Đạm Tiên và Thúy Kiều có điểm gì giống nhau

Thiên nhiên luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc đối với các thi nhân. Đă có biết bao người lấy thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng của con người. Với Nguyền Du cũng vậy, ông dùng thiên nhiên đế miêu tả tâm trạng của nhân vật. Nhưng dưới ngòi bút của ông, bức vẽ về cùng một cảnh vật hiện lên không hoàn toàn giống nhau. Trong Truyện Kiều, khi miêu tả quang cảnh nơi mộ Đạm Tiên mà ba chị em Thúy Kiều đã gặp trong tiết Thanh mình. Nguyễn Du viết: 

Nao nao dòng nước uốn quanh,


Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. Nhưng cũng tại nơi có nhịp cầu và dòng nước chảy ấy, Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau và lúc "khách đã lên ngựa, người còn nghé theo", tác giả lại viết: 

Dưới cầu nước chảy trong veo


Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha  Cả hai lần Nguyễn Du đều tả một khung cảnh nơi có nhịp cầu và dòng nước chảy nhưng bức vẽ thiên nhiên hiện lên lại hoàn toàn khác nhau. Lần thứ nhất là hình ảnh cảnh vật trên đường ba chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vật ấy mang dáng dấp nhỏ nhoi, bó hẹp và phảng phất nỗi buồn của sự lụi tàn: 

Nao nao dòng nước uốn quanh,

 Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Cái "nao nao" của dòng nước, cái "nho nhỏ" của nhịp cầu đã gợi tả được những đường nét của cảnh vật. Dòng nước, nhịp cầu mang một tâm trạng chênh vênh. Dòng nước tầm tình chia sẻ ấy, nhịp cầu nên thơ như giấc mộng hiện lên ấy ru vỗ lòng người, làm dịu đi cái xôn xao từ ngày hội bước ra. Nhưng cái "nao nao" đó cũng là cảm giác bâng khuâng, xao xuyến của Thúy Kiều cảm nhận được một điều gì không hay sắp xảy ra với nàng. Và điều gì đến cũng phải đến: nấm mộ Đạm Tiên xuất hiện: 

Sè sè nấm đất bên đường,


Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. Nguyễn Du rất tài tình khi sử dụng các từ láy "sè sè", "rầu rầu" để miêu tả nấm mổ Đạm Tiên. VI thế mà người đọc không ai không hình dung ra được nấm mồ vô chủ chỉ cao hơn mặt đất một chút ồ bên đường và ở trèn là những ngọn cỏ úa vàng xen lẫn với màu xanh còn sót lại. Nhưng những hình ảnh đó không chỉ miêu tả nấm mồ Đạm Tiên mà còn miêu tả tâm trạng nàng Kiều, trước số phận một con người tài hoa bạc mệnh, một cô gái có nhan sắc nhưng phải sống cảnh đời bất hạnh chôn lầu xanh. Phải chăng tất cả cũng báo trước một số phận không lấy gì làm sáng sủa của Kiều. Nhưng trái lại, cũng tại nơi có nhịp cầu và dòng nước chảy ấy. Lần thứ hai này lại là Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau và cảnh vật lại mang một vẻ gì thướt tha, lưu luyến. 

Dưới cầu nước chảy trong veo


Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha  Cũng trong buổi chiều du xuân trở về, Kiều đã gặp Kim Trọng - một chàng trai phong nhã, hào hoa. Cảnh vật giờ đây đã mang một tâm trạng khác: vui tươi, đầy lưu luyến không muôn rời xa. "Thướt tha" là từ láy, diễn tả sự uyển chuyển, nhịp nhàng. Chiếc cầu và dòng nước trong veo, cảnh tơ liễu và bóng chiều thướt tha như những chứng nhân cho một thiên diễm tình giữa giai nhân và tài tử. Dường như cảnh vật đã trở thành cái nền thơ mộng, nói hộ cho nỗi vương vấn của cặp tình nhân trong mối tình e ấp, kín đáo "tình trong như đã mặt ngoài còn e". Hai trái tim đa tình, đa cảm đã có một tiếng nói chung cho đến lúc chia xa "khách đà lên ngựa người còn nghé theo". "Kẻ thiên tài" đã mang theo hình bóng "người quốc sắc" trở về nhà. Hai câu thơ là một khúc nhạc của tình yêu bắt đầu hé nụ. Dưới ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Du cảnh vật trong Truyện Kiều luôn luôn thấm đượm          hồn người, cảnh vật được nhìn qua tâm trạng, nhuộm màu tâm trạng, "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Cảnh vật thiên nhiên trong Truyện Kiều luôn nói hộ tâm trạng của nhân vật. Chí bằng hình ảnh vầng trăng nhưng ở những hoàn cảnh khác nhau nó lại diễn biến tâm trạng khác nhau. Trăng sáng quá mức như dư thừa, như bề bộn sau buổi chiều đi chơi xuân, Kiều cùng một lúc đối diện với số phận và duyên phận. 

