Con gái thường đến tháng vào ngày nào trong tháng

  • Căng thẳng, bệnh tật
  • Tuổi tác ảnh hưởng đến phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc tránh thai
  • Rối loạn ăn uống, giảm cân đột ngột hoặc tập thể dục quá sức gây rối loạn kinh
  • Đang mang thai hoặc cho con bú
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Suy buồng trứng
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID)
  • U xơ tử cung
  • Có các u nhỏ hoặc bị dày lên của lớp niêm mạc tử cung
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp
  • Sẹo nặng (dính) của lớp niêm mạc của tử cung, một tình trạng gọi là hội chứng Asherman.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể khiến cho việc thụ thai của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra không đều, thời điểm bạn có khả năng thụ thai cao nhất cũng sẽ không ổn định. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc xác định thời điểm quan hệ tình dục để có thai. Ngoài nguy cơ có thể là dấu hiêu cảnh báo vô sinh, kinh nguyệt không đều cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.

Nếu muốn tăng cơ hội thụ thai, hãy quan hệ khi bạn nhận thấy “cô bé” của mình ẩm ướt và có chất nhờn trơn trong hai hoặc nhiều ngày. Bạn có thể áp dụng một cách dễ hơn là vẫn quan hệ bình thường trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Một số phụ nữ sử dụng bộ dụng cụ xác định rụng trứng hoặc phần mềm tính ngày rụng trứng để xác định thời gian sinh sản phù hợp nhất. Bộ dụng cụ này có khả năng tính toán được ngày đỉnh của hoàng thể tố(luteinising hormone, viết tắt là LH) – đây là một loại kích thích tố kích thích rụng trứng. Bằng việc sử dụng bộ dụng cụ này, bạn có thể tính ngày mà trứng có khả năng rụng nhất trong chu kỳ.

5. Thời điểm rụng trứng làm cho bạn trở nên hấp dẫn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng hormone testosterone của nam giới bị ảnh hưởng bởi mùi hương tự nhiên của cơ thể phụ nữ, đặc biệt là khi phái nữ đang trong kỳ rụng trứng. Trong một thử nghiệm, nam giới được cho cảm nhận mùi hương từ áo của phụ nữ trong từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ. Kết quả cho thấy chiếc áo của phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng khiến đàn ông có mức kích thích tố sinh dục nam trung bình cao hơn so với những người chỉ ngửi những chiếc áo của phụ nữ ở thời điểm bình thường khác.

6. Ham muốn tăng cao trong thời kỳ rụng trứng

Hormone progesterone là hormone sinh dục nữ, giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt và giúp chuẩn bị cho cơ thể trước khi mang thai. Nồng độ progesterone tăng trong thời kỳ rụng trứng và mang thai. Do đó, bạn có thể thấy ham muốn dâng cao vào thời điểm rụng trứng.

7. Nhu cầu mua sắm tăng cao khi tới kỳ kinh

Phụ nữ thường có xu hướng sa đà vào nhu cầu mua sắm nhiều hơn vào khoảng 10 ngày trước khi kỳ kinh của họ diễn ra. Trong khảo sát với 500 phụ nữ về thói quen của bản thân khi đến kỳ kinh, gần 2/3 phụ nữ thừa nhận rằng họ đã mua rất nhiều thứ vào giai đoạn gần cuối chu kỳ. Họ xem đây là một cách xả stress để làm dịu đi hội chứng tiền kinh nguyệt.

8. Lượng máu mất do chu kỳ khoảng 30ml đến 118ml

Tổng lượng máu trung bình đã bao gồm phần máu đông cơ thể bị mất trong chu kỳ là vào khoảng 45ml. Nếu tổng lượng máu bằng 237ml hoặc nhiều hơn (biểu hiện qua việc bạn phải thay băng vệ sinh thường xuyên, trung bình khoảng 1 miếng/trong 1-2 giờ) thì đó có thể là dấu hiệu bất thường và bạn cần được đi kiểm tra ngay.

9. Bạn vẫn có khả năng thụ thai nếu quan hệ trong kỳ kinh nguyệt

Liệu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai có mối liên quan tới nhau không? Thực tế khả năng thụ thai nếu quan hệ trong kỳ kinh rất hiếm xảy ra, nhưng vẫn có khả năng vì tinh trùng có thể sống bên trong tử cung của bạn khoảng 5 ngày. Khả năng có thai cao nhất khi bạn quan hệ vào những ngày cuối của kỳ hành kinh.

10. Kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn

Một nghiên cứu được đăng trên tờ Ethology cho rằng chỉ thông qua giọng nói mà nam giới có thể biết được phụ nữ có đang trong kỳ kinh hay không. Họ cho biết khi đang trong kỳ kinh, giọng nói của phụ nữ thường nghe dữ và gằn hơn bình thường. Việc phát ra giọng nói có mối liên quan tương đối chặt chẽ đến sinh lý. Các tế bào ở thanh quản và âm đạo tương đối giống nhau và cho ra những thụ thể hormone giống nhau.

Hãy nhớ rằng, việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ hành kinh có thể giúp bạn biết được đâu là dấu hiệu bình thường và bất thường của cơ thể. Nếu bạn nhận thấy mình đang phải đối mặt với những hiện tượng bất thường của “ngày đèn đỏ”, hãy đi khám sớm nhé.

Chu kỳ kinh nguyệt là một chuỗi các thay đổi sinh lý ở chị em phụ nữ đang trong giai đoạn dậy thì, sau dậy thì và trước thời kỳ mãn kinh. Ngày đèn đỏ là ngày kinh nguyệt xuất hiện thường kéo dài từ 3-7 ngày. Vậy làm sao để xác định được chính xác ngày đèn đỏ xuất hiện để tránh được những rắc rối vô tình nếu ngày đèn đỏ bất ngờ đến mà chị em không chuẩn bị trước?

Hiểu về “ngày đèn đỏ”

Ngày đèn đỏ hay ngày kinh nguyệt của chị em thường kéo dài trung bình từ 3-5 ngày. Ngày kinh nguyệt này dùng để báo hiệu cho chị em biết mình vẫn còn “khả năng sinh sản” nếu như bỗng một vài tháng gần đây ngày này bất thường hoặc không xảy ra thì chị em đang gặp vấn đề rối loạn kinh nguyệt hoặc chuẩn bị bước vào thời kỳ mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của một chu kỳ có kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Nó có thể kéo dài trung bình 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 21 – 35 ngày. Đối với các XX mới dậy thì, chu kỳ này còn có thể kéo dài tới 45 ngày.

Khi chuẩn bị đến ngày đèn đỏ chị em có thể gặp một số biểu hiện như đau tức vòng 1, đầy hơi, đau lưng, mọc trứng cá… Đây chính là các dấu hiệu tiền kinh nguyệt, báo hiệu cho chúng ta biết có “đèn đỏ” chuẩn bị xuất hiện do lượng hormon.

Đọc thêm bài viết: “Kinh nguyệt là gì?”

Cách tính ngày đèn đỏ chính xác

Bước 1: Các XX hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày bắt đầu. (Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt là ngày mà âm đạo của bạn có hiện  tượng ra máu. Nếu chỉ có vài giọt thì vẫn chưa tính là ngày đầu tiên nhé.)

Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày bắt đầu chu kỳ tiếp theo (lần có “đèn đỏ” tiếp theo) và đánh dấu lại.

Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được vòng kinh nguyệt của mình.

Ví dụ:

  • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 2/10.
  • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 30/10.
  • Như vậy, suy ra vòng kinh nguyệt của bạn là 28 ngày.
  • Khi tính được vòng kinh nguyệt của mình, đến tháng tiếp theo bạn chỉ cần lấy ngày bắt đầu hành kinh cộng với số ngày của chu kỳ kinh nguyệt là ra ngày đèn đỏ của tháng tới.

Theo dõi liên tục như vậy trong khoảng 6 tháng, chúng ta có thể tính được trung bình vòng kinh của mình, từ đó có thể xác định một cách chính xác ngày tiếp theo mà “đèn đỏ” sẽ xuất hiện.

Xem thêm: “Kinh nguyệt và các vấn đề thường gặp liên quan tới kinh nguyệt”

Tuy nhiên không ít trường hợp do sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh hoặc gặp một vấn đề gì về sức khỏe chu kì kinh nguyệt có thể lên xuống 1 vài ngày. Khi đó cần theo dõi các tháng tiếp theo để xác định lại chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Theo Hregulator.net

Từ tuổi dậy thì cho đến tuổi mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt là phần không thể thiếu trong cuộc đời của nữ giới. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Vậy phụ nữ thường có kinh vào ngày nào trong tháng? Chị em hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy từ tử cung một cách có chu kỳ. Bình thường cứ 28 ngày chị em lại xuất hiện một chu kỳ kinh nguyệt, với số vòng kinh kéo dài từ 28 - 31 ngày. Ở đầu và giữa chu kỳ kinh, lượng máu ra nhiều và ít hơn vào cuối chu kỳ.

Theo các chuyên gia, chu kỳ kinh nguyệt được chia thành 3 giai đoạn. Bao gồm:

- Giai đoạn hình thành nang mạc: 14 ngày, trong đó 5 - 6 ngày có kinh nguyệt.

