Đánh giá công tác quản trị tại tổ chức năm 2024

Vận dụng mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh ngành tân dược Việt Nam

  • Kế hoạch marketing cho CP Food
  • Cau hoi dap an mon Quan tri hoc
  • Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi của các doanh nghiệp Việt Nam
  • Kfc-bản word-nhóm 8 - Grade: A
  • Phân tích phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos

tiểu luận QTH+ đạo đứcQTHQTH

Preview text

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH SỰ CẦN

THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ

TRONG CÁC TỔ CHỨC

Giáo viên học phần: Bùi Dương Lâm

Lớp học phần: 21C1MAN

Sinh viên: Trương Nguyễn Phương Anh

Khóa: 46

Lớp: CL

MSSV: 31201020939

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021

MỤC LỤC ....................................................................................................................

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................

  • MỤC LỤC ....................................................................................................................
  • LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................
  • LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................
  • A. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................
  • I. Khái niệm cơ bản .....................................................................................................
    • 1. Tổ chức ..................................................................................................................
    • 2. Quản trị .................................................................................................................
  • II. Sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức .............................................
    • 1. Hoạt động quản trị ...............................................................................................
    • 2. Sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức ..........................................
  • III. Vai trò của hoạt động quản trị .............................................................................
    • 1. Hoạch định ............................................................................................................
    • 2. Tổ chức ..................................................................................................................
    • 3. Lãnh đạo ...............................................................................................................
    • 4. Kiểm soát ...............................................................................................................
  • B. Hoạt động quản trị trong các công ty ....................................................................
  • I. Hoạt động quản trị của công ty Facebook ..............................................................
    • 1. Sơ lược về công ty Facebook ................................................................................
    • 2. Các hoạt động quản trị của công ty Facebook
      • 2. Hoạch định
      • 2. Tổ chức ............................................................................................................
      • 2. Lãnh đạo .......................................................................................................
      • 2. Kiểm soát
    • 2. Sự thất bại của Uber ...........................................................................................
      • 2. Sơ lược về Uber ............................................................................................
      • 2. Lý do thất bại của Uber ...............................................................................
    • 3. Sự thất bại của Motorola ...................................................................................
      • 3. Sơ lược về Motorola .....................................................................................
      • 3. Lý do thất bại của Motorola ........................................................................
  • C. Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động quản trị trong các tổ chức .............

LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................

Ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường, trong đó có nhiều doanh nghiệp phát triển rất mạnh mẽ và bền vững nhưng bên cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp đang loay hoay, vật vã tìm mọi cách để doanh nghiệp của mình không lâm vào tình trạng phá sản. Một khi đã đi vào con đường kinh doanh thì phải chấp nhận đối mặt với rất nhiều mối lo âu trên sàn tranh đấu. Một doanh nghiệp muốn có thể phát triển tốt thì phải có chiến lược, có định hướng cụ thể, xác định rõ mục tiêu. Vì vậy xác định hoạt động quản trị trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp khắc phục, định hướng mới cho doanh nghiệp.

Bài tiểu luận này nói về sự cần thiết của hoạt động quản trị trong các tổ chức. Đồng thời chứng minh tầm quan trọng của hoạt động quản trị trong các tổ chức thông qua hoạt động của công ty Facebook – một trong những công ty đứng đầu trong lĩnh vực mạng xã hội và nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Uber và Motorola.

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................

I. Khái niệm cơ bản .....................................................................................................

1. Tổ chức ..................................................................................................................

Tổ chức là một thực thể xã hội được định hướng theo mục tiêu và được cấu trúc có chủ định trước.

Tổ chức có nội dung rất rộng lớn liên quan đến công tác xây dựng một doanh nghiệp như xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp (có bao nhiêu cấp quản lý, tổ chức các phòng ban chức năng, phân công trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban cũng như của mỗi cá nhân...), xây dựng hệ thống sản xuất và kinh doanh (có những bộ phận sản xuất và kinh doanh nào, phân công chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận...).

2. Quản trị .................................................................................................................

Quản trị là thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy từng nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, Robert Kreiner cho rằng: “Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn.”

Nói một cách tổng quát, quản trị là hoạt động cần thiết phải thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung.

II. Sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức .............................................

1. Hoạt động quản trị ...............................................................................................

Hoạt động quản trị là hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được mục tiêu theo cách có hiệu quả và hiệu suất cao thông qua hoạt động hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức.

2. Sự cần thiết của hoạt động quản trị đối với tổ chức ..........................................

Hoạt động quản trị có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của

C. Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động quản trị trong các tổ chức .............

Hoạt động quản trị quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức, giúp các thành viên của nó thấy được mục tiêu và hướng đi của mình. Đây là yếu tố quan trọng đối

việc này bao gồm: phân công các công việc, hợp nhóm các công việc vào một bộ phận, ủy quyền và phân bổ các nguồn lực trong toàn tổ chức.

Vai trò của chức năng tổ chức

  • Chức năng tổ chức thiếu một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn phức tạp cho công tác quản trị.
  • Công tác tổ chức hiệu quả giúp cho việc khuyến khích sử dụng con người với tính chất là con người phát triển toàn diện.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng đa dạng hóa tổ chức và nâng cao tính độc lập sáng tạo của nhà quản trị.

➔ Vì vậy chức năng tổ chức là cốt lõi của quy trình quản trị.

3. Lãnh đạo ...............................................................................................................

Thể hiện việc sử dụng ảnh hưởng để động viên nhân viên đạt được các mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo bao hàm việc tạo ra những giá trị và văn hóa, truyền thông các mục tiêu đến mọi người trong toàn bộ tổ chức, và truyền cảm hứng đến nhân viên với mong muốn họ sẽ thực hiện công việc với kết quả cao hơn.

Ngày nay, bất kì công ty hay tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có người đứng đầu giỏi. Người lãnh đạo tốt có tầm nhìn, có sức ảnh hưởng lớn đến nhân viên cấp dưới thì công ty mới phát phát triển mạnh và bền vững. Như Bill Gates của Microsoft, Steve Jobs của Apple ..à những người rất nổi tiếng về tài lãnh đạo.

Một vài phân tích về phong cách lãnh đạo của Warrent Buffett: “Khi tuyển dụng nhân sự, Buffett nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyển Đúng người. Đối với Buffett, một khi ông có ai đó để tuyển dụng, ông sẽ giao cho anh ta một trách nhiệm lớn. Buffett muốn các nhà quản lý suy nghĩ và hành động như người chủ của công ty. Ông thậm chí còn cho họ 10-20% cổ phần của công ty mà họ quản lý, như khoản một động lực để họ làm việc tốt hơn. Mặc dù tập đoàn có rất nhiều Công ty con, nhưng Buffett gắn kết hiệu suất của mỗi người quản lý với mảng kinh doanh mà họ phụ trách, chứ không phải gắn với Berkshire Hathaway. Nếu không có việc nhận báo cáo tài chính thường xuyên từ các công ty, thì sự liên lạc duy nhất mà họ có với Buffett là khi những thời điểm khó khăn đến. Thông thường, Buffett yêu cầu họ báo cho ông biết sớm, nếu có bất kỳ tin xấu nào. Buffett thường gửi tin nhắn rằng ông hoàn toàn tin tưởng vào cán bộ quản lý. Do đó, phương pháp tiếp cận của ông là cho

phép quản lý của mình có quyền hành động như là người chủ sở hữu và người ra quyết định kinh doanh. Điều này giúp họ có một Động lực lớn để thành công.”

4. Kiểm soát ...............................................................................................................

Kiểm soát bao hàm việc giám sát hoạt động của nhân viên, xác định tổ chức có đi đúng hướng trong quá trình thực hiện mục tiêu hay không, và tiến hành các điều chỉnh khi cần thiết.

Kiểm soát giúp hệ thống theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường. Thông qua kiểm soát nhằm thu hoạch thông tin về các quá trình, hiện tượng, các hành vi của các đối tượng trong xã hội, từ đó có thể đưa ra được quyết định quản lý hiệu quả.

Kiểm soát ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý. Hoạt động này giữ cho tổ chức theo đúng định hướng và dự kiến các sự kiện có thể xảy ra để điều chỉnh để hoạt động đi vào đúng quỹ đạo.

