Con người có thể thức bao lâu

Tính tới thời điểm hiện tại, kỷ lục thế giới về thời gian không ngủ thuộc về Randy Gardner – một học sinh 17 tuổi người Mỹ. Cậu bạn đã thức trong vòng 11 ngày 25 phút mà không cần sự trợ giúp từ thuốc chống buồn ngủ, nước tăng lực, cà phê, hay trà... Những người xung quanh đã hỗ trợ Randy để bạn ấy không rơi vào giấc ngủ. 

Randy Gardner đang giữ kỷ lục là người thức lâu nhất thế giới

Sau khi thử thách hoàn thành, Gardner ngủ liền 14 tiếng trước khi thức dậy đi vệ sinh.

Randy Gardner còn được ghi tên trong sách Kỷ lục Guinness trở thành "Người thức lâu nhất thế giới". Trước cậu bạn, có Tom Rounds, người nắm giữ kỷ lục Guinness thời điểm đó khi không ngủ tới 260h. Một người khác là DJ Peter Tripp đã thức trắng 200h.

Dù vậy, cậu phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khoẻ

Dù đạt thành tích và được nhiều người biết đến nhưng Gardner phải đối mặt với loạt vấn đề về sức khoẻ liên quan tới suy giảm nhận thức và giác quan. Hiện tại, gần như chưa có ai vượt qua kỷ lục này và được công nhận một cách rõ ràng.

Câu hỏi đặt ra là vì sao giấc ngủ lại quan trọng với chúng ta như thế? Ước tính mỗi người dùng 1/3 cuộc đời để ngủ. Giấc ngủ đủ và sâu giúp tái khởi động mọi bộ phận trong cơ thể, nâng cao hệ thống miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật, cải thiện sức khoẻ thể chất và tinh thần. Đó cũng là lý do sau một giấc ngủ, bạn cảm thấy cơ thể đầy sức sống.

Ngược lại, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc? Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra loạt tác hại với cơ thể như nguy cơ bị tiểu đường, các bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm và các chứng bệnh khác. 

Không chỉ ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần bạn cũng mệt mỏi, thiếu năng lượng, cảm thấy choáng váng và lúc nào cũng trong trạng thái đổ gục. Nếu tình trạng thiếu ngủ kéo dài, khả năng tập trung và trí nhớ ngắn hạn của bạn cũng bị ảnh hưởng.

Giống như việc ăn, uống, hay hít thở, giấc ngủ là một phần thiết yếu và quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Do đó, bạn đừng nên “thử thách” hoặc giày vò bản thân bằng cách thức khuya, không ngủ đủ giấc nhé.

Hầu hết chúng ta ở độ tuổi đi học cần ngủ khoảng 8 đến 10 giờ. Thanh thiếu niên và người trưởng thành có thể đặt mục tiêu 9 giờ, nhưng một số người chỉ cần 7-8 giờ là đủ.

Ban có thể sống sót tối đa bao lâu mà không cần ngủ? Hãy tiếp tục đọc, và tôi sẽ cho bạn biết những gì tôi đã tìm thấy về chủ đề này.

Dòng thời gian thức trắng 

24 giờ

Nếu bạn phải thức trắng để mài dùi kinh sử cho một cuộc thi hay chuẩn bị cho bài thuyết trình tại nơi làm việc, bạn sẽ ước gì mình đừng để nước đến chân mới nhảy như thế. Khi bạn đã trải qua 24 giờ mà không hề ngủ, bạn sẽ không thể suy nghĩ mạch lạc. Trên thực tế, bộ não của bạn sẽ hoạt động giống như một người có nồng độ cồn trong máu là 10, vượt quá giới hạn pháp lý vi phạm DUI ở tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.

Ngoài việc suy giảm nhận thức, bạn sẽ trải nghiệm những điều sau:

  • Thiếu phán đoán tốt
  • Trí nhớ kém
  • Ra quyết định kém
  • Giảm sự phối hợp tay-mắt
  • Thiếu tập trung
  • Nhạy cảm
  • Suy hại thính giác
  • Tăng nguy cơ tử vong do tai nạn chết người

36 giờ

Liên tục không ngủ  trong 36 giờ sẽ bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất của bạn. Ngoài ra, việc hai ngày liên tiếp thiếu ngủ dẫn đến một thứ gọi là giấc ngủ mirco. Nếu bạn lặp lại nhiều lần với thói quen xấu này có thể dẫn đến bệnh tim mạch, huyết áp cao và mất cân bằng hormone. Bạn có thể bị mất trí nhớ hoàn toàn và không nhớ những gì đã xảy ra trong những giờ này.

Nếu ba ngày liên tục không ngủ, bạn có khả năng gặp ảo giác. Trong thực tế, bộ não của bạn đang đấu tranh để giữ sự tỉnh táo và kiểm soát ảo giác trong tâm trí. Tập trung, duy trì động lực và thậm chí có một cuộc trò chuyện đơn giản với mọi người xung quanh cũng có thể trở thành các nhiệm vụ tinh thần vất vả. 

Mất ngủ – Nguyên nhân và triệu chứng có thể

Hội chứng Morvan

Trong một số trường hợp, thiếu ngủ không phải là sự lựa chọn. Cho dù chúng ta muốn nghỉ ngơi nhưng cơ thể chúng ta có thể đơn giản là không thể làm được. Một ví dụ điển hình về điều này là Hội chứng Morvan. Những bệnh nhân mắc chứng rối loạn y học này được nghiên cứu và người ta đã phát hiện ra rằng, những người mắc chứng rối loạn này ngủ rất ít. Trường hợp cụ thể liên quan đến một người đàn ông ở Pháp đã trải qua vài tháng mà chỉ chợp mắt một ít. Anh ta có những giai đoạn bị ảo giác và đau đớn tứ chi. Bên cạnh việc đau đớn và mất ngủ, các triệu chứng khác của Hội chứng Morvan bao gồm co giật cơ, đổ mồ hôi và giảm cân.

