Đánh giá hoạt động chức năng ng cao tuổi

Theo quy luật của cuộc sống thì con người khi sinh ra sẽ phát triển một cách bình thường qua các giai đoạn từ trẻ em rồi thiếu niên, thanh niên, đến người cao tuổi và sẽ chết. Như thế, nếu không vì tai nạn hay một sự cố đột ngột, thì con người tất yếu sẽ phải trải qua giai đoạn người cao tuổi. Người cao tuổi có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, bởi vì họ vừa là kho kinh nghiệm, kiến thức vô giá của đất nước, vừa là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ noi theo

Theo quy luật của cuộc sống thì con người khi sinh ra sẽ phát triển một cách bình thường qua các giai đoạn từ trẻ em rồi thiếu niên, thanh niên, đến người cao tuổi và sẽ chết. Như thế, nếu không vì tai nạn hay một sự cố đột ngột, thì con người tất yếu sẽ phải trải qua giai đoạn người cao tuổi. Người cao tuổi có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, bởi vì họ vừa là kho kinh nghiệm, kiến thức vô giá của đất nước, vừa là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ noi theo.

​Khám, chữa bệnh cho người cao tuổi tại huyện Chợ Gạo.

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến người cao tuổi với nhiều chủ trương và chính sách liên tục qua các thời kỳ nhằm chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi. Ngay sau cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã có "Thư gửi các vị phụ lão" vào ngày 21/9/1945, trong đó, Bác đã thăm hỏi, chúc sức khỏe và nhắn nhủ những người cao tuổi tiếp tục nêu gương sáng và truyền dạy kinh nghiệm quý báu cho con cháu. Sau khi Hội Người cao tuổi Việt Nam được thành lập (10/5/1995), Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 59/CT-TW "Về chăm sóc người cao tuổi", quy định: "Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Luật Người cao tuổi năm 2009 đã dành toàn bộ chương II để quy định về phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi. Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 với mục tiêu tổng quát là phát huy vai trò của người cao tuổi; nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Tại Tiền Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 11/6/2013 về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu chung là phát huy vai trò của người cao tuổi và nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi phù hợp với tiềm năng và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Nội dung của Kế hoạch đã đề ra 08 hoạt động cụ thể để tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến người cao tuổi, phát huy vai trò người cao tuổi, đồng thời quan tâm chăm sóc sức khỏe cũng như chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần, nâng cao đời sống vật chất của người cao tuổi và chủ động chuẩn bị cho tuổi già.

Căn cứ Kế hoạch số 95/KH-UBND, Sở Y tế Tiền Giang đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020 với mục tiêu tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần của người cao tuổi, nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh và khám bệnh cho người cao tuổi, đặc biệt quan tâm chữa bệnh cho người cao tuổi cô đơn, người cao tuổi bệnh nặng không thể đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Sở Y tế đã giao nhiệm vụ cho các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh trở lên phải bố trí giường bệnh điều trị nội trú và tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh. Các bệnh viện thành lập khoa Lão khoa khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực; lập sổ theo dõi các bệnh mạn tính cho người cao tuổi trong hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người cao tuổi. Đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế, hướng dẫn người cao tuổi các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe, đồng thời lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe, quản lý bệnh mạn tính cho người cao tuổi tại địa phương, hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng người cao tuổi bị tàn tật để phòng ngừa và phục hồi các di chứng do chấn thương, tai nạn hoặc do các bệnh tai biến mạch máu não, bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp và các bệnh khác. Bên cạnh đó, trạm y tế sẽ cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú đối với người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Sở Y tế khuyến khích tổ chức mạng lưới bác sĩ gia đình và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi. Sở Y tế cũng phối hợp liên ngành tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh thường gặp ở người cao tuổi để người cao tuổi tự phòng bệnh.

Kể từ năm 2007, Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu "dân số vàng", có nghĩa là, cứ một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi) thì có hai người hoặc hơn trong độ tuổi lao động (từ 15 - 60 tuổi). Hay nói một cách khác, bình quân hai người lao động nuôi một người phụ thuộc. Thời kỳ đặc biệt này chỉ xảy ra một lần trong lịch sử phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Đây là một cơ hội "vàng" khi sử dụng một lực lượng lao động trẻ dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010 - 2020. Sau giai đoạn dân số vàng sẽ bước sang giai đoạn dân số già. Khoảng cách giữa hai giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào tốc độ già hóa dân số.

