Đặc sắc nghệ thuật của văn bản chiếc la cuối cùng là gì

Bài làm đặc sắc nghệ thuật của chiếc lá cuối cùng

Bài làm

Chiếc lácuối cùng là một truyện ngắn dặc sắc mà ý nghĩa nghệ thuật lan toả đa chiều. Câu chuyện tuy ngắn gọn mà hàm xúc, cốt truyện đơn giản mà hấp dẫn, văn phong tự nhiên, giản dị mà sâu sắc yà cuốn hút vô cùng.

Câu chuyện: của nhà văn Mĩ có ba nhân vật chính là Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men. Cả ba đều là những hoạ sĩ nghèo nhưng đều có những ước mơ cao cả và tốt đẹp cho cuộc đời và nghệ thuật. Nhưng một ngày kia căn bệnh sưng phổi và sự nghèo túng đã cướp đi cái tinh thần ham sống của Giôn-xi. Cô chỉ còn chờ chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng xuống thì cũng buông xuôi. Nhưng chiếc lá thường xuân cuối cùng kia đã mãi mãi không bao giờ rụng xuông bởi nó là một bức tranh tuyệt mĩnhất của cụ Bơ-men.

Có thể nói câu chuyện của Hen-ri cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối bởi cái cách kể chuyện dền dứ và cách tạotình huống rất bất ngờ. Trước khi bạn đọc nghe tin về cái chết của cụ Bơ-men hẳn ai cũng hồi hộp theo dõi bệnh tình của Giôn-xi và sốphận của những chiếc lá thường xuân. Từ ngày Giôn-xi đổ bệnh, ngày nào cô cũng muốn kéo tấm mành che cửa sổ lên bởi ở bên cửa số’ của cô là số’ phận cuộc .đời cô. Như vậy cây thường xuân đang rơi những chiếc lá cuối cùng. Cơn bão đêm đã cuốn đi tất cổ nhưng ở trẽn kia, cây thường xuân vẫn còn chiếc lá cuối cùng. Giôn-xi tưởng tất cả dường như đã hết nhưng hi vọng nơi cô chưa tắt’hẳn. Và người đọc cũng.vậy, khi chưa đọc hết truyện chẳng aí có thể ngờ đó lại là một tác phẩm nghệ thuật của cụ Bơ-men. Câu chuyện cứ ; được kể và chúng ta hồi hộp đến phút CUỐI cùng.

Phải nói: rằng điều làm nên sức hấp dẫn của Chiếc.iá cuối cùng chính là ở cách 0 Hen-ri đem một mạng người để đổi lấy một mạng người. Mấu chốt của câu chuyện nằm ở chính chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân. Giôn-xi chọn nó để đo đếm sự sống của mình còn cụ Bơ-men thì âm thầm sáng tạo một cách nhẫn nại yà miệt mài bởi cụ biết và hi vọngnó sẽ làtác phẩm hội hoạ có ý nghĩa nhất trong suốt mấy chục năm cầm cọ vẽ cũa mình. Trong đêm gió bão, một chiếc lá thường xuân đã được thay vào đúng vị trí chiếc lá cuối cùng vừa rụng xuồng và cứ thế từ hôm sau, rồi hôm sau nữa… nó vẫn đứng đấy’để khích lệ Giòn-xi, kéo cô về từ bàn tay của tử thần. Câu chuyện bất ngờ và ngạc nhiên theo một kết câu hoàn toàn đảo ngược. Cụ Bơ-men khoẻmạnh thì bị chết vì sưng phổi còn Giôn-xi đã bình phục hoàn toàn. Kết thúc câu chuyện người đọc buồn và nuôi tiếc bới cái chết đầy ý nghĩa của cụ Bơ-men. Đó mới chính là bài học đạo đức khiên ta dễ dàng cảm động và khâm phục nhất.

Chiếc lá cuối cùng không chỉ hay ở lối kể chuyện và cách tạo ra tình huống bất ngờ mà còn hãyở nghệ thuật miêu tả tâm trạng của nhân vật. Những biến thái rất tinh vi trong tâm hồn của Giôn-xi, từ tuyệt vọng sang ngạc nhiên rồi tin tưởng và vượt lên. Hay những lo lắng đầy nhạy cảm của nhân vật Xiu cũng gợi cho ta nhiều thích thú. Tất cả những điều này đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật đặc sắc củaHen-ri.

