Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự an

Các tiêu chuẩn về lợi ích kinh tế - xã hội thể hiện và cụ thể hóa các ý đồ và mục tiêu phát triển hoặc định hướng phát triển nền kinh tế của đất nước. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội có tính lịch sử. Tùy thuộc vào mục tiêu và các định hướng chiến lược mà các tiêu chuẩn đánh giá có thể khác nhau giữa các thời ký. Về cơ bản, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội phải đảm bảo rằng khi một công cuộc đầu tư chứng minh được rằng sẽ đem lại cho xã hội một lợi ích lớn hơn cái giá mà xã hội phải trả đồng thời đáp ứng được những mục tiêu cơ bản trong giai đoạn phát triển nhất định thì dự án mới xứng đáng được hưởng những ưu đãi mà nền kinh tế dành cho nó.

Đối với mọi quốc gia, mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tăng trưởng kinh tế và tối đa hóa phúc lợi. Vì vậy, một trong các tiêu chuẩn quan trọng đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội thường được xác định thông qua việc đánh giá khả năng và mức độ đáp ứng mục tiêu này.

Hầu hết các tiêu chuẩn đánh gia hiệu quả kinh tế xã hội đều được xác định thông qua các mục tiêu cụ thể biểu hiện trong các chủ trương chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Các kế hoạch dài hạn để ra phương hướng chỉ đạo mục tiêu phải đạt được trong thời gian 10 năm trở lên. Các kế hoạch trung hạn nêu lên những bước đi tương đối cụ thể trong thời gian từ 5-10 năm. Các kế hoạch hay chương trình kinh tế ngắn hạn 2-3 năm nhằm điều chỉnh kịp thời các sai lệch cũng như bổ sung những khiếm khuyết phát hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Tại Việt Nam, căn cứ vào mục tiêu có tính chiến lược trong giai đoạn hiện nay là nhằm phấn đấu đạt được “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tiêu chuẩn đánh giá lợi ích về mặt kinh tế xã hội của dự án đầu tư phải được thể hiện qua:

- Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của dân cư được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích lũy vốn, tốc độ phát triển.

- Phân phối lại thu nhập thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển, nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư.

- Gia tăng số lao động có việc làm. Đây  là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước thừa lao động, thiếu việc làm.

- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ. Những nước đang phát triển thường không chỉ nghèo mà còn là các nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân của nước này.

- Các tiêu chuẩn đánh giá khác có thể là:

  • Tăng thu cho ngân sách
  • Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện

- Phát triển các ngành công nghiệp chủ đảo có tác dụng gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác

- Phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế. 

Giáo trình Lập Dự Án Đầu TưPGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt(quantri.vn biên tập và số hóa)

Mục tiêu và phạm vi phân tích tác động đến môi trường sinh thái: Việc thực hiện một dự án thường có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái. Các tác động này cũng có thể là tích cực nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích cực có thể là làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân cư địa phương... Các tác động tiêu cực bao gồm việc ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, làm ảnh hưởng sức khoẻ con người và súc vật trong khu vực. Vì vậy trong phân tích dự án các tác động về môi trường đặc biệt là tác động tiêu cực phải được quan tâm thoả đáng.

Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng: Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ mới của kết cấu hạ tầng mới.

Tác động dây truyền: Do xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội, mối liên hệ giữa các vùng, các ngành trong nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ. Vì vậy, lợi ích kinh tế xã hội của dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà còn có ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Tuy nhiên ảnh hưởng dây truyền này không chỉ có ý nghĩa tích cực mà trong một số trường hợp nó cũng có tác động tiêu cực. Khi phân tích dự án cần phải tính đến cả hai yếu tố này.

Những ảnh hưởng đến sự phát triển địa phương: Có những dự án mà ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương là rất rõ rệt. Đặc biệt là đối với các dự án tại các địa phương nghèo, miền núi, nông thôn với mức sống và trình độ dân trí thấp. Nếu dự án được triển khai tại các địa phương trên tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo từ những dự án nói trên không những chỉ có tác dụng đối với chính những dự án đó mà còn có ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương.

Về quan điểm:

Phân tích tài chính là xem xét hiệu quả ở tầm vi mô, tầm doanh nghiệp còn phân tích kinh tế xã hội là xem xét ở tầm vĩ mô, tầm xã hội.

Phân tích tài chính xuất phát từ lợi ích của nhà đầu tư, còn phân tích kinh tế xã hội là xuất phát từ lợi ích của cả xã hội, cả cộng đồng.

Mục tiêu trong phân tích tài chính là tối đa hoá lợi nhuận cho nhà đầu tư, còn mục tiêu của phân tích hiệu quả kinh tế xã hội là tối đa hoá phúc lợi của toàn xã hội.

Chính vì có sự khác biệt đó nên trong thực tế, một dự án đầu tư có thể thoả mãn tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng có thể nó không đồng thời tối đa hoá phúc lợi cho xã hội, những lợi ích mà nó đem lại cho xã hội có khi không tương xứng, thậm chí có thể còn có hại cho xã hội.

