, đề xuất, Đảng viên có thể cảm thấy lo lắng và ngần ngại trong việc thể hiện chính kiến cá nhân.

Thiếu tính kỷ luật và trách nhiệm cá nhân:

Nguyên nhân này có thể đến từ việc thiếu sự tự giác về trách nhiệm cá nhân và thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ các quy tắc, điều lệ của Đảng. Đảng viên có thể không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc giữ vững kỷ luật và trách nhiệm cá nhân.

Thiếu sự đào tạo về năng lực lãnh đạo:

Việc thiếu sự đào tạo về năng lực lãnh đạo có thể làm giảm khả năng quản lý, tương tác và tạo động lực cho nhóm. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết và thống nhất trong nội bộ Đảng.

Thiếu sự quan tâm và hỗ trợ của đảng đối với vấn đề cụ thể:

Nếu Đảng không thể thấu hiểu và giải quyết các vấn đề cụ thể mà đảng viên đang phải đối mặt, họ có thể cảm thấy bị lạc lõng và không hỗ trợ. Điều này có thể ảnh hưởng đến lòng tin và cam kết của đảng viên đối với Đảng.

Sự chậm trễ trong việc cập nhật thông tin và kiến thức:

Nếu Đảng viên không duy trì sự cập nhật liên tục về thông tin, kiến thức và chính sách mới của Đảng và Nhà nước, họ có thể không thể thích ứng nhanh chóng với những thay đổi và mới mẻ, dẫn đến hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn.

Thiếu động lực cá nhân và tầm quan trọng của bản thân trong sự phát triển cá nhân:

Nếu Đảng viên không nhận thức động lực cá nhân và tầm quan trọng của bản thân trong sự phát triển cá nhân, họ có thể không đủ sức mạnh và ý chí để tham gia đầy đủ trong các hoạt động rèn luyện và phát triển bản thân.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, tuỳ theo tính chất chủ quan, khách quan...mà cá nhân có sự điều chỉnh nguyên nhân phù hợp hơn

Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023: TẢI VỀ

Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG: TẢI VỀ

Xem thêm:

Tải mẫu phiếu bổ sung hồ sơ Đảng viên cuối năm 2023 mới nhất dành cho công chức viên chức?

Hướng dẫn viết nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2023 của công chức viên chức chi tiết?

Phân loại nội dung kiểm điểm với từng đối tượng đảng viên theo Quy định 124 như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chia viên chức là đảng viên thành hai đối tượng cụ thể:

Nội dung kiểm điểm
Nội dung kiểm điểm tập trung làm rõ những kết quả đạt được, khuyết điểm, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, giải pháp và thời gian khắc phục.
...
2. Cá nhân
2.1. Cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
b) Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
c) Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.
d) Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm; việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước (nếu có).
2.2. Cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Kiểm điểm nội dung tại Điểm 2.1 và các nội dung sau:
a) Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ.
b) Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ.
c) Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.
2.3. Ngoài những nội dung trên, cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu, cá nhân phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm khi có dấu hiệu vi phạm; để xảy ra những vấn đề bức xúc, phức tạp, dư luận quan tâm; có đơn, thư khiếu nại, tố cáo; biểu hiện mất đoàn kết nội bộ; vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng; biểu hiện "lợi ích nhóm", tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; có tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý bị kỷ luật, khởi tố; trì trệ, yếu kém, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

Theo đó,

(1) Viên chức không phải lãnh đạo, quản lý

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc thực hiện những điều Đảng viên không được làm; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; lề lối làm việc, tác phong; liên hệ biểu hiện về suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa.

- Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, kết quả thực hiện chỉ tiêu được giao trong năm.

- Thực hiện cam kết rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu hằng năm.

- Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm…

(2) Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Các nội dung áp dụng với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Kết quả công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ dưới quyền quản lý.

- Tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, xử lý những vấn đề khó khăn, phức tạp, nhạy cảm; trách nhiệm trong công việc;

- Trách nhiệm nêu gương của bản thân, gia đình; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, sự tín nhiệm của đảng viên, cán bộ.

Chủ đề