Con gái có nên học ngành luật không

Luật Kinh tế hiện đang là một trong những ngành học có nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến. Nếu bạn còn phân vân hay có nên học luật kinh tế không, hay liệu học luật kinh tế có khó không, thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Hướng nghiệp GPO  nhé!

Ngành Luật Kinh tế là gì?

Luật Kinh tế (Economic Law) là ngành luật nghiên cứu về nền tảng pháp luật trong các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế. Luật Kinh tế bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ, tranh chấp trong quá trình tổ chức các hoạt động kinh tế, thương mại, tài chính – ngân hàng, đầu tư,…

Luật Kinh tế điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội. Một là quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp) và hai là quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó, Luật Kinh tế còn điều chỉnh các quan hệ kinh tế nội bộ giữa các bộ phận cấu thành của một doanh nghiệp. 

Có nên học Luật Kinh tế không? 3 lý do nên học Luật Kinh tế

  • Ngành nghề khan hiếm nhân lực giỏi: Ngành Luật Kinh tế mới chỉ thực sự phát triển gần đây, do đó đây vẫn đang là một ngành khan hiếm nhân sự, đặc biệt là nhân sự giỏi, có trình độ.
  • Cơ hội việc làm rộng mở: Sinh viên tốt nghiệp Luật Kinh tế có nhiều cơ hội công việc như luật sư, pháp chế, tư vấn pháp luật doanh nghiệp,… Bạn có thể công tác tại nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, bất động sản, công nghệ, dịch vụ,… 
  • Lương và phúc lợi tốt: Mức lương trung bình cho sinh viên Luật Kinh tế sau ra khi ra trường dao động từ 7.000.000 đồng cho tới 12.000.000 đồng/ tháng, và sau 3-5 năm kinh nghiệm, mức lương có thể lên tới hàng chục triệu đồng/ tháng. 

Học Luật Kinh tế có khó không? Nên học Luật hay Luật Kinh tế?

Nếu bạn còn phân vân khi đứng trước những câu hỏi như có nên học luật không, nên học luật hay luật kinh tế,… thì hãy cùng tìm hiểu về ngành luật nhé!

Sinh viên học ngành Luật Kinh tế vẫn sẽ được học về các lĩnh vực luật khác tuy nhiên sẽ dành phần lớn thời lượng vào các lĩnh vực liên quan đến kinh tế, thương mại quốc tế,… Trong khi đó với ngành Luật, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức tổng quát về tất cả các lĩnh vực. Ngành Luật phù hợp với những bạn có mong muốn theo đuổi các lĩnh vực luật như hình sự, dân sự,… hoặc nếu bạn chưa có định hướng cụ thể và muốn tiếp cận tới nhiều ngành luật khác nhau. Dù học Luật hay Luật Kinh tế, bạn sẽ vẫn có đủ kiến thức để theo đuổi chuyên ngành luật mà mình mong muốn, vẫn có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Luật học công tác tại các bộ phận luật kinh tế

Cơ hội việc làm ngành Luật Kinh tế ra sao?

Luật sư tại các văn phòng Luật 

Khi tốt nghiệp cử nhân Luật, bạn chưa thể trở thành luật sư mà bạn phải học một khóa luật sư tại Học viện Tư pháp. Sau đó thực tập tại văn phòng luật 1 năm và thi chứng chỉ luật sư. Sau khi có chứng chỉ luật sư, bạn có thể bắt đầu sự nghiệp của mình. Nếu bạn muốn tập trung vào lĩnh vực kinh tế bạn có thể chọn những văn phòng Luật chuyên phụ trách các vụ án tranh chấp kinh tế, luật bản quyền, các thương vụ mua bán – sáp nhập hoặc chọn ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu tư.

Pháp chế tại các doanh nghiệp

Đây cũng là lựa chọn của nhiều cử nhân Luật sau khi tốt nghiệp bởi để trở thành pháp chế, bạn không bắt buộc phải học tại Học viện Tư pháp mà có thể apply ngay vào các công ty, doanh nghiệp. 

Hiện nay, không chỉ các tập đoàn lớn mà ngay cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã bắt đầu thành lập phòng pháp chế, nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách chuyên nghiệp, đúng pháp luật, đồng thời kiểm soát và hạn chế các rủi ro về phương diện pháp lý. Ví dụ như thành lập hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán, trao đổi, tranh chấp quyền sở hữu tài sản trí tuệ, các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A),…

Bạn có thể ứng tuyển vào vị trí pháp chế tại các ngân hàng, tập đoàn bất động sản, công ty công nghệ, công ty dịch vụ kế toán – kiểm toán – thuế, quỹ đầu tư,… Nhân viên thuộc bộ phận pháp chế có nhiệm vụ biên soạn, hoàn thiện văn bản, hồ sơ, hợp đồng, giấy tờ pháp lý, xây dựng quy trình và hoàn thiện khung pháp lý của tổ chức, tư vấn, chuẩn bị tài liệu khi doanh nghiệp có tranh chấp pháp luật với các bên khác.

Con gái có nên học Luật Kinh tế không?