"Già hóa dân số" hay còn gọi là giai đoạn "dân số đang già" là tình trạng dân số trong đó tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên; hoặc khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10% tổng dân số trở lên. Giai đoạn "dân số già" còn gọi là giai đoạn "dân số đã già" là tình trạng dân số trong đó tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14% tổng dân số trở lên. "Dân số siêu già" là tình trạng dân số trong đó tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 21% dân số trở lên. Tại Tiền Giang, tỷ lệ người 60 tuổi trở lên năm 2012 là 11,25% và người từ 65 tuổi trở lên là 7,67%; cho nên, Tiền Giang bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số vào năm 2012. Theo nhận định của Liên hợp quốc, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tính đến cuối tháng 8/2018, cả nước có hơn 11,31 triệu người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), chiếm khoảng 11,95% dân số. Trong đó, khoảng 65% người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn, 23% người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo đa chiều. Dự báo đến năm 2030, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi của Việt Nam sẽ vào khoảng 12,9% và đến năm 2050 là 23%. Từ năm 2030, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ "dân số vàng"; sau năm 2040, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm và sẽ gây những tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Trước thực tế này, vấn đề đặt ra là phải chú trọng can thiệp, điều chỉnh sớm chính sách, pháp luật về người cao tuổi, đặc biệt là việc chăm sóc, trợ giúp, để bảo đảm cho người cao tuổi sống vui, sống khỏe, phát huy tốt nhất vai trò của mình đối với sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội, đất nước.

Tốc độ già hóa dân số nhanh sẽ phát sinh rất nhiều các vấn đề. Trước hết, dân số già sẽ đi đôi với việc chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, hưu trí, trợ cấp, an sinh xã hội... trong khi thời gian để Việt Nam chuẩn bị thích ứng với dân số già ngắn hơn nhiều so với các nước khác, dẫn đến mức tích lũy của quốc gia không đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, đa phần người cao tuổi không có tích lũy vật chất, 70% vẫn phải làm việc kiếm sống, trong khi người cao tuổi rất dễ bị tổn thương với những rủi ro kinh tế, xã hội khi con cái không có việc làm và cuộc sống ổn định. Ngoài ra, cơ cấu và mô hình bệnh tật người cao tuổi nước ta hiện nay đang thay đổi theo xu hướng bệnh không lây nhiễm, các bệnh mãn tính như bệnh về xương khớp, hô hấp, tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa... tăng nhanh, dẫn đến chi phí chăm sóc y tế rất cao và tất yếu tạo thêm áp lực quá tải cho các bệnh viện vốn chưa được giải quyết dứt điểm. Một người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý, có những đặc điểm riêng không giống với các lứa tuổi khác. Chính vì vậy trong điều trị, chăm sóc người cao tuổi đòi hỏi phải có các biện pháp tổng thể.

Hàng năm, nước ta đều tổ chức Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam nhằm nâng cao ý thức của người cao tuổi và huy động cả cộng đồng chăm lo cho người cao tuổi. Năm 2019, với chủ đề: "Chung tay chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc của người cao tuổi", Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 01/10/2019 đến ngày 31/10/2019 với các hoạt động chăm sóc sức khỏe, chúc thọ, mừng thọ và biểu dương khen thưởng người cao tuổi, vận động các nguồn lực chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn...

Người cao tuổi là nguyên khí quốc gia, là nguồn lực vô giá với nhiều kinh nghiệm sống và nguồn tri thức vô tận. Vì vậy, mọi người phải quan tâm chăm lo sức khỏe và đời sống vật chất và tinh thần cũng như phát huy tối đa vai trò của người cao tuổi. Đó vừa là trách nhiệm của chúng ta đối với những bậc tiền bối đã có những đóng góp lớn lao cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng đó cũng vừa là quyền lợi của bản thân một khi chúng bước vào giai đoạn phát triển cuối của con người.

Chủ đề