Công thức than toán tiền phép năm còn lại năm 2024

Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 với nhiều quy định mới liên quan đến chế độ nghỉ phép của người lao động. Vậy theo quy định mới, tiền phép năm của người lao động được thanh toán thế nào?

Chỉ còn 2 trường hợp được thanh toán tiền phép năm

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu rõ về việc thanh toán tiền nếu chưa nghỉ hết ngày phép như sau:

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Theo đó, chỉ có 02 trường hợp chưa nghỉ hết ngày phép trong năm được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày này là do: Thôi việc hoặc bị mất việc làm

Trong khi đó, trước đây, tại khoản 1 Điều Điều 114 BLLĐ năm 2012, ngoài 02 trường hợp trên, người lao động “vì lý do khác” mà chưa nghỉ hết số ngày phép năm cũng được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Như vậy, từ năm 2021, người lao động chưa nghỉ hết phép năm mà vẫn tiếp tục làm việc sẽ không được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ mà chỉ thanh toán cho người lao động thôi việc hoặc bị mất việc làm.

Cách tính lương những ngày phép chưa nghỉ

Nghị định 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 01/02/2021) đã hướng dẫn cụ thể cách tính tiền lương những ngày người lao động chưa nghỉ hết phép tại khoản 3 Điều 67 Nghị định này như sau:

Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Cụ thể, tiền lương ngày phép chưa nghỉ được tính theo công thức sau:

Tiền lương ngày phép chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết

\=

Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề

:

Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề

x

Số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết

Ví dụ: Anh A nghỉ việc tại công ty X từ ngày 01/8/2021. Trong năm 2021, tính đến hết ngày 31/7/2021, anh A có 07 ngày phép nhưng đã nghỉ mất 02 ngày. Mức lương theo theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động tại thời điểm tháng 7/2021 là 10 triệu đồng/tháng. Trong tháng này, số ngày làm việc bình thường là 22 ngày.

Theo đó, anh A còn 05 ngày nghỉ phép. Khi nghỉ việc tại công ty X, anh A sẽ được thanh toán tiền lương chưa nghỉ phép như sau:

10 triệu đồng : 22 ngày làm việc x 5 ngày chưa nghỉ = 2,27 triệu đồng

Xem thêm: Chưa làm đủ 12 tháng được nghỉ bao nhiêu ngày phép?

Từ năm 2021, thanh toán tiền phép năm thế nào? (Ảnh minh họa)

Chưa nghỉ hết phép năm, làm sao để không bị thiệt?

Như đã phân tích, từ năm 2021, chưa nghỉ hết phép năm mà vẫn tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp thì không còn được thanh toán tiền lương cho những ngày này. Do đó, để không bị thiệt, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ vào các năm tiếp theo nhưng chỉ được nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần.

Cách giải quyết này được ghi nhận cụ thể tại khoản 4 Điều 113 BLLĐ năm 2019:

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Theo đó, nếu chưa nghỉ hết phép năm, người lao động được thỏa thuận với doanh nghiệp để dồn phép vào năm sau hoặc năm sau nữa, miễn đảm bảo nghỉ gộp 03 năm/lần.

Thực tế, theo quy chế riêng của doanh nghiệp, hầu hết đều cho phép người lao động sử dụng số ngày phép còn lại của năm trước cho đến hết quý I năm sau, kể cả không thỏa thuận về việc gộp phép. Như vậy, người lao động có thể nghỉ “nốt” phép trong 03 tháng đầu của năm kế tiếp.

Trong đó, lịch Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 tới đây rơi vào giữa tháng 02/2021 nên người lao động có thể tận dụng nốt số ngày phép còn lại dồn vào dịp nghỉ này để có thời gian nghỉ dài hơn, thuận tiện cho việc về quê hay các hoạt động vui chơi, giải trí…

Trên đây là những phân tích liên quan đến thanh toán tiền phép năm dành cho người lao động và hướng dẫn cách dồn phép để không bị thiệt thòi. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ:

(LSVN) - Theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp người lao động chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết phép năm thì khi nghỉ việc có được thanh toán tiền với những ngày chưa nghỉ không? Bạn đọc Q.Y. hỏi.

Ảnh minh họa.

Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ trong trường hợp do thôi việc, mất việc làm.

Khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Như vậy, tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc của người lao động được tính bằng công thức sau:

Tiền nghỉ phép năm còn thừa = Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm : Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm x Số ngày phép còn thừa.

Chủ đề