Gương nga chênh chếch dàn song


Vàng gieo bóng nước cây lồng bóng râm. Còn trong đêm Kim, Kiều thề nguyền trăng cũng sáng hết mình nhưng ánh sáng lại không lan tỏa mà như tụ lại: Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song Trong đêm Kiều trôn cùng Sở Khanh thì trăng lại nhạt nhẽo, lạnh lẽo, nhợt nhạt, mong manh, tàn tạ: 

Đêm thâu khắc dấu canh tàn


Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gương
Lối mòn cỏ lợt màu sương
Lòng quê đi một bước đường một đau  

Có thể nói, dưới ngòi bút của Nguyễn Du, bức vè về cùng một cảnh vật thiên nhiên hiện lên không hoàn toàn giống nhau. "Thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật - một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không xuất hiện và luôn thấm đượm tình người".

LUYỆN TẬP

Đọc đoạn thơ sau đây trong Truyện Kiều ( từ câu 107 đến 110) và chỉ ra điểm tương đồng với bài Đọc Tiểu Thanh kí

Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Nỗi niềm tưởng đến mà đau

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?

               (Trích Truyện Kiều)

Gợi ý: Tìm hiểu xem đoạn thơ này viết về nhân vật nào, lời nói trên là của ai. Từ đó tìm ra đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông


Đoạn thơ trên là lời của Thúy Kiều một cô gái tài sắc mà bạc mệnh. Mượn lời Thúy Thúy Kiều nói về kiếp “ hồng nhan” “ bạc mệnh” để từ đó Nguyễn Du cất lên tiếng nói quan niệm của mình về cái tài cái mệnh của con người trong xã hội. Khi viết Truyện Kiều ông cũng đã từng nói: “Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Ông cho rằng cái tài năng của con người luôn khiến trời đất ghen ghét mà thế nên có cuộc đời bất hạnh. Đó cũng chính là quan niệm mà ông nhắc tới trong bài Đọc Tiểu Thanh kí.  Hai câu thơ:” Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.” Cũng chính là sự đồng cảm của nàng Kiều hay chính là sự cảm thương của Nguyễ Du. Ca hai đều là tiếng khóc thương của nguười đời sau như Thúy Kiều, Nguyễn Du cho người trước. Từ đó làm nên đề tài của Nguyễn Du trong mỗi tác phẩm đó chính là giá trị nhân đạo trân trọng cái đẹp, swuh tài hoa của người phụ nữ nói riêng và những con người tài hoa bạc miệng nói chung


Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Đọc Tiểu Thanh kí

Từ khóa tìm kiếm Google: Luyện tập trang 133 văn 10 tập 1, soạn văn luyện tập trang 133 văn 10 tập 1, trả lời luyện tập trang 133 văn 10 tập 1, Đọc Tiểu Thanh kí văn 10

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một kiệt tác trong kho tàng văn học của Việt Nam, là niềm tự hào của mọi người Việt yêu văn học. Tác phẩm đã được dịch ra 31 thứ tiếng trên thế giới (theo nhà nghiên cứu Lê Thành Khôi) và thư mục nghiên cứu Truyện Kiều ở trong nước tính cho đến năm 2001 đã lên đến con số 661 công trình và bài nghiên cứu (theo Thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử). 

Những giá trị nhân văn, nhân bản của Truyện Kiều đã được khẳng định, hầu hết các nhân vật trong tác phẩm được đem ra phân tích, lí giải, nhằm góp phần làm nổi bật giá trị của kiệt tác văn học này. Thế nhưng, trong Truyện Kiều có một nhân vật mà gần hai thế kỷ nay giới phê bình nghiên cứu ở Việt Nam không chú ý đúng mức và dường như lãng quên. Đó là nhân vật “người khách viễn phương”, xuất hiện ngay trong phần đầu của tác phẩm từ câu 67 đến câu 78, gồm 12 câu:

Có người khách ở viễn phương, Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi. Thuyền tình vừa ghé tới nơi, Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ! Buồng không lặng ngắt như tờ, Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh. Khóc than khôn xiết sự tình, Khéo vô duyên bấy là mình với ta! Đã không duyên trước chăng mà, Thì chi chút ước gọi là duyên sau. Sắm sanh nếp tử xe châu,

Bụi hồng một nấm mặc dầu cỏ hoa.

