Công nghệ thông tin đối với văn hóa năm 2024

Đến tham dự diễn đàn có nhiều chuyên gia, nhà quản lý trong nước và quốc tế với nhiều kinh nghiệm trong các mảng lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Văn hóa, Giao thông, Môi trường,…

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá cao sự tâm huyết của Ban tổ chức khi lựa chọn chủ đề mang tính chiến lược gắn với định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế là: "Công nghệ thông tin gắn với văn hoá, môi trường và giao thông".

"Diễn đàn lần này là dịp để các ngành, lĩnh vực có cơ hội lắng nghe các chuyên gia, các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin chia sẻ các giải pháp, các bài học kinh nghiệm thực tiễn để ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, chuyển đổi số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn tới", ông Nguyễn Thanh Bình cho hay.

Công nghệ thông tin đối với văn hóa năm 2024

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại diễn đàn.

Theo đó, tại diễn đàn, các đại biểu đã được nghe và trao đổi về những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế trong định hướng phát triển theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó, tập trung vào các chủ đề như: Phát triển kinh tế xanh và bền vững gắn với chuyển đổi số tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Dữ liệu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế; Ứng dụng công nghệ thông tin thúc đẩy phát triển bền vững trong lĩnh vực giao thông vận tải; Dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế với giao thông thông minh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia đến từ Hàn Quốc cũng tham vấn cho tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều giải pháp mang tính chiến lược, cụ thể như: Xanh hóa ngành giao thông vận tải cho tương lai net-zero; Định danh di sản số: Phát triển bền vững Di sản Cố đô và bản sắc Văn hóa Huế; Phương án phát triển nguồn năng lượng sinh học nhằm trung hòa carbon tại tỉnh Thừa Thiên Huế…

Công nghệ thông tin đối với văn hóa năm 2024

Các chuyên gia trình bày tại diễn đàn.

Đây là những tham vấn có tính chiến lược để phát triển giá trị từ công nghệ xanh và dữ liệu số, là cơ sở để Thừa Thiên Huế phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tranh thủ được các ý kiến chuyên gia để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và áp dụng vào thực tiễn của địa phương, trên cơ sở bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa gắn với môi trường xanh, góp phần thực hiện tầm nhìn của Huế về một tương lai bền vững.

Trong khuôn khổ diễn đàn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Công ty TNHH SMC và Tổ chức GBIKE cũng đã tiến hành Lễ bàn giao Phương tiện di chuyển thông minh để thí điểm giao thông xanh trong khu vực Hoàng cung Huế.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực văn hóa - thông tin được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hồng Sơn, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực văn hóa - thông tin được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Hồng Sơn (hongson*****@gmail.com)

Theo quy định tại thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực văn hóa - thông tin được quy định cụ thể như sau:

- Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong việc số hóa sản phẩm văn hóa, lưu trữ, quảng bá sản phẩm văn hóa đã được số hóa và các hoạt động khác trong lĩnh vực văn hóa.

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động văn hóa, báo chí trên môi trường mạng phải tuân thủ quy định của Luật Công nghệ thông tin 2006 và các quy định của pháp luật về báo chí, văn hóa - thông tin.

- Tổ chức, cá nhân được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện số hóa các sản phẩm văn hóa có giá trị bảo tồn phải tuân thủ quy định của Chính phủ về điều kiện thực hiện số hóa các sản phẩm văn hóa có giá trị bảo tồn.

- Chính phủ quy định việc quản lý hoạt động giải trí trên môi trường mạng nhằm bảo đảm yêu cầu sau đây:

+ Nội dung giải trí phải lành mạnh, có tính giáo dục, tính văn hóa, không trái thuần phong mỹ tục của dân tộc;

+ Gắn trách nhiệm và quyền lợi của các đối tượng tham gia hoạt động giải trí trên môi trường mạng với lợi ích chung của xã hội, cộng đồng;

+ Bảo đảm an toàn kỹ thuật và chất lượng dịch vụ;

+ Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và ngăn chặn các loại tội phạm phát sinh từ hoạt động này.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực văn hóa - thông tin. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Công nghệ thông tin 2006.