Con văn hướng dẫn nhập sàn trem

Theo Thông tư số 48/2023/TT-BTC, tài sản công cập nhật thông tin vào Phần mềm Quản lý tài sản công (Phần mềm) gồm: Tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội; Tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước; Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm theo quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhập dữ liệu tài sản vào Phần mềm

Thông tin dữ liệu tài sản công cập nhật vào Phần mềm là thông tin tại báo cáo kê khai của cơ quan, tổ chức, đơn vị, ban quản lý dự án, đơn vị chủ trì quản lý tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Thông tin dữ liệu tài sản công cập nhật vào Phần mềm bao gồm:

Thông tin báo cáo kê khai lần đầu, báo cáo kê khai bổ sung, báo cáo kê khai tài sản sử dụng chung, báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào các mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết, khai thác theo hình thức khác, báo cáo kê khai thay đổi thông tin, báo cáo kê khai thông tin xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thông tin báo cáo kê khai, báo cáo thay đổi thông tin, báo cáo kê khai thông tin xử lý của tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước.

Thông tin báo cáo kê khai tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Duyệt dữ liệu tài sản trên Phần mềm

Chậm nhất là 07 ngày làm việc, kể từ ngày dữ liệu được nhập vào Phần mềm và cơ quan tài chính các Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính nhận được báo cáo kê khai của cơ quan, tổ chức, đơn vị, ban quản lý dự án, đơn vị chủ trì quản lý tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân, cán bộ quản lý có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu dữ liệu giữa báo cáo kê khai và dữ liệu đã nhập vào Phần mềm để thực hiện duyệt dữ liệu đối với: a) Tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, ban quản lý dự án là đất, nhà, xe ô tô hoặc tài sản cố định khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản; b) Các tài sản trong từng Quyết định tịch thu hoặc Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định trên, sau khi cán bộ sử dụng nhập dữ liệu vào Phần mềm thành công thì mọi thông tin về tài sản là dữ liệu chính thức, không phải thực hiện duyệt dữ liệu đối với các tài sản này.

Khai thác, sử dụng thông tin

Theo Thông tư, việc khai thác, sử dụng thông tin trong Phần mềm thực hiện theo quy định tại Điều 114 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Bộ Tài chính có quyền khai thác, sử dụng thông tin về tài sản công trên phạm vi cả nước trong Phần mềm.

Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị được phân cấp nhập dữ liệu có quyền khai thác, sử dụng thông tin về tài sản công thuộc phạm vi quản lý trong Phần mềm.

Thông tin khai thác từ Phần mềm được sử dụng để: Phục vụ công tác lập kế hoạch (ngắn hạn, dài hạn), công tác chỉ đạo, điều hành, báo cáo, phân tích dự báo của Chính phủ, của Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; làm căn cứ để lập dự toán, xét duyệt quyết toán, quyết định, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, giám sát việc giao đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, khai thác, xử lý tài sản công.

Ngày 24/6/2023, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua quyết định: Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng với các nhóm hàng, dịch vụ đang áp dụng mức VAT từ 10% xuống còn 8% quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 đến hết năm 2023?. Vậy chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15 có nội dung cụ thể như thế nào? Hãy cùng MISA meInvoice tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây…

1. Nghị quyết 43/2022/QH15 và những thông tin cơ bản

Ngày 11/01/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng và nhận được sự quan tâm nhiều nhất là Chính sách miễn, giảm thuế GTGT.

1.1. Chính sách miễn, giảm thuế
  1. Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
Trích: Tiết a, điểm 1.1, khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 43/2022/QH15

Tóm tắt những thông tin cơ bản về Nghị quyết số 43/2022/QH15:

Loại văn bản Nghị quyết Số, ký hiệu 43/2022/QH15 Cơ quan ban hành Quốc hội Ngày ban hành 11/01/2022 Ngày có hiệu lực 11/01/2022 Trích yếu Về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội Tải công văn Công văn file PDF

Nguồn: vanban.chinhphu.vn

Nghị quyết số 43/2022/QH15 Về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội (Trang 1/10)

Ngày 28/01/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định và hướng dẫn chi tiết về việc thi hành chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15. Theo đó, chính sách giảm thuế suất thuế GTGT 2% theo Nghị quyết 43, Nghị định 15 đã được áp dụng, thi hành từ ngày từ 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Bên cạnh đó, theo nội dung trong phiên họp Quốc hội ngày 24/06/2023 vừa qua, Quốc Hội đã thông qua Nghị quyết giảm 2% thuế giá trị gia tăng, việc giảm thuế này được thực hiện từ 1/7/2023 đến hết 31/12/2023 và không mở rộng thêm đối tượng được giảm thuế GTGT so với năm 2022.

