Đánh giá cong dân nơi cư trú

Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ và nhất là trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 213-QĐ/TW ngày 02/01/2020 quy định trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. Qua đó, nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đảng viên trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Quy định nêu rõ đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang có trách nhiệm vừa phải thực hiện quy định của Điều lệ Đảng về sinh hoạt đảng tại nơi làm việc, vừa có trách nhiệm thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú.

Đảng viên giữ mối liên hệ nơi cư trú phải thực hiện các nhiệm vụ nêu gương về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên trước nhân dân nơi cư trú. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân trên địa bàn dân cư thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú. Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các cuộc họp định kỳ và tích cực tham gia các cuộc họp khác do cấp ủy nơi cư trú triệu tập. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở cơ sở, giám sát cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và thực hiện trách nhiệm nêu gương. Tham gia và vận động các thành viên trong gia đình tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua do địa phương phát động…

Đồng thời, quy định tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên đang công tác và nơi cư trú có trách nhiệm tạo điều kiện cho đảng viên đang công tác thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ nơi cư trú, kiểm tra, giám sát, nhận xét, đánh giá việc thực hiện của đảng viên.

Đảng ủy xã, phường, thị trấn nơi đảng viên cư trú có nhiệm vụ tiếp nhận và lập danh sách đảng viên đang công tác được giới thiệu về sinh hoạt, thông báo cho từng đảng viên biết để liên hệ trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên nơi cư trú, tạo điều kiện cho đảng viên thực hiện nhiệm vụ.

Định kỳ 6 tháng hoặc khi cần thiết, Đảng ủy xã, phường, thị trấn chỉ đạo chi ủy, chi bộ trực thuộc tổ chức họp đảng viên đang công tác cư trú trên địa bàn để thông báo tình hình, nhiệm vụ của địa phương hoặc chuyên đề cần tham khảo ý kiến đảng viên đang công tác để đảng viên nắm được thông tin, tham gia góp ý kiến. Định kỳ hằng năm, chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) họp để nhận xét từng đảng viên đang công tác thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú trên địa bàn mình theo phiếu nhận xét và gửi về Đảng ủy xã, phường, thị trấn. Đề xuất với Đảng ủy xã, phường, thị trấn biểu dương, khen thưởng những đảng viên đang công tác có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên nơi cư trú. Kịp thời phản ánh với Đảng ủy xã, phường, thị trấn và cấp ủy nơi đảng viên đang công tác khi đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm nêu gương, vi phạm nghiêm trọng nội quy, quy định của địa phương hoặc chưa chấp hành tốt Quy định này.

Đảng ủy xã, phường, thị trấn xác nhận phiếu nhận xét của chi ủy, chi bộ nơi cư trú đối với đảng viên đang công tác và gửi cho đảng ủy cơ sở nơi đảng viên công tác. Biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp ủy cơ sở nơi đảng viên công tác biểu dương, khen thưởng những đảng viên có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên nơi cư trú. Đề nghị cấp ủy cơ sở nơi đảng viên công tác xem xét xử lý theo quy định đối với những đảng viên chưa thực hiện tốt.

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký vả thay thế Quy định số 76-QĐ/TW ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị khoá VIII về việc đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú./.

Với việc tăng cường trách nhiệm của Ban Công tác Mặt trận, việc giám sát và nhận xét đảng viên tại nơi cư trú chặt chẽ, hiệu quả hơn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đảng viên.

Bài 1: Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn

Việc thực hiện Hướng dẫn số 30/HD-MTTQ-BTT của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội giúp công tác đánh giá, nhận xét đảng viên nơi cư trú trên địa bàn thành phố ngày càng hiệu quả, thực chất.

Sau Quy định số 76-QÐ/TW ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) “Về việc đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú”, ngày 2/1/2020, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Quy định số 213-QĐ/TW “Về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú”.

Trong đó, đối với việc nhận xét đảng viên hằng năm ở nơi cư trú, quy định mới tăng thêm tính dân chủ khi mở rộng thành phần họp cho ý kiến về đảng viên gồm cả Ban Công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.

Hiệu quả và thực chất hơn

Thực hiện công tác giám sát, xây dựng đảng, ngày 28/10/2021, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn số 30/HD-MTTQ-BTT về việc giám sát và nhận xét của Ban Công tác Mặt trận đối với đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với nhân dân nơi cư trú. Theo đó, Trưởng ban Công tác Mặt trận sẽ phát phiếu tự đánh giá tới đảng viên sinh hoạt hai chiều.

Mẫu phiếu này gồm sáu nội dung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên nơi cư trú. Trên cơ sở phiếu tự đánh giá của đảng viên, Ban Công tác Mặt trận sẽ họp, mời trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố nhận xét rồi mới thống nhất kết quả giám sát, đánh giá đối với đảng viên.

Với sự sát sao này, việc đánh giá đảng viên nơi cư trú ở nhiều nơi được thực hiện hiệu quả, có nhiều hình thức linh động phù hợp với đặc điểm từng địa phương. Ở xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh), đảng viên nào có biểu hiện không tốt ở nơi cư trú, người dân địa phương sẽ phản ánh ngay.