Mặc dù đã phân tích tài chính đầy đủ, một dự án đầu tư vẫn phải phân tích về mặt hiệu quả kinh tế xã hội vì đối với Nhà nước đây lại là căn cứ chủ yếu để Nhà nước cấp giấy phép đầu tư và ngân hàng xem xét tài trợ vốn cho dự án.

Về mục đích:

Mục đích của phân tích tài chính là quan tâm tới tối đa hoá lợi ích của chủ đầu tư và các nhà tài trợ .Do đó, họ quan tâm đến lợi nhuận, hiệu quả đầu tư, sản lương tối đa hoá lợi nhuận. Ngoài ra, họ hầu như không quan tâm đến tác động của dự án đến nền kinh tế xã hội nói chung. Trái lại, mục đích của phân tích kinh tế là quan tâm đến lợi ích của đem lại cho nền kinh tế, tức là xem xét dự án đóng góp thực sự cho nền kinh tế quốc dân là bao nhiêu và tìm cách tối đa hoá lợi ích đó.

Từ sự khác nhau về mục đích nói trên, dẫn đến quan niệm khác nhau về lợi ích và chi phí trong phân tích tài chính và trong phân tích kinh tế. Trong phân tích kinh tế chi phí được quan niệm là những khoản chi làm tiêu hao nguồn lực thực sự của nền kinh tế, còn lợi ích là những khoản đóng góp thực sự của dự án vào phúc lợi chung của quốc gia. Tất cả những khoản chi phí và lợi ích đơn thuần mang tích chất chuyển giao từ thực thể kinh tế này sang thực thể kinh tế khác trong nền kinh tế đều bị loại ra khỏi phân tích kinh tế.

Chính vì quan niệm về lợi ích và chi phí kinh tế như vậy, cho nên giá cả sử dụng trong phân tích kinh tế phải là giá cả phản ánh đúng sự khan hiếm nguồn lực. Thế nhưng ở hầu hết các nước đang phát triển, giá cả thị trường của hàng hoá, dịch vụ, vốn, ngoại hối, đất đai ...đều bị bóp méo vì những lí do khác nhau. Có trường hợp, giá cả thị trường bị bóp méo do thất bại của thị trường, trường hợp khác có sự can thiệp của chính phủ. Vì lẽ đó, không thể sử dụng giá thị trường để phân tích kinh tế, mà cần thiết phải điều chỉnh giá thị trường sang một giá phản ánh đúng sự khan hiếm nguồn lực của nền kinh tế - đó là giá kinh tế.

CHƯƠNG IXĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃHỘI CỦA DỰ ÁNNgoại tác của dự án:1) Tích cực Tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương→ tăng thunhập cho người lao động.Nhà máy đi vào hoạt động sẽ phải có mộtlực lượng lao động nhất định,trong đó có cả lao động địa phương.Họđược trả với một mức lương phù hợp và cạnh tranh giúp họ đảm bảođược cuộc sống và tăng thu nhập so với trước. Thúc đẩy các dịch vụ phụ trợ: Nhờ việc xây dựng nhà máy ván nhântạo MDF sẽ là cơ hội cho các dịch vụ đi kèm phát triển như mở quánăn,quán nước,cho công nhân ở xa thuê phòng trọ,và một số dịch vụkhác có liên quan. Khuyến khích người nông dân trồng rừng : Từ việc thu mua gỗ rừngtrồng của nhà máy sẽ cần đến mức cung lớn về gỗ nguyên liệu trongnhiều năm do đó sẽ kích thích được người dân trồng rừng với mongmuốn đem lại nguồn thu nhập lớn hơn từ việc trồng các loại câykhác.Từ đó góp phần làm tăng diện tích rừng trồng của cả nước trongtương lai và quan trọng hơn nữa là giúp người nông dân làm giàubằng nghề trồng rừng trên chính mảnh đất quê hương. Tăng nộp ngân sách cho địa phương: Hàng năm nhà máy nộp thuế chongân sách,cũng như các loại phí và lệ phí nói chung đã góp phần làmtăng ngân sách của địa phương. Góp phần làm tăng GDP của điạ phương từ đó làm tăng GDP choquốc Gia: Từ thu nhập mà nhà máy đạt được sẽ góp phần làm gia tăngGDP mỗi năm.2) Tiêu cực54 Gây ô nhiễm môi trường do bụi từ nhà máy cũng như các chất thảirắn.Hàng năm nhà máy thải ra rất nhiều bụi gỗ cũng như các chất thảicông nghiệp làm ô nhiễm môi trường trầm trọng nếu như không đượcxử lý.Chính vì vậy nhà máy phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiệnđại kết hợp với trồng các loại cây xanh quanh vùng nhà máy để điềuhòa không khí và ngăn bụi lan đến khu dân cư. Xảy ra hiện tượng chặt phá rừng : Nguồn nguyên liệu của nhà máychủ yếu là gỗ,chính vì vậy một số người sẽ vì lợi ích cá nhân mà chặtphá rừng nhằm bán gỗ cho nhà máy.Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đếnuy tín công ty và gây ra hậu quả nặng nề đối với môi trường do khaithác rừng bừa bãi.Do đó trong quá trình hoạt động công ty phải có kếhoạch thu mua rõ ràng,cũng như đảm bảo thu mua gỗ hợp pháp.55