Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

​Độ cứng: nước tự nhiên thường được phân thành nước cứng và nước mềm.Độ cứng của nước thường không được coi là ô nhiễm vì không gây hại cho sức khỏe con người. Nhưng độ cứng lại gây nên ảnh hưởng lớn đến công nghệ như cặn lò hơi, các thiết bị có gia nhiệt nước,...

Trong nước thải không cần quan tâm đến thông số này.

  • Màu: nước có thể có màu, đặc biệt là nước thải thường có màu nâu đen hoặc đỏ nâu.

Màu của nước thường được phân thành 2 dạng là: màu thực do các chất hòa tan hoặc dạng hạt keo và màu biểu kiến là màu của các chất lơ lửng trong nước tạo nên. Trong thực tế, người ta xác định màu thực của nước, nghĩa là sau khi lọc bỏ các chất không tan. Có nhiều phương pháp xác định màu của nước, nhưng thường dùng ở đây là phương pháp so mày với các dung dịch chuẩn là clorophantinat coban.

  • Độ đục.

Độ đục của nước do các chất lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy hoặc do giới thủy sinh gây ra. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng , ảnh hưởng khả năng quang hợp của các sinh vật tự dưỡng trong nước, gây giảm thẩm mỹ và làm giảm chất lượng của nước khi sử dụng. VSV có thể bị hấp phụ bởi các chất rắn lơ lửng sẽ gây khó khắn khi khử khuẩn.

  • Oxi hòa tan. Oxi hòa tan trong nước rất cần cho sinh vật hiếu khí. Bình thường oxi hòa tan trong nước khoảng 8 - 10mg/l, chiếm 70 -80 % khi oxi bão hòa. Mức oxi hòa tan trong nước tự nhiên và nước thải phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, vào hoạt động của thế giới thủy sinh, các hoạt động hóa sinh, hóa học và vật lý của nước. Trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng, oxi được dùng nhiều cho quá trinh hóa sinh và xuất hiện hiện tượng thiếu oxi trầm trọng.

Phân tích chỉ số oxi hòa tan ( DO) là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự ô nhiễm nước và giúp ta đền ra biện pháp xử lý thích hợp.

  • Chỉ số BOD: Nhu cầu oxi sinh hóa hay nhu cầu oxi sinh học thường viết tắt là BOD, là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng các vi sinh vật ( chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí. Quá trình này được gọi là quá trình oxi hóa sinh học.

Quá trình này đòi hỏi thời gian dài ngày vì phải phụ thuộc vào bản chất của chất hữu cơ, vào các chủng loại VSV, nhiệt độ nguồn nước, cũng như vào một số chất có độc tính trong nước. Bình thường 70% nhu cầu oxi được sử dụng trong 5 ngày đầu, 20% trong 5 ngày tiếp theo và 99% ở ngày thức 20 và 100% ở ngày thứ 21.

  • Chỉ số COD: chỉ số này được dùng rộng rãi đề đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nuwos và sự ô nhiễm của nước tự nhiên.

COD là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong mẫu nước thành CO2 và nước. COD và BOD đều là các chỉ số định lượng chất hữu cơ trong nước có khả năng bị oxi hóa, nhưng 2 chỉ số này khác nhau về ý nghĩa. COD cho thấy toàn bộ chất hữu cơ ( và các nhóm vô cơ có tính khử) có trong nước bị oxi hóa bằng tác nhân hóa học. BOD chỉ thể hiện các chấy hữu cơ dễ phân hủy sinh học, nghĩa là các chất hữu cơ có thể bị oxi hóa bởi các VSV có trong nước. Do vậy, chỉ số COD luôn lớn hơn BOD và tỉ số COD:BOD bao giờ cũng lớn hơn 1. Tỉ số càng cao, đặc biệt tới 3,4,5... có thể là trong nước bị nhiễm các chất độc có độc tính kìm hãm VSV phát triển và hoạt động hoặc gây chết. Như vật, BOD sẽ rất thấp hoặc có khi gần tới không. Do đó trong nhiều trường hợp không thể suy từ COD ra BOD và ngược lại.

  • Chỉ số Nito, Photpho.