Kiểm soát đảm bảo thực thi quyền lực của các nhà quản lý. Nhờ vậy, các nhà quản lý có thể kiểm soát được các hoạt động đang diễn ra trong tổ chức, những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức và đặt nền tảng quan trọng cho quá trình ra quyết định.

Kiểm soát là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện các quyết định trong quản lý. Kiểm soát thẩm định tính đúng sai của đường lối, chiến lược, kế hoạch, chương trình và dự án; tính tối ưu của cơ cấu tổ chức quản lý; tính phù hợp của các phương pháp mà cán bộ quản lý đã và đang sử dụng để đưa hệ thống tới mục tiêu của mình.

Kiểm soát đảm bảo các kế hoạch được đưa ra với hiệu quả cao và chi phí thấp. Kiểm soát tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới. Với việc đánh giá các hoạt động, kiểm soát khẳng định những giá trị nào sẽ quyết định sự thành công của tổ chức. Những giá trị đó sẽ được tiêu chuẩn hóa để trở thành mục đích, mục tiêu, quy tắc, chuẩn mực cho hành vi của các thành viên trong hệ thống. Đồng thời, kiểm soát giúp các nhà quản lý cải tiến lại mọi hoạt động của hệ thống thông qua việc xác định những vấn đề và cơ hội cho hệ thống.

Dựa trên chiến lược cạnh tranh tổng thể về chi phí, Facebook có mục tiêu chiến lược là mở rộng cơ sở doanh thu thông qua trang web mạng xã hội trực tuyến. Mục tiêu chiến lược tài chính liên quan là tăng doanh thu của công ty lên ít nhất 5% mỗi năm. Thông qua chiến lược chung cho lợi thế cạnh tranh, Facebook có tiềm năng để đáp ứng các mục tiêu chiến lược này bằng cách tập trung phát triển thành viên của mình. Hiện nay, hơn 1,65 tỷ người dùng cá nhân chủ động truy cập và sử dụng trang web mạng xã hội của Facebook.

2. Tổ chức ..................................................................................................................

Cơ cấu tổ chức của Facbook Inc được tổ chức theo mô hình hỗn hợp, kết hợp cấu trúc chức năng theo chiều dọc và theo cấu trúc ma trận.

Một mặt, Facebook duy trì một cấu trúc theo chiều dọc, tổ chức theo cấp bậc thành nhiều cấp độ từ CEO Mark Zuckerberg đến các bộ phận như tài chính, công nghệ thông tin, luật pháp,...

Mặt khác, có các bộ phận dựa trên sản phẩm và các nhóm toàn cầu tập trung các sản phẩm cụ thể như Facebook, Instagram, Messenger, WhatsApp và Oculus. Nhóm sản phẩm dựa trên sản phẩm cũng tham gia vào việc phát triển và cải tiến một loạt các dịch vụ được cung cấp bởi công ty. Ví dụ: các dịch vụ như Profile, Newsfeed, Messenger, Groups and Events được cung cấp trong trang mạng xã hội Facebook là kết quả của các công việc được thực hiện bởi các đơn vị sản phẩm.

Đồng nghiệp cũng có thể cung cấp cho nhau những phản hồi thông tin đặc biệt bằng phần mềm, và có một phần "cảm ơn" được chỉ định mà họ có thể sử dụng để bày tỏ lòng biết ơn đối với đồng nghiệp.

Golbe nói: "Đó là một quá trình được thiết kế để nhận biết, thừa nhận và đánh giá cao đối với những người đã làm việc thực sự tuyệt vời. "Và nó được thiết kế để đảm bảo rằng bạn đang nhận được phản hồi từ tất cả những người mà bạn làm việc thường xuyên nhất."

Tất cả các thông tin phản hồi được thu thập trong hệ thống này đều là trò chơi công bằng cho việc xem xét hiệu suất 6 tháng một lần, và các nhà quản lý cũng gửi yêu cầu phân tích cho 3-5 thành viên trong nhóm làm việc chặt chẽ nhất với nhân viên để xem họ hành xử như những người đồng đội như thế nào. (Goler lưu ý rằng nó hoạt động cả hai cách - mỗi báo cáo trực tiếp của người quản lý cũng được yêu cầu cung cấp phản hồi về hiệu suất của ông chủ).

