Đánh giá công nghệ thông tin trong bệnh viện

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được đánh giá là đơn vị đi đầu của ngành y tế trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong y khoa đã mang lại hiệu quả thiết thực cho bệnh viện, cơ sở y tế tuyến dưới và người dân.

Đánh giá công nghệ thông tin trong bệnh viện
PGS,TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Sáng 23/12, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức hội nghị “Ứng dụng công nghệ thông tin trong y khoa và tổng kết đề án khám, chữa bệnh từ xa” năm 2023.

Theo PGS,TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong nhiều dự án đang triển khai thì dự án về phát triển công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh được đánh giá mang lại hiệu quả và rất có ý nghĩa. Khám chữa bệnh từ xa đã giúp kết nối giữa các bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện tuyến dưới để nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Ngoài khám chữa bệnh từ xa,Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tổ chức đào tạo từ xa cho các bác sĩ tuyến dưới. Sau 6 tháng triển khai, bệnh viện đã tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ miễn phí cho hàng nghìn bác sĩ tuyến dưới. Cách làm này là rất phù hợp, cần được nhân rộng khi Luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ 1/1/2024 có quy định để được cấp chứng chỉ hành nghề, hằng năm các bác sĩ phải tham gia tham gia một số thời gian đào tạo, cập nhật kiến thức nhất định. Với các bác sĩ ở khu vực vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa việc đăng ký học từ xa, được cấp chứng chỉ miễn phí là phương án tối ưu nhất.

Báo cáo tại hội nghị, PGS,TS Đào Xuân Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khẳng định, chuyển đổi số y tế là xu thế tất yếu và cũng là mục tiêu quốc gia. Nó giúp người dân dễ dàng tiếp cận hỗ trợ y tế mọi lúc mọi nơi; giúp nhân viên y tế tăng hiệu suất công việc, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tốt hơn, giảm thiểu sai sót. Trong quản lý, chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng nguồn dữ liệu quốc gia về y tế, phục vụ việc xây dựng chính sách, nghiên cứu khoa học. Trong tương lai dữ liệu về y tế cũng sẽ trở thành nguồn tài nguyên.

Đánh giá công nghệ thông tin trong bệnh viện
PGS,TS Đào Xuân Thành , Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội báo cáo kết quả triển khai chuyển đổi số

Trong sáu năm qua (từ năm 2017) bệnh viện quyết tâm và đẩy mạnh chuyển đổi số bằng việc thay đổi các phần mềm, triển khai đề án bệnh viện thông minh. Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị đi đầu của ngành y tế trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong y khoa với việc triển khai: bệnh án điện tử, sổ khám chữa bệnh điện tử; khám chữa bệnh từ xa; quản lý thuốc, vật tư; thanh toán thông minh.

Bệnh viện đã triển khai đồng bộ hệ sinh thái gồm: Quản lý 100% người bệnh bằng hệ thống quản lý bệnh viện (HIS); quản lý xét nghiệm (LIS); Chẩn đoán hình ảnh (PACS); Bệnh án điện tử (EMR); khám bệnh từ xa (TeleHealth); Quản lý hồ sơ sức khỏe (MyHMUH). Và trong tương lai không xa, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ là bệnh viện thông minh hoàn chỉnh.

Việc triển khai bệnh án điện tử và sổ khám bệnh điện tử đã làm tăng hiệu suất công việc, tăng hiệu quả điều trị cũng như hiệu quả quản lý; giúp bác sĩ cập nhật tình trạng bệnh nhân mọi lúc, mọi nơi. Người bệnh có thể tự theo dõi các thông tin khám chữa bệnh của bản thân. Đặc biệt, làm giảm thời gian chờ đợi, giảm sai sót y khoa và tiết kiệm được chi phí, nguồn lực.

Là một trong những đơn vị được giao thí điểm triển khai hệ thống khám chữa bệnh từ xa, đến nay hệ thống này vẫn đang vận hành tốt, đều đặn hỗ trợ tuyến dưới xử lý các ca khó mà không thể chuyển tuyến. Sau 3 năm triển khai, đã có 151 cơ sở y tế của các địa phương như Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bình Định… kết nối với hệ thống khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Thông qua gần 300 buổi hội chẩn trực tuyến, hàng nghìn người bệnh đã được hội chẩn, tìm ra phương án điều trị kịp thời ngay tại tuyến dưới…

Đánh giá công nghệ thông tin trong bệnh viện
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thường xuyên tổ chức các buổi truyền hình trực tiếp chương trình khám chữa bệnh từ xa

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận, vấn đề quan trọng hàng đầu trong chuyển đổi số y tế là tư duy, khát vọng và quyết tâm của người đứng đầu các đơn vị. Do vậy, ông hy vọng kết quả chuyển đổi số của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ lan toả, nhân rộng đến nhiều đơn vị khác trong ngành y tế cũng như các địa phương.

Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định sẽ hỗ trợ cao nhất cho các cơ sở y tế chuyển đổi số, từ việc đẩy nhanh việc hoàn thiện hành lang pháp lý để các đơn vị có căn cứ triển khai cũng như tìm nguồn vốn để các cơ sở y tế có nguồn lực triển khai chuyển đổi số.

Mấy ngày nay, do mệt mỏi, sức khỏe có phần giảm sút nên bà Hoàng Thị Thanh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà quyết định đến Khoa Tim mạch - Lão học, Bệnh viện Đa khoa Tĩnh để thăm khám, điều trị. Bà Thanh cho biết, những năm trước đây, mỗi lần đến thăm khám, bà đều phải mất cả buổi để chờ làm thủ tục lấy sổ và chờ đợi kết quả. Bởi thế, nên sau mỗi buổi khám bệnh thì toàn thân gần như mệt mỏi rã rời. Thế nhưng, giờ đây, sự mệt mỏi vì phải chờ đợi đã không còn, nỗi ám ảnh vì chen lấn cũng đã trở thành chuyện xưa cũ. Mỗi bệnh nhân đến đăng ký khám chỉ cần trình thẻ BHYT và chứng minh nhân dân nhập dữ liệu vào máy tính, rồi bệnh nhân lên cửa phòng khám ngồi chờ đến lượt, rất thuận lợi cho bệnh nhân.

.jpg)Bệnh án điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ y tế và bệnh nhân trong quá trình theo dõi bệnh và dùng thuốc

Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, trong đó nổi bật nhất là việc triển khai hàng đợi, tức là hệ thống lấy số điện tử và sổ khám bệnh điện tử, không chỉ giúp bệnh nhân có thể tự theo dõi được thứ tự của mình tại tất cả các phòng khám, các phòng siêu âm, qua đó rút ngắn được thời gian mà còn tạo thuận lợi tối đa cho các y bác sĩ, hạn chế tình trạng sai sót trong việc thăm khám, trả kết quả cho bệnh nhân.

.jpg)Chỉ cần nhập tên, tuổi vào máy tính là bác sỹ đã biết quá trình điều trị, dùng thuốc bênh nhân

Xác định cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình khám chữa bệnh theo hướng nhanh, gọn, chính xác là nội dung trọng tâm, thường xuyên. Bởi vậy, hơn chục năm qua, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác khám chữa bệnh. Cụ thể từ năm 2009, phần mềm quản lý bệnh viện Vimes gồm đầy đủ các Modun đã được đưa vào áp dụng. Và từ đó đến nay, cứ từng bước một, bệnh viện thường xuyên nâng cấp, để các ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh, mang đến sự tiện lợi cho người dân. Năm 2015, Bệnh viện đã triển khai bệnh án điện tử. Đến năm 2016, bệnh viện đưa vào vận hành hệ thống hội chẩn trực tuyến thuộc dự án bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai vào hoạt động.

Đánh giá công nghệ thông tin trong bệnh viện
Kết quả kết nghiệm được trả về các khoa bằng công nghệ Pacs, không phải in phim, chờ đợi như trước

Trao đổi với Tiến sĩ Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cho biết: Hiện nay khi đến khám tại bệnh viện, bệnh nhân chỉ cần nhập tên tuổi thì bác sỹ khám đã cho ra được các bệnh án củ nhờ phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử, từ đó biết được thông tin về tiền sử bệnh, quà trình sử dụng thuốc của bệnh nhân từ trước, qua đó giúp bác sỹ nắm bắt tiền sử bệnh, có phác đồ điều trị rất tốt và hiệu quả. Mặt khác khi đơn thuốc điện tử độ chính xác rất cao, lưu trong máy tính nên bác sỹ sẽ biết được đã dung thuốc như thế nào, không như trước kế đơn thuốc bằng viết tay không thể cập nhật được thông tin dùng thuốc của bệnh nhân, tạo điều kiện rất thuận lợi trong quá trình theo dõi bệnh. Đồng thời bệnh án điện tử nó còn lưu thông được kết quả xét nghiệm trên hệ thống, do đó khi bệnh nhân chuyển tuyến trên vẫn theo dõi được các thông tin điều trị tại tỉnh, giúp cho công tác điều trị, chẩn đoán kịp thời và hiệu quả hơn.

