Con rèn luyện lối sống tự lập như thế nào

Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy rằng biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Vậy tự lập là gì? Ví dụ về tính tự lập? Khách hàng quan tâm đến nội dung trên vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Tự lập là gì?

Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, phàn nàn; tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác.

Mỗi người đều có cuộc sống riêng, kế hoạch và ước mơ, hoài bão cho riêng mình, nếu chúng ta không bắt tay vào làm, thực hiện những điều đó, chúng ta sẽ mãi không có gì và dần bị đào thải ra khỏi xã hội.

Người sống tự lập là những người có suy nghĩ tích cực, chín chắn, có ý chí vươn lên, những người này dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều có thể vượt qua, rất đáng khen ngợi.

Nếu chúng ta trì trệ, hoàn hoãn với sự lười biếng, những công việc cần làm, cần giải quyết sẽ vẫn còn nguyên ở đó, tồn đọng ngày càng nhiều, lâu dần sẽ gây cho ta cảm giác căng thẳng.

Rèn luyện được tính tự lập đồng nghĩa với việc chúng ta có thể rèn luyện những tính cách khác như: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu,…

Tự lập được đánh giá là một đức tính rất tốt và cần có ở một con người. Nếu bạn học được đức tính này, nó sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và sẽ dần trở thành chỗ dựa vững chắc cho người thân của bạn.

Biểu hiện của tự lập

– Tính tự lập được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

– Tự lập trong học tập: học tập không cần sự nhắc nhở của cha mẹ; có ý thức phấn đấu, vươn lên để đạt thành tích cao hơn,…

– Tự lập trong cuộc sống: Tự chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc được giao phó, giúp đỡ những người xung quanh,…

Trái với tự lập là gì?

Đối lập với tự lập là ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ, phụ thuộc vào người khác. Những người có tính ỷ lại thường không được mọi người tôn trọng, họ thường muốn bản thân nương tựa và cậy nhờ một ai đó, một điều gì đó chứ không tự bản thân mình thực hiện.

Ví dụ:

+ Không tự làm bài tập về nhà mà đi chép bài của bạn.

+ Quay cóp khi làm bài kiểm tra.

+ Phải để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở nhiều về học tập.

+ Thời gian rảnh rỗi, chỉ xem tivi chưa tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà như: giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa…

+ Lúc nào cũng trông chờ, dựa dẫm vào người khác.

Ví dụ về tính tự lập trong cuộc sống

– Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.

–  Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.

–  Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc nhở hoặc chuẩn bị giúp cho.

–  Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nnở.

– Tự giặt quần áo.

–  Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn.

– Một mình chăm sóc em bé để mẹ đi làm.

–  Hoàn thành mọi công việc ở trường: Trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao nhi đồng ở các trường tiểu học, tham gia đội giữ gìn an toàn giao thông của trường.v.v..

Vai trò của tự lập

– Tự lập là đức tính quan trọng mà cha ông chúng ta dạy từ thuở nhỏ.

– Tự lập giúp con người có tính sáng tạo hơn.

– Khi tự lập, con người có ý thức hơn trong mọi hành động

– Tính tự lập giúp con người nhận thức toàn diện hơn về mọi mặt, có cái nhìn bao quát hơn về mọi mặt cuộc sống.

– Tính tự lập giúp con người khẳng định giá trị bản thân.

– Tính tự lập giúp xã hội hoàn thiện và phát triển.

Ý nghĩa của tự lập

Sống tự lập là một điều cần thiết với mọi người. Sự tự lập đem lại cho chúng ta sự vững vàng, có những chính kiến riêng và tự tin trong mỗi quyết định. Nó sẽ giúp bản thân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Ông cha ta khi xưa vẫn thường nói:

“Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.”

Do vậy, trong cuộc sống hàng ngày tự lập mang một giá trị lớn lao. Làm cho cuộc sống của mình năng động hơn, tích cực hơn, tự chủ hơn. Giúp mỗi người trong chúng ta Rèn luyện được những tính cách khác: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu,…Được mọi người tin tưởng, tín nhiệm hơn.

Ngày nay Có rất nhiều tấm gương tiêu biểu cho lối sống tự lập. Nhưng không thể không nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã ra đi tìm đường cứu nước khi mới chỉ là một chàng thanh niên còn trẻ tuổi.

Chỉ với hai bàn tay trắng, không có bất kì một sự giúp đỡ nào, Bác vẫn quyết ra đi về các nước phương Tây. Dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống, dù bôn ba vất vả nơi xứ người nhưng Bác vẫn không ngừng học hỏi để có thể tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.

Ngay cả khi đã trở thành một vị Chủ tịch nước – lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, Bác vẫn giữ được đức tính tốt đẹp đó. Xung quanh Bác có rất ít người giúp việc, thường chỉ là những người thân cận nhất. Những việc Bác có thể tự làm thì đều không làm phiền đến người khác.

Qua đó chúng ta thấy, Hồ Chủ tịch chính là một biểu tượng của tính tự lập. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay đã phát huy được đức tính tốt đẹp ấy. Nhiều em học sinh luôn tự giác và đạt được kết quả cao trong học tập. Nhiều sinh viên đã tìm tòi, sáng tạo ra nhiều phát minh độc đáo, có ích cho xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít bạn trẻ đang trở nên thiếu tính tự lập: ỷ lại vào việc học thêm, tài liệu trên mạng Internet, các sách tham khảo… Không chịu tự duy, sáng tạo ra những cái mới mẻ do chính mình tạo ra. Nhiều người thậm chí có suy nghĩ dựa dẫm vào gia đình, bạn bè chứ không chịu cố gắng rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Đó là những hành vi cần phải tránh xa.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp tự lập là gì? Ví dụ về tính tự lập. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc xin vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Chủ đề