Goler giải thích trung bình 3-5 bài đánh giá ngang hàng, bởi vì Facebook đã phát hiện ra rằng bạn bắt đầu thấy được những hiểu biết tương tự sau 5 lần đánh giá. Cô nói: "Cố gắng để đạt được hiệu quả về cách nó được thực hiện là rất quan trọng”.

Nhân viên cũng được yêu cầu đánh giá bản thân, để hoàn thiện bản chất tổng thể của cuộc rà soát.

Sau khi thu thập thông tin chi tiết về nhân viên của họ, các nhà quản lý của các nhóm làm việc cùng nhau sẽ gặp và thảo luận các phát hiện của họ, để xác nhận thông tin cũng như có được một ý tưởng về nơi mọi người đứng.

Các nhà quản lý kết luận quá trình bằng cách trình bày các cơ hội mới cho các thành viên trong nhóm của họ.

Toàn bộ quá trình xem xét mất trung bình một vài tuần, và Goler nhấn mạnh ý định của họ là quay trở lại làm việc và kiểm tra, thay vì đột nhiên tìm hiểu về tiến bộ của nhân viên.

Kiểm soát sau thực hiện Ngay lập tức sau khi mỗi dự án được hoàn tất, Facebook sẽ họp tổng kết dự án. Trong các cuộc họp, người ta luận về mọi điều đã làm, làm đúng hay sai và những điều có thể để làm tốt hơn. Mục đích cuộc họp là để vạch ra cách thức tiến hành tốt hơn, ít sai lầm hơn vào lần sau. Các bài học về sai lầm được phổ biến rộng rãi cho mọi

người rút kinh nghiệm. Thu được bài học từ những sai lầm của người khác bao giờ cũng phải trả giá thấp nhất.

2. Sự thất bại của Uber ...........................................................................................

2. Sơ lược về Uber

Uber ra đời vào năm 2009, là công ty đa quốc gia của Mỹ cung cấp các dịch vụ giao thông vận tải thông qua ứng dụng công nghệ. Việc ra mắt Uber đã tạo ra một sự gia tăng cạnh tranh đáng kể trong các công ty đối thủ có cùng mô hình kinh doanh với Uber. Tính đến năm 2019, dịch vụ Uber đã có mặt tại 63 quốc gia và hơn 785 khu vực đô thị trên toàn thế giới. Tháng 05/2020, Uber được định giá hơn 80 tỷ USD sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thấp hơn kỳ vọng, nhưng vẫn đem lại hàng tỉ USD cho các nhà đầu tư.

Năm 2018, Uber Technologies ra thông báo xác nhận đồng ý bán toàn bộ mảng kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á cho đối thủ Grab, đổi lại Uber sẽ nhận 27,5% cổ phần trong Grab. Động thái này tiếp tục đánh dấu sự rút lui của Uber trên thị trường thế giới.

2. Lý do thất bại của Uber

Chiến lược kinh doanh Uber đã sai lầm khi tiếp cận thị trường Đông Nam Á mà vẫn giữ mô hình One- Size-Fits All như ở quê nhà. Lối tiếp cận chủ động, mạnh mẽ, và phần nào đó là “hiếu chiến” của Uber phù hợp với văn hoá Mỹ nơi đề cao cạnh tranh và chủ nghĩa cá nhân, nhưng sẽ khó để được yêu mến ở những nơi đặt nặng tính cộng đồng như châu Á. Uber đã đánh giá thấp điều kiện địa phương, dẫn tới thất bại trong việc chiếm lĩnh thị trường.

Lý tưởng hóa sản phẩm Điểm chết của Uber là họ đã lý tưởng hóa sản phẩm và bỏ qua việc nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Uber luôn chỉ được xem là một công ty ngoại quốc, không am hiểu khách hàng, và đặt họ vào tình thế nguy hiểm khi luôn là tâm điểm cho mọi chỉ trích liên quan đến “taxi công nghệ”. Đó là lý do tại sao Uber luôn bị động và bị Grab dắt mũi rất nhiều lần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách “Kỷ nguyên mới của quản trị” của Richard L. Daft và các tài liệu liên quan tới bộ môn Quản trị học.