Còn tại Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, từ khi phần mềm HIS về chăm sóc sức khỏe cho người bệnh được đưa vào sử dụng, quy trình thủ tục đều đã trở nên đơn giản, nhanh gọn hơn, đồng thời việc thăm khám và chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân cũng trở nên dễ dàng, chính xác. Bác sĩ Hồ Thị Nga, Khoa Nội 2, Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh cho biết: Từ khi áp dụng phần mềm chăm sóc sức khỏe điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các bác sỹ trong quá trình chẩn đoán, điều trị bệnh, nhất là tiếp đón bệnh nhân nhanh hơn, tiếp nhận bệnh một cách cụ thể hơn, nên rất thuận lợi cho cả cán bộ y tế và bệnh nhân.

.jpg)Bệnh nhân ngồi chờ đợi đến lượt, không còn cảnh chen lấn như trước

Có thể nói, chính nhờ sự thay đổi có tính chất căn bản này đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, đồng thời góp phần tạo dựng niềm tin trong lòng người bệnh. Và đây cũng là một trong những nội dung quan trọng mà ngành Y tế Hà Tĩnh đang tập trung triển khai. Đặc biệt, ngành Y tế đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý các cơ sở y tế, hoạt động khám chữa bệnh, qua đó từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe cho người Hà Tĩnh ngay từ tuyến y tế cơ sở cũng như giúp nâng cao năng lực của các bệnh viện. Với cách định hình như vậy nên trong thời gian qua, nhiều ứng dụng công nghệ thông tin đã được các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến cơ sở đầu tư và khai thác hiệu quả. Đó là phần mền quản lý khám chữa bệnh HIS, phần mềm quản lý chẩn đoán hình ảnh , hồ sơ điện tử, phần mềm quản lý tiêm chủng và các phần mềm trong quản lý dược như Medcom, quản lý kê đơn thuốc điện tử, quản lý nhà thuốc... Chính điều này đã góp phần cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính theo hướng nhanh gọn, tiện lợi cho người bệnh và nâng cao được năng lực cho cán bộ y tế. Đặc biệt, Hà Tĩnh đã thực hiện việc kết nối với các bệnh viện trung ương, tham gia các ca hội chẩn với các giáo sư, tiến sỹ ở các bênh viện lớn và nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành ngay trên các hệ thống công nghệ thông tin. Nhờ vậy, người dân tiếp tục có cơ hội được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại Hà Tĩnh mà không phải mất nhiều thời gian và chi phí đi lại.

Đánh giá công nghệ thông tin trong bệnh viện
Hồ sơ sức khỏe điện tử được liên thông từ tuyến xã đến tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho bác sỹ trong KCB

Rõ ràng, việc các bệnh viện tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, hoạt đông chuyên môn, đã không chỉ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mà còn giảm áp lực về mặt hành chính, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Khai thác tối đa hiệu quả của máy móc công nghệ và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống y tế thông minh cũng là hướng đi, là xu hướng tất yếu của ngành Y tế Hà Tĩnh nói chung và các bệnh viện trên địa bàn tỉnh nói riêng. Lẽ dĩ nhiên, để đạt được mục tiêu này thì trước mắt ngành Y tế còn rất nhiều việc phải làm.

Bác sỹ Lê Ngọc Châu, TUV, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Hiện nay Ngành Y tế đang chỉ đạo các bệnh viện tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tiến tới thực hiện bệnh án điện tử tại tất cả các cơ sở y tế. Khi sử dụng bệnh án điện tử các thao tác của nhân viên y tế đối với hồ sơ bệnh án đều được số hóa. Đây là quá trình làm thay đổi rất lớn trong việc tổ chức hoạt động của các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Bên cạnh đó, ngành Y tế cũng đang chỉ đạo để thực hiện một phần mềm thống nhất với rất nhiều phân hệ mà lâu nay một số phần mềm đang thực hiện ở tuyến xã và trên cơ sở đó nó gắn với hệ thống hồ sơ sức khỏe tạo thành chuỗi trong việc quản lý và nâng cáo chất lượng dịch vụ y tế cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng trong quá trình khám chữa bệnh.