Trong nhiều tác phẩm kinh điển thế giới, có những nhân vật chỉ xuất hiện một lần và được khắc hoạ trong một trường đoạn rất ngắn, thế nhưng, những ý nghĩa, giá trị nó được gửi gắm và ấn tượng mà nó để lại lại không hề nhỏ. Theo tôi, “người khách viễn phương” là một nhân vật như thế.

Chúng ta đã từng nói nhiều về các giá trị đẹp đẽ của Truyện Kiều, đặc biệt là giá trị nhân đạo. Giá trị nhân đạo và những cảm hứng nhân văn đã được khẳng định, làm rõ qua số phận của một loạt nhân vật theo trình tự xuất hiện là: Thuý Kiều, Thuý Vân, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải, Giác Duyên… 

Thế nhưng, đọc lại phần đầu của tác phẩm và nhất là 12 câu về người khách viễn phương, tôi hiểu ra rằng đây mới thực sự là nhân vật đầu tiên được Nguyễn Du ký thác tình cảm nhân đạo và những cảm hứng nhân văn. Người khách viễn phương ấy không hề biết họ biết tên, chỉ vì trọng một trang tài tử giai nhân mà tìm đến Đạm Tiên, rồi khi nghe tin nàng đã qua đời thì đau xót mà rơi lệ: Khóc than khôn xiết sự tình/ Khéo vô duyên bấy là mình với ta. 

Và chưa dừng lại ở đó, người khách viễn phương còn bỏ tiền ra mua quan tài (bằng gỗ tử), thuê xe tang (có rèm hạt châu) để chôn cất Đạm Tiên một cách chu đáo. Hãy để ý hai chi tiết, tưởng chừng phụ mà lại không hề phụ, đó là quan tài nhưng phải là quan tài bằng gỗ tử, xe tang nhưng phải là xe tang có rèm châu, như vậy mới xứng với người tài tử giai nhân, mới đẹp lòng người đã khuất và yên lòng cả người đang sống.

Giả sử, người khách viễn phương ấy gặp được Đạm Tiên lúc nàng còn sống, thì nhân vật này cùng lắm cũng chỉ là một khách làng chơi hào hoa phong nhã, kiểu như Tống Ngọc, Tràng Khanh.

Giả sử, người khách viễn phương ấy chỉ dừng lại ở chỗ khóc lóc tiếc thương Đạm Tiên rồi quay về, có thể cũng đã khiến ta đủ trọng về một người có tình, có tấm lòng thương hoa tiếc ngọc, nói theo cách nói của Trương Trào là “không có tài tử giai nhân thì thôi, có thì phải mến yêu thương tiếc”.

Thế nhưng, Nguyễn Du đã để cho nhân vật vô danh này làm đến cùng phận sự của một người không chỉ có chữ Tình mà còn có cả chữ Tâm. Phải chăng nếu người khách viễn phương ấy đã có một lần được tận mắt thấy dung nhan xinh đẹp của Đạm Tiên, được cùng nàng chén rượu cuộc cờ, được ôm nàng vào lòng hay được nghe nàng đàn ca đôi khúc; ý nghĩa của việc chăm sóc cho hậu sự Đạm Tiên sẽ chỉ còn mang giá trị là sự đáp đền tri ngộ của người mình đã từng gặp một lần (hay đôi lần) trong đời. 

Cái sự thực là người khách viễn phương chưa gặp Đạm Tiên lần nào đã đẩy những giá trị biểu tượng của nhân vật này cao thêm nhiều bậc. Tấm lòng xót thương nâng niu người tài sắc của khách viễn phương thậm chí còn đi trước cả nhân vật chính Thúy Kiều, Kiều chỉ là người thứ hai khóc thương Đạm Tiên mà thôi.

Cũng chính từ nhân vật khách viễn phương, Nguyễn Du đã phần nào thể hiện quan điểm của mình về thuyết Thiên định và thuyết Nhân duyên. Người khách viễn phương khi “khóc than khôn xiết sự tình”, chắc hẳn cũng tự nhủ rằng do số kiếp mà mình và Đạm Tiên không gặp được nhau, do nhân duyên chưa bao giờ đến và không bao giờ đến mà hai ta sớm âm dương cách biệt. Chàng thừa nhận ngay đó là sự vô duyên: Khéo vô duyên bấy là mình với ta. 

