Con gái thời phong kiến bao nhiêu tuổi lấy năm 2024

Tại Trung Quốc hiện nay, luật hôn nhân quy định độ tuổi kết hôn hợp pháp ở nam giới là 22 tuổi, ở nữ giới là 20 tuổi. Hơn nữa, trong xã hội thời nay, việc bình đẳng nam nữ cũng ngày càng được coi trọng.

Thế nhưng ở thời xưa, các cô gái 13-14 tuổi đã bắt đầu kết hôn, sau đó cũng nhanh chóng sinh con. Thời đó, một cô gái trong độ tuổi 20 mà vẫn chưa lấy chồng sẽ phải chịu rất nhiều lời dị nghị của người khác. Có 3 lý do chính cho việc đàn ông Trung Quốc thời xưa thích cưới những cô gái trong độ tuổi 14.

Lý do đầu tiên, luật pháp thời xưa quy định nữ giới phải kết hôn sớm, nếu không có thể sẽ bị phạt, thậm chí liên lụy cả gia đình. Ví dụ: "Hán Thư" quy định : "Phụ nữ trên 15 tuổi chưa kết hôn, năm người." Dịch ra có nghĩa là: Nếu con gái của một gia đình chưa kết hôn ở tuổi 15, thì cô ấy phải đóng gấp năm lần thuế cho cô ấy. Với những gia đình người dân bình thường hoặc nghèo khó, việc gả con gái sớm để tránh phải nộp sưu thuế là điều dĩ nhiên.

Con gái thời phong kiến bao nhiêu tuổi lấy năm 2024

Ảnh minh họa.

Trong những năm cuối của nhà Tần, thế giới hỗn loạn và những năm chiến tranh liên tiếp dẫn đến dân số giảm mạnh từ 30 triệu người vào thời nhà Tần xuống còn 13 triệu người vào đầu triều đại nhà Hán. Mọi người đều biết rằng khoa học và công nghệ cổ đại đã lạc hậu và năng suất thấp. Chỉ khi dân số tăng lên, con người mới có thể có đủ lao động để canh tác trên các cánh đồng và có đủ quân số để tăng cường quân lính, làm cho đất nước thịnh vượng và mạnh mẽ.

Do đó, sau khi nhà Hán được thành lập, để tăng dân số, họ tiếp tục khuyến khích kết hôn sớm và sinh con sớm và chính sách này cũng được các triều đại kế tiếp áp dụng. Và là phần quan trọng nhất của sự kế thừa dòng dõi, tuổi kết hôn tự nhiên của phụ nữ ngày càng nhỏ hơn. Những thiếu nữ mới 12 tuổi đã bắt đầu tính chuyện kết hôn và 14 tuổi được coi là thời điểm đẹp nhất để lấy chồng. Chỉ bằng cách này, trẻ em có thể được sinh ra càng sớm càng tốt và tăng dân số cho đất nước.

Lý do thứ 2 là tuổi thọ thấp và điều kiện y tế lạc hậu. Trong xã hội cổ đại, con người sống trong điều kiện khó khăn, cực kỳ thiếu thốn về mặt vật chất và dễ bị bệnh. Người bình thường không có tiền để gặp bác sĩ sau khi họ bị bệnh và chỉ có thể đi theo số phận. Ngay cả những người giàu cũng có thể đi khám lang y nhưng điều kiện y tế lúc đó còn lạc hậu, chưa chắc đã khỏi bệnh. Theo nghiên cứu học thuật, tuổi thọ trung bình của người cổ đại rất ngắn. Triều đại nhà Hán là 22 tuổi, nhà Đường là 27, triều đại nhà Tống là 30 và triều đại nhà Thanh là 33.

Vì thế, đàn ông muốn cưới những cô gái 13-14 tuổi để có thể sống với nhau lâu hơn, sinh thêm nhiều con hơn. Con gái ở độ tuổi 20 đã bị coi là quá già, có thể qua đời sớm, vì thế cũng bị coi là quá muộn để lấy chồng.

Ảnh minh họa.

Lý do thứ 3 liên quan đến địa vị thấp kém của phụ nữ trong xã hội phong kiến thời xưa. Bấy giờ, tư tưởng trọng nam khinh nữ cực kỳ khắc nghiệt, phụ nữ chỉ được coi là "vật đính kèm" của đàn ông, hầu như không có địa vị gì trong xã hội. Khi lấy chồng, phụ nữ cũng phải tuân theo nhà chồng, muốn trở về với mẹ đẻ cũng phải thông qua sự đồng ý của chồng và nhà chồng.

Khi gặp phải tai ương xảy đến, những cô gái sống trong gia đình nghèo khó sẽ trở thành một món hàng bị bán đi. Còn nếu mọi sự thuận lợi, mưa thuận gió hòa, họ cũng sẽ sớm gả con gái đi. Điều này không chỉ giúp gia đình bớt đi một miệng ăn mà còn có thể thu lại được một món tiền.

Vì những lý do này, con gái thời xưa chỉ 13-14 tuổi đã kết hôn và chỉ khoảng 15-16 tuổi đã sinh con. Thêm vào đó là quan niệm không có con nối dõi là điều bất hiếu nhất, nên nam giới cũng sẽ phải sớm lấy vợ, khai chi tán diệp, sinh con đẻ cái cho gia đình, phát triển gia tộc của mình.

Việc kết hôn và sinh con sớm gây ra không ít khó khăn và đau khổ cho con gái thời xưa cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều người chết trẻ trong lúc sinh con hoặc do quá lao lực. Chính những điều này khiến cho tuổi thọ nữ giới bấy giờ khá ngắn, về già cũng mắc nhiều bệnh tật. Có thể nói rằng số phận người phụ nữ trong xã hội cổ đại vô cùng đáng thương.

