Công thức tính tiền công kinh tế chính trị

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Không nên nhầm với Tiền công

Tiền công lao động hay tiền công là khái niệm của kinh tế chính trị Marx-Lenin, biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động và là giá cả của hàng hóa sức lao động. Theo C.Mác, có thể dễ có sự lầm tưởng, trong xã hội tư bản, tiền công là giá cả của lao động vì nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa và tiền công được trả theo thời gian lao động (giờ, ngày, tuần, tháng...), hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được. Tuy nhiên, cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động, mà là sức lao động. Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, mà chỉ là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động.

Mác - người đã nêu và phân tích khái niệm tiền công lao động

  • Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công tính theo thời gian lao động của công nhân dài hay ngắn (giờ, ngày, tuần, tháng).
  • Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định.

Mỗi một sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định, gọi là đơn giá tiền công. Để quy định đơn giá tiền công, người ta lấy tiền công trung bình một ngày của một công nhân chia cho số lượng sản phẩm của một công nhân sản xuất ra trong một ngày lao động bình thường. Tiền công tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn, mặt khác, kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để thu được lượng tiền công cao hơn.

Bài chi tiết: Tiền công danh nghĩa

Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình. Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động. Nó có thể tăng lên hay giảm xuống tuỳ theo sự biến động trong quan hệ cung - cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền công thực tế giảm xuống hoặc tăng lên. Tiền công danh nghĩa là khoản tiền mà người lao động thỏa thuận với chủ doanh nghiệp khi kí hợp đồng giữa hai bên.

Có một sự thật là những người đang làm thuê cho người khác và có một "công việc thông thường" có thể được mô tả như "nô lệ tiền lương", bởi họ đang ở trong tình huống chỉ được trả tiền khi thực sự làm việc. Do đó, họ bị buộc phải chăm chỉ làm việc. Không làm việc, họ không nhận được tiền. Đa số mọi người đều làm như vậy tại một số thời điểm, và có nghĩa là bạn chỉ kiếm được tiền khi bạn hiện diện về thể chất ở nơi bạn làm việc. Xã hội tư bản là thế, dù sao, sự thật là chủ công ty vẫn sử dụng người lao động để tạo ra thu nhập và tài sản tiềm năng lâu dài. Công ty cũng có thể được bán lại vào một ngày nào đó và bất kỳ thành quả sáng tạo nào của người lao động do công ty sở hữu cũng có thể được bán lại trong tương lai. Trong khi đó, người lao động chỉ nhận được thu nhập tạm thời, vì khi ngưng việc, họ sẽ không có thu nhập nữa[1]

  • Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin (tái bản), Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005
  • Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (in lần thứ 2 có sửa chữa, bổ sung), Vũ Anh Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007
  • 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lênin (tái bản lần thứ 5), An Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008
  • Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 (tái bản có bổ sung, sửa chữa)

  1. ^ Thành công đến và tiền bạc theo sau, Shed Simove, người dịch Lạc Nguyên, Nhà xuất bản Thanh Hóa, Thanh Hóa, năm 2017, trang 62-63

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tiền_công_lao_động&oldid=68396745”

Video liên quan

Chủ đề