Nhưng một lần nữa, ta thấy tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Du xuất hiện. Nếu như mệnh trời đã cướp mất “duyên trước” thì giờ phút này, ta sẽ tự cấu tạo nên một “duyên sau”. Dù cuộc đời trên cõi tạm của nàng đã kết thúc thì ta vẫn làm tất cả những gì có thể, và đó chính là kỷ niệm duy nhất và đẹp nhất với nàng trong lòng ta. Muốn tạo ra duyên sau để vượt qua duyên trước, đó chính là mầm mống của tư tưởng nhân định thắng thiên sẽ còn tiếp tục được thể hiện qua lời Kim Trọng trong đoạn sau của tác phẩm: Sinh rằng giải cấu là duyên/ Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều. 

Nếu lấy nhân vật khách viễn phương làm điểm xuất phát và đưa một cái nhìn xuyên suốt tác phẩm, ta có thể thấy Truyện Kiều của Nguyễn Du như một câu chuyện cổ tích của văn chương bác học thời kỳ trung đại ở Việt Nam. Truyện cổ tích thường mở đầu bằng một nhân vật khuyết danh như chàng trai nghèo, người con út, một cô gái nết na… thì ở đây, thế đối xứng tương ứng của Truyện Kiều là người khách viễn phương. Truyện cổ tích luôn luôn tạo một kết thúc có hậu, tà bất thắng chính, người tốt sẽ có cuộc sống bình yên hạnh phúc; thì thế đối xứng tương ứng trong Truyện Kiều chính là cảm hứng nhân đạo đi trọn vẹn hành trình của nó, bắt đầu từ tấm lòng người khách viễn phương, chuyển sang tấm lòng của Kiều cũng với Đạm Tiên, và cuối cùng là Kiều vượt qua 15 năm đoạn trường để trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng và sự gửi gắm ngầm ẩn bao điều của Nguyễn Du qua nhân vật vô danh này, có thể coi đây là một lãng tử tay chơi có tấm lòng Bồ Tát mà những nhân vật nam giới khác như Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải không thể nào so sánh được.

Có một điều rất trần tục nhưng buộc lòng phải thừa nhận là ba nhân vật có danh kia đều không ít thì nhiều đều đã được thụ hưởng vẻ đẹp thể xác và tâm hồn của Thúy Kiều, trong đó, Thúc Sinh và Từ Hải sau khi đã “thụ hưởng” thì mới giúp nàng những việc lớn như bỏ tiền chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh hay “báo ân báo oán”. Khách viễn phương trái lại, không cần một mảy may thụ hưởng nào, sự đồng điệu tri âm với Đạm Tiên đã bất chấp thời gian,  không gian và bất chấp cả lẽ sinh tử của tạo hóa.

Nhưng vẫn còn một bí mật nữa đằng sau nhân vật khách viễn phương. Theo tôi, khách viễn phương còn có thể chính là một gửi gắm, một hóa thân của chính Nguyễn Du vậy. Đó chính là cái hữu danh ẩn sau cái vô danh, cái ngẫu nhiên phủ lên niềm chủ ý. Cụ Nguyễn Tiên Điền, như ta đã biết, từng là một công tử hào hoa sống trong nhung lụa, lại cũng trải qua một thời kỳ 10 năm gió bụi dưới chân Hồng Lĩnh, rồi lại làm quan, nhưng vượt trên tất cả là tấm lòng thương yêu con người vô hạn, lắng nghe từng tiếng nói buồn vui của những người dân nơi trồng dâu nuôi tằm làng xa xóm vắng, cho đến những âm thanh của chốn đô thị phồn hoa. 

Người khách viễn phương ấy phải chăng cũng chính là người đã chứng kiến bao cuộc đời buồn thương bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mà Đạm Tiên hay Thúy Kiều là những đại diện tiêu biểu, những nhân vật điển hình. Khách viễn phương đã đem tấm lòng đau xót muôn phương ấy, kể lại thành kiệt tác Truyện Kiều cho chúng ta nghe cũng là cho muôn đời sau, câu chuyện về những người con gái sắc tài mà truân chuyên, hồng nhan mà mệnh bạc. Ông như muốn nói với chúng ta rằng: lòng yêu thương con người, không có cái giá nào mua được nó cả, tự nó tỏa sáng, chối từ vụ lợi, nó đã, đang và sẽ vượt qua tất cả mọi đường biên cùng giới hạn. Khi ấy, tình yêu lớn chạm vào trái tim nhân loại bởi “một chữ tình để duy trì thế giới, một chữ tài để tô điểm càn khôn”…

Đỗ Anh Vũ