Công văn đưa học sinh đi tìm hiểu học tập năm 2024

Theo đó, trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện việc thông báo một lần các nội dung tối thiểu của hợp đồng như:

- Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng;

- Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại;

- Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có);

- Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải);

- Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển) (khoản 2 Điều 15 Nghị định 10/2020/NĐ-CP); phải thông báo lại khi có sự thay đổi về hành trình, thời gian vận chuyển hoặc các điểm dừng đỗ, đón trả khách.

Như vậy, xe đưa đón học sinh tiểu học buộc phải có danh sách tất cả các em khi đưa đón và phải thông báo một lần trong đó có việc thông báo về số lượng các em trên xe.

Bên cạnh đó, giáo viên phải có trách nhiệm kiểm tra số lượng các em học sinh tiểu học khi lên xe và sau khi rời xe đã đủ hay chưa để đảm bảo an toàn hạn chế xảy ra tai nạn nhất có thể.

Hiệu trưởng có phải chịu trách nhiệm khi giáo viên tiểu học thiếu trách nhiệm không kiểm tra số lượng học sinh tiểu học trước và sau khi xuống khỏi xe đưa rước hay không? (Hình từ Internet)

Giáo viên tiểu học có nhiệm vụ phải kiểm tra số lượng học sinh tiểu học trước và sau khi xuống khỏi xe đưa rước hay không?

Theo quy định về nhiệm vụ của giáo viên tiểu học được quy định tại điểm m khoản 1 Điều 27 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

Nhiệm vụ của giáo viên
1. Giáo viên có những nhiệm vụ sau đây
a) Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường. Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
b) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.
c) Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.
d) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh.
đ) Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo quy định; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.
e) Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
g) Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trường trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp để sử dụng trong quá trình dạy học.
h) Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục.
i) Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở địa phương.
k) Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
l) Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trường khi được hiệu trưởng phân công.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của hiệu trưởng.
...

Như vậy, chiếu theo quy định trên thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, theo dõi đưa đón các em học sinh tiểu học sẽ thuộc trường hợp được sự phân công của nhà trường.

Hiệu trưởng có phải chịu trách nhiệm khi giáo viên tiểu học thiếu trách nhiệm không kiểm tra số lượng học sinh trước và sau khi xuống khỏi xe đưa rước hay không?

Theo khoản 1 Điều 11 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì "hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường."

Bên cạnh đó, thì một trong những nhiệm vụ của Hiệu trưởng là "quản lý, xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo quy định của Pháp luật."

Vì vậy khi giáo viên tiểu học thiếu trách nhiệm không kiểm tra số lượng học sinh tiểu học trước và sau khi xuống khỏi xe đưa rước mà gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể Hiệu trưởng của trường cũng sẽ bị ảnh hưởng và phải có 1 phần trách nhiệm của mình trông công tác quản lý.

Chủ đề