Đặng thị ngọc thịnh sinh năm bao nhiêu năm 2024

Nghị quyết do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký và có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội biểu quyết thông qua, 6.4.

Ngay sau khi Quốc hội miễn nhiệm bà Thịnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình nhân sự để bầu Phó chủ tịch nước mới. Nhân sự dự kiến được giới thiệu là bà Võ Thị Ánh Xuân, Bí thư Tỉnh ủy An Giang.

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh năm nay 62 tuổi (sinh 25.12.1959), quê quán xã Duy Trinh, H.Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Bà Thịnh có trình độ cử nhân Luật, Lịch sử, thạc sĩ Xây dựng Đảng.

Bà Thịnh là Ủy viên T.Ư Đảng dự khuyết khóa X, chính thức các khóa XI, XII. Bà cũng là đại biểu Quốc hội các khóa 11, 13, 14.

Trước năm 1975, bà Thịnh tham gia công tác bí mật, làm liên lạc thuộc Ban Binh vận Thành ủy Sài Gòn - Gia Định. Từ 1975 - 1983, bà Thịnh công tác tại Văn phòng Quận ủy 1, sau đó học lý luận chính trị trung cấp tại trường Đảng Nguyễn Văn Cừ. Trong khoảng thời gian từ 1983 đến 2005, bà Thịnh trải qua nhiều chức vụ tại TP.HCM.

Từ 4.2006, sau khi được bầu làm Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, bà Thịnh được bầu làm Phó chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Sau đó, bà được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kỳ 2010 - 2015, Ủy viên T.Ư Đảng khóa XI.

Từ 3.2015, bà Thịnh được bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng T.Ư Đảng. Tại Đại hội XII (2016) sau khi được bầu vào T.Ư khóa XII, bà Thịnh được Quốc hội khóa 13, sau đó là khóa 14, bầu làm Phó chủ tịch nước.

Trong nhiệm kỳ Phó chủ tịch nước của mình, có 1 tháng (23.9.2018 - 23.10.2018) bà Thịnh giữ Quyền Chủ tịch nước do Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời.

Sáng 6.4, Quốc hội tiến hành các bước miễn nhiệm Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 đối với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Quốc hội miễn nhiệm Phó Chủ tịch Nước đối với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh. Ảnh: TTXVN

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh năm nay 62 tuổi, không tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Phó Chủ tịch Nước là một trong 25 chức danh lãnh đạo được kiện toàn hoặc thay đổi vị trí công tác sau Đại hội Đảng XIII.

Bắt đầu quy trình miễn nhiệm Phó Chủ tịch Nước vào sáng 6.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch Nước.

Sau đó, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch Nước với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Quốc hội tiến hành miễn nhiệm Phó Chủ tịch Nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch Nước đối với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Nghị quyết về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch Nước đối với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng được Quốc hội biểu quyết thông qua.

Sau quy trình miễn nhiệm Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Nước sẽ trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Phó Chủ tịch Nước.

Trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV được công bố, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân là người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khối Chủ tịch Nước.

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh sinh năm 1959, quê tỉnh Quảng Nam, là thạc sĩ xây dựng Đảng, cử nhân khoa học sử, cử nhân luật. Bà là ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII và là đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV.

Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh - Ảnh: Quochoi.vn

Theo đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trình Quốc hội miễn nhiệm phó chủ tịch nước đối với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh sinh năm 1959, quê tỉnh Quảng Nam, là thạc sĩ xây dựng Đảng, cử nhân khoa học sử, cử nhân luật. Bà là ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII và là đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV.

Tháng 4-2016, tại kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIII, bà được bầu làm phó chủ tịch nước nhiệm kỳ 2011-2016. Đến kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV (ngày 27-7-2016), bà tiếp tục được bầu làm phó chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần (ngày 21-9-2018), Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước từ ngày 23-9 đến 23-10-2018. Đến ngày 23-10-2018, Quốc hội khóa XIV bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước.

Trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV được công bố, bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân ứng cử đại biểu Quốc hội khối Chủ tịch nước. Như vậy, bà Võ Thị Ánh Xuân là ứng cử viên kế nhiệm bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Ngay sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng trình Quốc hội miễn nhiệm một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm một số ủy ban của Quốc hội, tổng thư ký Quốc hội và tổng Kiểm toán nhà nước.

Các nhân sự được trình miễn nhiệm gồm Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình; Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy.

Đây đều là các nhân sự không còn tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Cùng được trình miễn nhiệm lần này còn có ông Hồ Đức Phớc - tổng Kiểm toán Nhà nước. Trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, ông Phớc là ứng viên thuộc khối Chính phủ.

Theo chương trình, ngày mai 6-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình các nhân sự thay thế các vị trí trên.

Theo danh sách sơ bộ người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở các cơ quan Trung ương khối Quốc hội, có một số gương mặt ứng viên thay thế như Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh.

Một số ủy ban có nhân sự cấp phó tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ - môi trường Lê Quang Huy; Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Phó Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh.

Riêng Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Sỹ Thanh đã được giới thiệu ứng cử ở khối Kiểm toán Nhà nước.

Chủ đề