Mất ngủ gây tử vong

Những người mắc chứng mất ngủ gây tử vong (FFI) có thể chết trong vòng sáu đến 30 tháng. Ngủ không đủ giấc liên quan đến hội chứng FFI dẫn đến suy nội tạng và thoái hóa các bộ phận của não. Nó được xem là một bệnh truyền nhiễm (cùng một nhóm với Bệnh bò điên) nhưng không phải vì thế mà bạn có thể nhiễm bệnh do đụng chạm thông thường hoặc quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Để bị nhiễm hội chứng FFI này, bạn phải tiếp xúc với não của người mắc bệnh hoặc được truyền máu từ máu người bệnh.

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Có tới 22 triệu người Mỹ có thể bị ngưng thở khi ngủ. Rối loạn này xảy ra khi đường thở của bạn bị tắc nghẽn, ngăn chặn luồng khí. Những người mắc bệnh này có thể thức dậy nhiều lần mỗi đêm, gây mất ngủ trầm trọng nếu không được điều trị. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm béo phì, amidan lớn, rối loạn nội tiết, suy tim hoặc thận, rối loạn di truyền và sinh non. Nếu bạn gặp một trong những vấn đề này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ không chỉ của riêng bạn, mà còn của người đầu ấp tay gối với bạn. 

Hội chứng chân tay không yên

Hội chứng chân không yên (RLS) là một rối loạn hệ thống thần kinh làm cho chân có những cơn xung động không kiểm soát được. Nó đi kèm với cảm giác ngứa ran và co giật khó chịu, thường được mô tả như những chiếc ghim và kim hay côn trùng bò lổm ngổm trên chân. Bất kỳ ai cũng có thể bị các triệu chứng này và ước tính nó ảnh hưởng đến 10% dân số, phổ biến nhất là ở phụ nữ trung niên.

Khủng hoảng giữa đêm

Trẻ em đều từng trải nghiệm những đêm kinh hoàng. Không giống như những cơn ác mộng, nỗi kinh hoàng ban đêm giống như ảo giác kéo dài bất cứ nơi nào từ vài phút đến 30 phút. Đứa trẻ tỉnh táo trong cơn khủng hoảng nhưng chúng thường không nhớ những gì chúng thấy.

Bạn có thể tỉnh táo bao lâu mà không cần ngủ?

Không có câu trả lời dứt khoát về thời lượng bạn có thể tỉnh táo mà không cần ngủ. Thậm chí còn có cuộc tranh luận về việc liệu chúng ta có cần tất cả các giai đoạn của giấc ngủ để tồn tại hay không. Ví dụ, trong khi hầu hết các nhà khoa học đồng ý rằng chu kỳ REM cần thiết cho sự sống còn. Tuy nhiên có trường hợp những người bị chấn thương não kéo dài làm mất đi chu kỳ này. Họ đã sống sót và thậm chí thay đổi sau những chấn thương ấy.  Vì vậy người ta vẫn đang tranh luận cho câu hỏi trên.

Có một câu chuyện kể về chàng trai trẻ ở Trung Quốc đã buộc mình phải thức và chết sau 11 ngày, nhưng cái chết của anh ta cũng có liên quan đến các yếu tố khác. Các vấn đề liên quan đến đạo đức khiến nhà khoa học rơi vào tình trạng khó xử khi không thể kiểm tra các ranh giới này để xác định một mốc thời gian cụ thể.

Các câu hỏi thường gặp

Bạn có thể chết vì thiếu ngủ?

Không ngủ sẽ không hoàn toàn giết chết bạn nhưng các tác động của nó lên cơ thể có thể gây tử vong. Sau vài ngày không ngủ, các cơ quan của bạn bắt đầu ngừng hoạt động, và các phần của não sẽ bị thoái hóa. Ngoài ra, việc thiếu nghỉ ngơi sẽ ức chế khả năng phán đoán và sự tỉnh táo, do đó bạn có nhiều khả năng đưa ra quyết định tồi tệ hoặc dẫn đến một vụ tai nạn.

Bạn bắt đầu ảo giác sau bao lâu không ngủ?

Mặc dù mỗi người là khác nhau, nhưng trung bình, ảo giác có thể bắt đầu sau 72 giờ không ngủ

Kết luận

Trí não có thể hấp dẫn để cố gắng dánh lừa cơ thể của bạn, khiến bạn buộc mình tỉnh táo. Như kiểu, bạn có thể hoàn thành được nhiều công việc hơn nếu bạn ngủ ít hơn, hoặc hoàn toàn không ngủ. Dựa trên nghiên cứu, bạn không nên ngăn cơ thể có những giấc ngủ ngắn, đặc biệt là trong khoảng thời gian dài.

Nếu bạn thấy rằng bạn cần nhiều thời gian hơn và bạn thực sự muốn cắt giảm thời gian ngủ, hãy thử ngủ nhiều giấc trong ngày. Phương pháp này được chứng minh tăng năng suất và tăng số giờ không ngủ trong ngày lên. Tuy nhiên, nếu áp dụng như một thói quen lâu dài, tính an toàn của phương pháp này vẫn đang còn gây tranh cãi.

Nguồn tham khảo: sleepadvisor

Video liên quan

Chủ đề