“Trên cơ sở nhóm Zalo cộng đồng phòng, chống Covid-19 trước đây, Ban Công tác Mặt trận thường xuyên cập nhật các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thành phố và địa phương. Công nghệ số được áp dụng vào việc giám sát, cho nên phản ánh của người dân được xử lý rất nhanh chóng, thuận lợi” - ông Nguyễn Tuấn Đôn, Bí thư Đảng ủy xã Thụy Lâm cho biết và nhận định, Hướng dẫn số 30/HD-MTTQ-BTT của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội là cẩm nang quan trọng đối với việc giám sát đảng viên hai chiều, rất phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tại thôn Đản Dị (xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh), vai trò của trưởng ngõ đối với việc đánh giá, nhận xét đảng viên nơi cư trú được đặc biệt coi trọng.

Trước cuộc họp cuối năm, Chi ủy sẽ họp với các trưởng đoàn thể và trưởng ngõ, lấy ý kiến tới từng đảng viên trên các tiêu chí, nhất là việc đảng viên tham dự họp đủ các cuộc họp, tích cực đóng góp ủng hộ về tinh thần và vật chất cho địa phương.

Bà Hoàng Kim Liên, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đản Dị cho biết: Năm 2022, thôn có một đảng viên được nhận xét chưa nêu gương trong thực hiện chủ trương của thành phố và địa phương liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 4.

Sau khi nhận được bản đánh giá của chi bộ nơi cư trú, đồng chí Bí thư Chi bộ nơi đảng viên công tác đã về cơ sở gặp cấp ủy và được trao đổi làm rõ lý do.

Gắn kết với địa phương

Là địa bàn rộng, số đảng viên hai chiều đông (149 người) và luôn biến động, nhưng việc giám sát đảng viên hai chiều tại địa bàn dân cư số 4, phường Thành Công, quận Ba Đình vẫn đạt hiệu quả cao.

Ông Trịnh Đức Long, Trưởng ban Công tác Mặt trận địa bàn dân cư số 4, cho biết: Khi có ý kiến của nhân dân hoặc thành viên Ban Công tác Mặt trận về đảng viên hoặc gia đình đảng viên chưa gương mẫu trong các phong trào thi đua, đại diện Ban Công tác Mặt trận sẽ gặp gỡ, trao đổi ngay với đảng viên đó để chấn chỉnh kịp thời.

Đến nay, số đảng viên được Ban Công tác Mặt trận giám sát, nhận xét đều không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống; trách nhiệm ở nơi cư trú ngày càng được phát huy.

“Việc kết nối giữa các thành viên Ban Công tác Mặt trận với các đảng viên sinh hoạt hai chiều được gắn bó hơn, không như trước đây có đảng viên không biết đến tổ trưởng tổ dân phố, thành viên Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể, thậm chí là các hộ dân chung quanh nơi cư trú, dẫn đến việc đảng viên ít đóng góp về tinh thần, vật chất đối với các phong trào, hoạt động của địa phương” - ông Long cho biết.

Phát huy vai trò, tính nêu gương của đảng viên ở nơi cư trú, thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân vào Đề án xây dựng huyện Đông Anh thành quận, xã Mai Lâm thành phường, ông Nguyễn Đức Hiệp, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Du Nội đã họp với 49 đảng viên sinh hoạt hai chiều trên địa bàn nhằm quán triệt Đề án để đảng viên thông suốt, tán thành chủ trương và vào cuộc một cách trách nhiệm, tuyên truyền trong gia đình.

Kết quả, toàn bộ 1.565 cử tri của thôn đều nhất trí với chủ trương của thành phố. Đề án được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua sau đó đã tạo sự phấn khởi, vui mừng trong đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Tại nhiều địa phương, Ban Công tác Mặt trận và các thành viên của tổ dân phố thường xuyên bố trí thời gian để lắng nghe dư luận nhân dân phản ánh những vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày, thái độ ứng xử của cán bộ, đảng viên cư trú trên địa bàn; coi đây là cơ sở để Ban Công tác Mặt trận gặp gỡ, trao đổi thông tin với cán bộ, đảng viên đang sinh sống trên địa bàn và có ý kiến nhận xét hằng năm.

Nơi thường trú và tạm trú là gì?

Như vậy, có thể hiểu đơn giản nơi thường trú và tạm trú như sau: Nơi thường trú là nơi ở thường xuyên, ổn định, lâu dài và không có thời hạn cụ thể; Nơi tạm trú là nơi ở thường xuyên nhưng có thời hạn, khác biệt với nơi thường trú; Lưu trú là nơi ở trong thời hạn rất ngắn, mang tính chất nhất thời.

Nơi cư trú bao gồm những gì?

Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống; nếu không xác định được nơi người đó thường xuyên sinh sông thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống. Nơi cứ trú của người chưa thành niên, người được giám hộ là nơi cư trú của cha, mẹ, của người được giám hộ.

Nơi cư trú của công dân là gì?

Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Công dân có nghĩa vụ gì về nơi cư trú?

Công dân có những trách nhiệm sau về cư trú: - Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú. - Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp. - Nộp lệ phí đăng ký cư trú.