Chiếc lá cuối cùng là một câu chuyện giàu tính nhân văn. Truyện ca ngợi sức mạnh và nét dẹp của tình thương yêu giữa con người với con người. Bố cục của truyện chìm sâu, ỉô’i kể chuyện rất nhẹ: nhàng, đặc biệt là tình huống truyện được tác giả tạo dựng khá bất ngờ và độc đáò. Tất cả những thành công, này về nghệ thuật đã khiên cho tác phẩm không chỉ có giá trị lớn về tư tướng mà còn đạt đến sự hấp dẫn vô cùng về những đặc trưng nghệ.thuật.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong bài làm văn Đặc sắc nghệ thuật thể hiện trong Chiếc lácuối cùng củaHen-ri. Chúc các bạn có một bài viết văn thật hay và đạt điểm cao.

Tags

chiếc củaHenri cung Đặc hiện lácuối nghệ sắc thế thuật Trong

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài Chiếc lá cuối cùng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả O-hen-ri là người nước nào?

  • A. Nga
  • B. Đan Mạch
  • C. Hà Lan
  • D. Hoa Kì

Câu 2: Vì sao tác giả đặt tên truyện là "Chiếc lá cuối cùng" ?

  • A. Vì hình ảnh chiếc lá rất đẹp.
  • B. Vì chiếc lá là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
  • C. Vì chiếc lá là chi tiết nghệ thuật thể hiện rõ nhất chủ đề tác phẩm.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 3:Các nhân vật chính trong tác phẩmChiếc lá cuối cùnglàm nghề gì?

  • A. Nhà văn.
  • B. Nhạc sĩ.
  • C. Hoạ sĩ.
  • D. Bác sĩ.

Câu 4:Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa.
  • B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.
  • C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.
  • D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.

Câu 5: Cụ Bơ-men đã nghĩ gì khi này ra ý định vẽ chiếc lá thường xanh?

  • A. Cụ muốn trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho cô hoạ sĩ trẻ Giôn-xi.
  • B. Cụ nghĩ Giôn-xi cần phải sống vì cô gái trẻ
  • C. Cụ muốn để lại một kiệt tác cho đời.
  • D. Cụ nghĩ mình đã già, sẽ chết nên hi sinh để cứu Giôn-xi

Câu 6:Câu văn "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" giúp em hiểu gì về Giôn-xi.

  • A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ.
  • B. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ
  • C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh.
  • D. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu.

Câu 7:Qua câu chuyệnChiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

  • A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
  • B. Tác phẩm đó phải rất đẹp
  • C. Tác phẩm đó phải đồ sộ.
  • D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

Câu 8:Trong tác phẩmChiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều gì?

  • A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng.
  • B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ.
  • C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền.
  • D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo.

Câu 9:Từ nào nói đúng nhất cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong câu văn "Nhưng, ô kìa!"? trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?

  • A. Ngạc nhiên.
  • B. Nghi ngờ.
  • C. Lo lắng.
  • D. Sợ hãi.

Câu 10: Chủ đề của đoạn trích được học của văn bản "Chiếc lá cuối cùng" là:

  • A. Phản ánh cuộc sống nghèo khổ của những người nghệ sĩ Mỹ.
  • B. Ngợi ca tình cảm yêu thương giữa con người với con người.
  • C. Nêu lên những quan niệm sâu sắc về nghệ thuật.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ-men?

  • A. Là người thương yêu và lo lắng cho số phận của Giôn-xi
  • B. Là một người sống lặng lẽ, âm thầm.
  • C. Là một người rất cao thượng, biết quên mình vì người khác.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 12: Cái chết của cụ Bơ-men có ý nghĩa như thế nào đối với nghệ thuât?

  • A. Cụ Bơ-men đã chết nhưng chiếc lá thường xuân sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc.
  • B. Cụ đã chọ lấy cái chết để Giôn-xi được sống.
  • C. Đó là hành động cao cả và đẹp đẽ.
  • D. Nó đã chứng tỏ rằng, nghệ thuật không chỉ là cái đẹp thuần tuý, nghệ thuật trước hết vì cuộc sống, vì hạnh phúc của con người.

Câu 13: Qua câu chuyện, em hiểu thế nào về một tác phẩm được coi là kiệt tác?

  • A. Tác phẩm đó phải rất đẹp.
  • B. Tác phẩm đó phải rất độc đáo
  • C. Tác ơhẩm đó phải đẹp và có ích cho cuộc sống.
  • D. Tác phẩm đó phải đồ sộ

Câu 14: Ý nào nói đúng nét đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của truyện Chiếc lá cuối cùng?

  • A. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc.
  • B. Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
  • C. Đảo ngược tình huống truyện.
  • D. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

Câu 15: Ý nào sau đây không đúng về nội dung của tác phẩm là

  • A.Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
  • B. Phê phán sự bất công và khoảng cách giàu nghèo trong xã hội nước Mĩ
  • C. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.
  • D. Là câu chuyện về tình bạn, tình người đáng trân trọng.