Con gái thời phong kiến bao nhiêu tuổi lấy năm 2024

Bất chấp việc có thể nguy hại tới sức khỏe, phi tần thời xưa vẫn sử dụng 3 loại "xuân dược" này để kích thích ham muốn tình dục.

Phụ nữ thời cổ đại thường phải kết hôn khi mới 12, 13 tuổi. Một số triều đại phong kiến còn có những hình phạt nặng nề đối với những phụ nữ kết hôn muộn.

Không phải ngẫu nhiên mà phim cổ trang thường nhắc đến vấn đề con gái 13, 14 tuổi phải lên kiệu hoa gả về nhà chồng. Trên thực tế, việc phụ nữ thời phong kiến kết hôn sớm là sự thật không có gì phải bàn cãi. Thậm chí, tùy theo quy định của mỗi triều đại mà phụ nữ trong độ tuổi từ 12 đến dưới 15 tuổi phải yên bề gia thất.

Thời cổ đại, người dân quan niệm con gái phải lấy chồng sớm, đó mới là thuận theo lẽ trời. Những cô gái trên 15 tuổi mà chưa có mối hôn sự nào thì gia đình đó sẽ bị hàng xóm chỉ trích cũng như các tin đồn xấu sẽ bủa vây cả nhà. Để nở mày nở mặt với dòng họ, nhiều gia đình bỏ ra một số tiền không nhỏ cho các bà mai để tìm mối hôn sự tốt đẹp cho con gái của mình.

Con gái thời phong kiến bao nhiêu tuổi lấy năm 2024
Con gái thời xưa mới 13, 14 tuổi đã phải lấy chồng

Phụ nữ càng lấy chồng sớm thì càng được xem là có nhiều phẩm hạnh, gia đình dạy dỗ tốt. Ngoài ra, việc gả con gái khi còn chưa đến tuổi vị thành niên được cho là xuất phát từ vấn đề tài chính khó khăn trong xã hội cổ đại.

Vì sao con gái thời phong kiến mới 13, 14 tuổi đã gả chồng?

Lý do thứ nhất, Trung Quốc thời phong kiến là một quốc gia phát triển nền nông nghiệp rực rỡ. Tuy nhiên, nông nghiệp lại không mang lại quá nhiều tiền cho người nông dân. Thậm chí nhiều năm mất mùa, người dân nghèo còn rơi vào tình trạng đói kém, vất vả sống qua ngày. Cuộc sống thiếu thốn khiến người ta không thể bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, người ngày càng suy kiệt, làn da vàng vọt. Chính vì vậy để có thể duy trì cuộc sống, nhiều gia đình nghèo buộc phải bán con cho các gia đình địa chủ để lấy tiền hoặc nhẹ hơn là tìm mối gả chồng cho con để giảm bớt miệng ăn.

Người xưa quan niệm, con gái đằng nào cũng lấy chồng nên nếu lấy sớm một chút cũng là cách bớt gánh nặng cho gia đình. Không chỉ giảm phần ăn mà việc gả con gái còn giúp nhà đó có được một số của hồi môn. Ngoài ra, việc con gái kết hôn sớm cũng giúp cô có cuộc sống mới, xây dựng mái ấm gia đình thuộc về mình.

Con gái thời phong kiến bao nhiêu tuổi lấy năm 2024
Người xưa quan niệm con gái gả chồng sớm là gia đình có phúc đức, gia giáo và phẩm hạnh

Do ảnh hưởng của Nho giáo, thời phong kiến ở Trung Quốc, gia đình thường đề cao tiếng nói của người đàn ông. Chính vì vậy con gái được cho là "bố mẹ đặt đâu, con ngồi đó", không thể cãi lời. Bố mẹ là người quyết định hôn sự, con gái phải nghe theo mọi sự sắp xếp của phụ huynh, nếu không sẽ trái với đạo đức, gia đình sẽ bị chỉ trích.

Ngoài ra, trình độ y học của người xưa rất thấp, nhiều căn bệnh phụ nữ thời điểm đó vẫn được xem là bệnh nan y, không có thuốc chữa. Việc gả con gái sớm sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Không những thế, những cô gái có hôn ước được xem là người trưởng thành. Nếu không có hôn ước thì họ mãi mãi chỉ là một đứa trẻ chứ không thực sự được công nhận địa vị trong xã hội.

Con gái thời phong kiến bao nhiêu tuổi lấy năm 2024
Sau khi kết hôn, con gái sẽ toàn tâm toàn ý lo cho gia đình chồng, hiếm khi nhắc đến nhà mẹ đẻ

Vào thời nhà Đường, phụ nữ được quy định tuổi kết hôn muộn nhất là 14 tuổi. Trong khi thời nhà Hán, phụ nữ dưới 15 tuổi đã phải gả chồng. Nếu những gia đình không gả con gái trước độ tuổi quy định sẽ bị cho là vi phạm pháp luật và xử phạt bằng cách thu tiền phạt. Vì cuộc sống nghèo khó nên việc mất tiền đối với các gia đình nông dân như một cực hình.

Bên cạnh đó, thời xưa chiến tranh liên miên, đàn ông trong gia đình thường bị trưng binh để đi chiến đấu. Để có thể đáp ứng đủ quân số không ngừng cho các cuộc chiến mở rộng bờ cõi, người phụ nữ phải kết hôn sớm, sau đó sinh nhiều con. Đây được cho là chính sách ưu sinh và sinh sớm quy định trong thời phong kiến. Việc đẻ con sớm là để nối dõi tông đường và cũng tăng thêm nguồn lao động cho gia đình và đất nước.