- Giai đoạn rụng trứng: diễn ra trong 24 giờ đồng hồ.

- Giai đoạn hoàng thể: kéo dài trong vòng 14 ngày.

Phụ nữ thường có kinh vào ngày nào trong tháng

Vòng kinh nguyệt thông thường là 28 ngày nhưng cũng có người nhanh hoặc chậm hơn tùy thuộc vào cơ địa mỗi chị em. Có trường hợp kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Đối với các bạn gái mới dậy thì, chu kỳ này còn có thể kéo dài tới 45 ngày.

Thông thường, chị em sẽ có kinh nguyệt kéo dài từ 3 - 5 ngày trong tháng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xảy ra khoảng 2 - 7 ngày cũng có thể coi là hiện tượng bình thường.

Để tính ngày xuất hiện kinh nguyệt, chị em có thể thực hiện phép tính như sau:

- Bước 1: Chị em hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày bắt đầu có kinh trên tờ lịch.

- Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày bắt đầu chu kỳ tiếp theo và đánh dấu lại. Sau đó tính vòng kinh bằng cách lấy chu kỳ sau trừ chu kỳ trước.

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Theo các chuyên gia, chu kỳ kinh nguyệt là một yếu tố phản ánh sức khỏe của nữ giới. Chính vì vậy, chị em có thể kiểm tra sức khỏe của mình bằng cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Một chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường khi:

- Trung bình chu kỳ kinh thường kéo dài từ 3 - 5 ngày. Nhưng cũng có những trường hợp kéo dài trong 7 ngày. Nếu chu kỳ kinh kéo dài quá 1 tuần thì là hiện tượng bất thường.

- Lượng máu kinh bình thường sẽ dao động từ 25 - 80 ml/chu kỳ. Nếu máu kinh vượt quá 100ml hoặc phải thay băng vệ sinh mỗi giờ trong 2 - 3 giờ liên tục là máu kinh ra quá nhiều.

Đau bụng âm ỉ trong chu kỳ là dấu hiệu bình thường

- Một chu kỳ ngắn từ 21 ngày hoặc kéo dài đến 35 ngày thì được gọi là bình thường.

- Xuất hiện đốm máu nhạt trong quá trình rụng trứng ở giữa chu kỳ hoặc 7 ngày sau khi rụng trứng là bình thường.

- Có cảm giác đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn vào trước hoặc đầu chu kỳ là bình thường. Máu kinh thường có màu đỏ tươi, không đông và có mùi hơi nồng.

- Trước hoặc trong những ngày chu kỳ, chị em sẽ có cảm giác khó chịu, thèm ăn, căng tức ngực, mọc mụn, khó ngủ, đầy bụng,...

Làm thế nào để có kinh nguyệt đều đặn?

Chu kỳ bình thường của chị em sẽ là 28 - 35 ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp, chu kỳ đến sớm hoặc đến chậm, chu kỳ không đều, số lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều. Hiện tượng này được gọi là rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với những bạn gái mới có hành kinh thì thường là do cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, chỉ cần sau một thời gian, chu kỳ sẽ trở lên đều đặn hơn. Ngoài ra, kinh nguyệt không đều còn do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Một số trường hợp còn là biểu hiện của một số căn bệnh phụ khoa. Chính vì vậy, để có một chu kỳ đều đặn, chị em nên thực hiện những điều sau:

- Chế độ dinh dưỡng

Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ bữa mỗi ngày. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến các hoạt động diễn ra trong cơ thể được duy trì ổn định hơn. Đặc biệt trong những ngày hành kinh, chị em không nên sử dụng chất kích thích, thực phẩm cay nóng, chua,...

Chị em cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng 

- Chế độ sinh hoạt

Chị em cần giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh stress. Bởi stress có thể gây ra căng thẳng, mất ngủ. Ngoài ra, cũng nên chú ý nghỉ ngơi, tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc.

- Vận động thường xuyên

Chị em cần tập thể dục thường xuyên để cho sức khỏe được tăng cường, tinh thần thoải mái và các mạch máu trên cơ thể được lưu thông. Tuy nhiên, cần lưu ý không tập thể dục quá mạnh.

- Vệ sinh thân thể

Vệ sinh thân thể sạch sẽ để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm. Đặc biệt, vùng kín trong những ngày hành kinh cần được vệ sinh, thay băng thường xuyên. Tránh lạm dụng các dung dịch có tính tẩy rửa cao.

- Thăm khám định kỳ

Ngoài ra, chị em cũng nên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các bệnh lý.

Trên đây là những chia sẻ về phụ nữ thường có kinh vào ngày nào trong tháng? Nếu còn thắc mắc gì thêm hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.

Video liên quan

Chủ đề