=> Kiến thức Soạn văn bài: Chiếc lá cuối cùng

Chiếc lá cuối cùng, trắc nghiệm ngữ văn 8

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn Lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Chiếc lá cuối cùng này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Đề bài:Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” .

Trả lời:

- Nội dung: Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người..

- Nghệ thuật:

+ Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn

+ Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc

BÀI LÀM

O Hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mỹ những năm đầu thế kỉ XX. Truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng chứa chan tinh thần nhân đạo và lòng thương yêu con người sâu sắc. Chiếc lá cuối cùng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông - một lối kể chuyện hấp dẫn và khéo léo dựa trên nghệ thuật tạo dựng tình huống bất ngờ và thú vị.

Chiếc lá cuối cùng làm ta nhớ mãi tình thương yêu cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau. Điểm nút của câu chuyện là việc Giôn-xi bị sưng phổi và đang nằm chờ chết. Cô hoạ sĩ có tâm hồn nhạy cảm ấy tuyệt vọng vô cùng bèn gắn cuộc đời mình vào sự tồn tại những chiếc lá thường xuân. Cây thường xuân lúc ấy đang vào mùa thay lá, đang rụng đến những chiếc lá cuối cùng và niềm tin của cô họa sĩ cũng gần như hoàn toàn tiêu tan.

Ngày ngày, Xiu phải vén chiếc mành lên để Giôn-xi ngắm chiếc lá thường xuân trong một cảm giác buồn nản và tuyệt vọng. Mỗi lần như thế người đọc cũng xúc động và hồi hộp đợi chờ không khác gì người đang nằm trên giường bệnh. Bởi chiếc lá kia rụng xuống thì tình thương yêu và niềm thương xót của chúng ta sẽ khó diễn tả biết nhường nào. Nhưng kì lạ thay, chiếc lá cuối cùng vẫn dai dẳng bám trụ một mình trong một cảm giác bâng khuâng của Giôn-xi. Lúc ấy, chiếc lá đối với cô không biết đã tạo ra cảm giác hi vọng hay tuyệt vọng.

Ngày hôm đó, Giôn-xi lại bắt Xiu kéo tấm mành lên. Lần này cô tin chắc chiếc lá thường xuân đã rụng bởi “một trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt đêm qua”. Hôm nay chắc niềm tin của Giôn-xi sẽ vụt tan và cái sinh mệnh yếu ớt kia chắc cũng sẽ không còn. Một tình huống hợp lí được tạo ra và người đọc dường như cũng phải tin rằng sau cơn bão lớn, chiếc lá thường xuân kia không thể còn đứng được một mình. Nhưng kì lạ thay! Khi tấm mành vừa được kéo lên, Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá thường xuân còn đó. Chiếc lá vẫn tồn tại khiến cả chúng ta, những bạn đọc tò mò và trung thành với câu chuyện cũng không thể không thấy bất ngờ.

Thế là từ đó, tâm trạng cô hoạ sĩ trẻ hoàn toàn thay đổi. Chẳng có lý gì để không thể không tin tưởng bởi chiếc lá kia yếu ớt như vậy còn vững vàng trong giông bão thì mình ắt hẳn phải tin tưởng hơn vào sự sống này. Sức khỏe của Giôn-xi ngày một tốt hơn và rồi cô khoẻ hơn trong sự vui mừng và niềm tin yêu kì lạ của người đọc. Thế nhưng sự bất ngờ và hấp dẫn trong lối kể chuyện của O Hen-ri bắt đầu được thể hiện chính ở chỗ này. Chiếc lá cuối cùng kia sở dĩ vẫn còn bởi nó là một kiệt tác của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già đã dốc hết sức lực của mình để vẽ nó trong đúng đêm giông bão. Bởi cụ biết nó là niềm tin duy nhất để cứu sống một người. Suốt đời cụ Bơ-men ao ước có được một bức tranh kiệt xuất và cuối cùng trước khi cụ ra đi, nó cũng đã được hoàn thành. Như vậy tính mệnh của Giôn-xi, niềm tin tưởng của Giôn-xi thực tình đã được cứu vớt bởi một sinh mệnh khác. Câu chuyện hấp dẫn và mang một giá trị nhân văn sâu sắc bởi cái kết thúc truyện rất độc đáo, bất ngờ. Nó gây ra một niềm thích thú và càng khiến người đọc phải khắc sâu hơn những nét đẹp được tạo ra từ tình thương yêu chân thực và giản dị giữa con người với con người.

Truyện Chiếc lá cuối cùng là tiếng lòng đồng vọng của những họa sĩ nghèo. Câu chuyện nhiều tình tiết nhưng lại được sắp đặt chặt chẽ và khéo léo. Truyện sẽ mãi còn là bài ca về tình bạn, tình chị em, bài ca về lòng nhân hậu và đức hi sinh của con người.

Video liên quan

Chủ đề