Cần xác định tổng N, tổng P hoặc các dạng N - NH3, N - NO2, N - NO3,... để chọn phương án làm sạch các ion này hoặc cân đối dinh dưỡng trong kỹ thuật bùn hoạt tính.

Bên cạnh những thông số cơ bản về chất lượng nước mà chúng ta thường gặp trong lĩnh vực cấp nước, trong thành phần của nước thải còn có chứa thêm một số chất bẩn đặc trưng khác do hậu quả của việc sử dụng nước cho các mục đích sinh hoạt, thương mại, công nghiệp,…

Các nhóm nước thải

Hôm nay, Tin Cậy xin giới thiệu đến Quý khách hàng các thông số cơ bản trong nước thải. Gồm 3 nhóm:

Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

Các chỉ tiêu lý học:

Đặc tính lý học quan trọng nhất của nước thải gồm: chất rắn tổng cộng, mùi, nhiệt độ, độ màu, độ đục,…

Chất rắn tổng cộng

Chất rắn tổng cộng trong nước thải bao gồm các chất rắn không tan hoặc lơ lửng và các hợp chất tan đã được hòa tan vào trong nước.

Trong nước thải đô thị, có khoảng 40-65% chất rắn nằm ở trạng thái lơ lửng. Các chất rắn này có thể nổi lên trên mặt nước hay lắng xuống dưới đáy và có thể hình thành nên các bãi bùn không mong muốn khi thải nước thải có chứa nhiều chất rắn vào một con sông. Một số chất rắn lơ lửng có thể lắng rất nhanh, tuy nhiên các chất lơ lửng ở kích thước hạt keo thì lắng rất chậm hoặc hoàn toàn không thể lắng được. Các chất rắn có thể lắng được là nhũng chất rắn mà chúng có thể được loại bỏ bởi quá trình lắng.

Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

Mùi

Việc xác định mùi của nước thải ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là phản ứng gay gắt của dân chúng đối với các công trình xử lý nước thải không được vận hành tốt. Mùi của nước thải còn mới thường không gây ra các cảm giác khó chịu, nhưng một loạt các hợp chất gây mùi khó chịu sẽ được tỏa ra khi nước thải bị phân hủy sinh học dưới các điều kiện yếm khí.

Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

Nhiệt độ

Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nhiệt độ của nước cấp do việc xả các dòng nước nóng hoặc ấm từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại hay công nghiệp và nhiệt độ của nước thải thường thấp hơn nhiệt độ của không khí.

Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng bởi vì phần lớn các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đều ứng dụng các quá trình xử lý sinh học mà các quá trình đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ. Nhiệt độ của nước thải ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật, đến sự hòa tan của oxy trong nước.

Độ màu

Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc do các sản phẩm tạo ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Độ màu là một thông số thường mang tính chất định tính, có thể được sử dụng để đánh giá trạng thái chung của nước thải.

Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

Độ đục

Độ đục của nước thải là do các chất lơ lửng và các chất dạng keo chứa trong nước thải tạo nên. Đơn vị đo độ đục thông dụng là NTU.

Các chỉ tiêu hóa học và sinh học:

pH

pH là chỉ tiêu đặc trưng cho tính axit hoặc tính bazo của nước và được tính bằng nồng độ của ion hydro (pH = -lg[H+]). pH là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình sinh hóa bởi tốc độ của quá trình này phụ thuộc đáng kể vào sự thay đổi của pH. Các công trình xử lý sinh học nước thải thường hoạt động tốt khi pH = 6,5 – 8,5.

Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

Đối với nước thải sinh hoạt, pH thường dao động trong khoảng 6,9 – 7,8. Nước thải của một số ngành công nghiệp có thể có những giá trị pH khác nhau. Ví dụ như nước thải công nghiệp sản xuất bột giấy thường có pH khá cao (10 – 11) trong khi nước thải công nghiệp xi mạ thường có pH khá thấp (2,5 – 3,5), nước thải công nghiệp sơ chế mủ cao su có pH khoảng 4 – 4,5. Để xử lý các loại nước thải này cần thực hiện trung hòa.

Nhu cầu oxy hóa học (COD)

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thải, kể cả không bị phân hủy sinh học và được xác định bằng phương pháp bicromat trong môi trường axit sunfuric có thêm chất xúc tác – sunfat bạc. Đơn vị đo của COD là mgO2/L hay đơn giản là mg/L.

Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)

Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biological Oxygen Demand) là một trong những thông số cơ bản đặc trưng cho mức độ ô nhiễm nước thải bởi các chất hữu cơ có thể bị oxy hóa sinh hóa (các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học). BOD được xác định bằng lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ dạng hòa tan, dạng keo và một phần dạng lơ lửng với sự tham gia của các vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí, được tính bằng mgO2/L hay đơn giản là mg/L.

Đối với nước thải sinh hoạt, thông thường BOD = 68% COD, còn đối với nước thải công nghiệp thì quan hệ giữa BOD và COD rất khác nhau, tùy theo từng ngành công nghiệp cụ thể.

Nito

Nito có trong nước thải ở dạng các liên kết hữu cơ và vô cơ. Trong nước thải sinh hoạt, phần lớn các liên kết hữu cơ là các chất có nguồn gốc protit, thực phẩm dư thừa. Còn nito trong các liên kết vô cơ gồm các dạng khử NH4+, NH3 và dạng oxy hóa: NO2– và NO3–. Tuy nhiên, trong nước thải chưa xử lý về nguyên tắc thường không có NO2– và NO3–.

Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

Chất hoạt động bề mặt

Chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm hai phần: kỵ nước và ưa nước, tạo nên sự hòa tan của các chất có trong dầu và trong nước. Nguồn tạo ra các chất hoạt động bề mặt là việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong công nghiệp.

Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

Sự có mặt của các chất hoạt động bề mặt trong nước thải có ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn xử lý. Các chất này làm cản trở quá trình lắng của các hạt lơ lửng, tạo nên hiện tượng sủi bọt trong các công trình xử lý, kìm hãm các quá trình xử lý sinh học.

Oxy hòa tan

Oxy hòa tan (DO) là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Lượng oxy hòa tan trong nước thải ban đầu dẫn vào trạm xử lý thường bằng không hoặc rất nhỏ. Trong khi đó, trong các công trình xử lý sinh học hiếu khí thì lượng oxy hòa tan cần thiết không nhỏ hơn 2 mg/l.

Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

Trong nước thải sau xử lý, lượng oxy hòa tan không được nhỏ 4 mg/L đối với nguồn nước dùng để cấp nước (loại A) và không nhỏ hơn 6 mg/L đối với nguồn nước dùng để nuôi cá

Kim loại nặng và các chất độc hại

Kim loại nặng trong nước thải có ảnh hưởng đáng kể đến các quá trình xử lý, nhất là xử lý sinh học. Các kim loại nặng độc hại gồm: niken, đồng, chì, coban, crom, thủy ngân, cadimi. Ngoài ra, có một số nguyên tố độc hại khác không phải kim loại nặng như: xianua, stibi,…Kim loại nặng thường có trong nước thải cuả một số ngành công nghiệp hóa chất, xi mạ, dệt nhuộm và một số ngành công nghiệp khác. Trong nước thải chúng thường tồn tại dưới dạng cation và trong các liên kết với các chất hữu cơ và vô cơ.

Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

Các chỉ tiêu vi sinh:

Trong nước thải phát sinh từ bệnh viện, nước thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt,…thì lượng vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, lây lan qua đường tiêu hóa.

E-coli là loại vi khuẩn phổ biến trong các loại nước thải. Nó có thể tồn tại trong cả môi trường và điều kiện khắc nghiệt nhất, vì vậy E-coli được chọn làm một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng nước thải

Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp năm 2024

⇒Trên đây, là các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước thải. Tùy vào mỗi loại nước thải sinh hoạt, mỗi loại ngành công nghiệp có một đặc tính riêng (sản xuất bột ngọt, sản xuất bia, mía đường, chế biến thủy sản, ngành da giày,…), mà có những quy định tiêu chuẩn rõ ràng và nghiêm ngặt để đánh giá chất lượng khác nhau.

Công ty Tin Cậy chuyên cung cấp và phân phối các loại thiết bị đo, máy móc, vật tư,… dùng để phân tích, đo đạc các chỉ tiêu trong nước, kim loại nặng,…Với xuất xứ nguồn gốc từ các hãng có tiếng hàng đầu Thế giới như Hanna, Hach, Horiba, Milwaukee, WTW, ThermoScientific,…