Nghĩa là, chính sách giảm thuế GTGT mới cho giai đoạn 6 tháng cuối năm năm 2023 này sẽ tương tự về mức giảm thuế suất như nội dung trong Nghị quyết 43/2022 (Giảm 2%, xuống còn 8%). Tuy nhiên, về đối tượng và cách áp dụng chính xác như thế nào, Chính Phủ, Bộ Tài Chính và các cơ quan ban ngành liên quan đang gấp rút xây dựng dự thảo Nghị định, Nghị quyết để hướng dẫn cụ thể và công bố sau.

Thông báo của TCT về kế hoạch giảm thuế GTGT năm 2023 (Ngày 16/06/2023)

MISA meInvoice sẽ tiếp tục update những thông tin mới nhất dành cho Quý bạn đọc khi Bộ tài chính công bố chính thức Nghị quyết, Nghị định hướng dẫn giảm thuế GTGT năm 2023.

[Update] Chiều ngày 30/6/2023, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/06/2023 của Quốc hội. Kính mời Anh/Chị tham khảo những thông tin cần biết về Nghị định 44/2023/NĐ-CP Tại đây.

2. Nội dung chính sách giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15

Theo nội dung tại Nghị quyết số 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn chính sách miễn giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15, mức giảm thuế suất giá trị gia tăng xuống 8% sẽ áp dụng cho nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10%, chỉ trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

  • Nhóm sản phẩm dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022.
  • Nhóm sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022.
  • Nhóm hàng hóa, dịch vụ công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022.

Việc áp dụng chính sách giảm thuế GTGT trên được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. (quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP)

Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra): Được giảm thuế GTGT.

Trường hợp các nhóm hàng hóa, dịch vụ tại Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế suất 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế.

Chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15 nêu trên được áp dụng kể từ ngày 01/02/2022 đến ngày 31/12/2022.

Nếu chính sách giảm thuế theo Nghị quyết này tiếp tục được Quốc hội, Bộ tài chính và Chính phủ chính thức cho phép tiếp tục áp dụng năm 2023, thì thời gian có hiệu lực sẽ từ 01/07/2023 đến hết năm 2023.

Tìm hiểu thêm:

  • [Mới] Nghị định 44/2023/NĐ-CP về giảm thuế GTGT và những điều cần biết
  • Cách tra cứu các mặt hàng, mã ngành được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023
  • [Update] Hướng dẫn thực hiện giảm thuế GTGT còn 8% theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP

Bên cạnh đó, trong bối cảnh ngành thuế đang đẩy mạnh các chủ trương để rà soát, kiểm tra, xử lý và quản lý rủi ro hóa đơn điện tử, giám sát chống gian lận thuế, các đơn vị kinh doanh cần phải chú ý tra xét và xác minh tính minh bạch về hóa đơn để giảm thiểu tối đa các rủi ro, thiệt hại cho đơn vị mình.

Phần mềm Xử lý hóa đơn MISA meInvoice ứng dụng công nghệ AI tiên tiến – Tự động cập nhật dữ liệu từ Tổng cục Thuế, kết nối dữ liệu lên phần mềm kế toán và nhanh chóng kiểm tra sai sót, kịp thời cảnh báo khi phát hiện có các rủi ro về hóa đơn như:

  • Hóa đơn sai thông tin (Thông tin người mua, người bán)
  • Ngày ký và ngày lập lệch nhau
  • Người bán có rủi ro cao về thuế
  • Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp (Đang hoạt động hay đã ngừng hoạt động)
  • Tính hợp lệ, hợp pháp của chữ ký số…

Doanh nghiệp quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Chủ đề