Ngành Luật Kinh tế là một lựa chọn phù hợp với tất cả những bạn trẻ có yêu thích pháp luật, kinh tế và có mong muốn làm việc trong hai lĩnh vực này. Nếu bạn còn phân vân liệu con gái có nên học Luật Kinh tế không thì hãy yên tâm bởi đây là một ngành học tương đối phù hợp với các bạn nữ. Bởi ngoài tư duy logic thì ngành Luật cũng là ngành học đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn.

Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.

Hà Anh

Theo blog.topcv.vn

Xem thêm bài viết cùng chủ đề

Ngành Luật kinh tế là gì? Học ngành Luật kinh tế ra trường làm gì?

Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?

Chị Liên (Cầu Giấy, Hà Nội) có con gái năm nay đang theo học năm 2 chuyên ngành Luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Làm giáo viên và đặc biệt quan tâm việc học tập của con nên chị dành nhiều thời gian dành cho việc chọn trường cho con từ cấp 1 cho tới cấp 3.

Chị Liên kể lại: “Thời điểm thi đại học, con tôi học trên lớp ở mức khá, các bài kiểm tra của con tôi ở trường cũng ở mức khá, nhưng có nhiều trường và nhiều ngành quá, thật sự không biết phải chọn ngành, trường như thế nào để phù hợp với với năng lực của con mình”.

“Tôi vẫn thường hỏi con về mong muốn nghề nghiệp kể từ khi con lên cấp 3. Con gái khi đó tâm sự, rất thích trở thành luật sư. Con thích nộp hồ sơ vào một trường dân lập khá tốt nhưng học phí cao ở Hà Nội. Tôi rất băn khoăn về quyết định của con, trong gia đình không ai làm ngành luật, tôi lo ra trường liệu con có tìm được một công việc ưng ý. Nhưng tôi cũng tin rằng, bọn trẻ sẽ nhạy bén với thông tin hơn người già. Tôi tôn trọng suy nghĩ và mong muốn của con”, chị Liên cho biết.

Tuy nhiên, vấn đề lớn với chị Liên lúc này đó là khả năng tài chính. Nếu con gái chị muốn học trường dân lập với mức học phí cao như vậy thì với khả năng tài chính hiện tại, gia đình chị không thể cáng đáng.

Ở giai đoạn lớp 11, thậm chí sớm hơn, cha mẹ và con cái nên thường xuyên trao đổi về tương lai của con (Ảnh minh họa)

Chị Liên kể, khi đó chị có thành thật nói với con rằng, khả năng gia đình mình không thể cho con theo học trường dân lập với học phí vài triệu mỗi tháng. 

“Lúc đó, rất khó khăn với tôi khi nói với con rằng mẹ không đủ khả năng cho con theo học trường đó. Và điều đó cũng làm con bé rất buồn, vì nó rất thích học ngôi trường kia và đã tìm hiểu rất kỹ trên qua mạng”. Thế nhưng sau cuộc nói chuyện nghiêm túc về vấn đề tài chính, dần dần con đã xác định lại được mục tiêu và quyết tâm học hành". 

Chị Liên tự hào: “Được chọn ngành nghề theo đúng sở thích, con bé học hành rất quyết tâm. Thi đậu Đại học Luật và 2 năm học luôn phấn đấu, chăm chỉ, thường xuyên giành được học bổng để… đỡ tiền học phí cho bố mẹ”.

Từ câu chuyện của mình, chị Liên khuyên các bậc cha mẹ, ở giai đoạn lớp 11, thậm chí sớm hơn, cha mẹ và con cái nên thường xuyên trao đổi về tương lai của con. Cha mẹ có thể nhân cơ hội này để tư vấn chọn trường đại học phù hợp với con. Chị Liên cũng chia sẻ, qua lời kể của con, chị nhận thấy nhiều đứa trẻ trong độ tuổi này thậm chí không có tư tưởng theo đuổi việc học cao hơn, cũng như không có tham vọng nghề nghiệp. Chính vì thế, có thể thời điểm đó, chúng sẽ rất cần những lời tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm để có được quyết định trong giai đoạn quan trọng của cuộc đời. 

Theo chị Liên, việc nhìn thấy con lớn dần, tự đưa ra quyết định chọn trường học đại học là khoảng thời gian khó khăn.

"Khi đó, bản thân tôi muốn kiểm soát quyết định chọn trường của con. Nhưng với sự bùng nổ của khối lượng thông tin trực tuyến hiện nay, tốt nhất cha mẹ hãy để trẻ tự tìm kiếm trường đại học cho riêng mình. Nói vậy không có nghĩa cha mẹ không có quyền tìm hiểu, nghiên cứu và giúp con chọn trường đại học phù hợp cho con, nhưng quan trọng cha mẹ phải nhận ra được ranh giới giữa can thiệp và giúp đỡ" - chị Liên chia sẻ. 

Đặc biệt, vấn đề tài chính trông có vẻ là vấn đề của riêng người lớn và không có liên quan gì đến con cái, nhưng khi nghĩ đến việc theo học đại học, tiền bạc lại trở thành vấn đề lớn hơn. Vì thế, chị Liên cũng khuyên các bậc cha mẹ hãy đề cập đến tình hình tài chính của gia đình, đề cập đến việc cha mẹ dự định sẽ chu cấp bao nhiêu cho việc học của con. Như vậy sẽ vừa giúp con có những lựa chọn trong khả năng, vừa tập cho trẻ biết tiết kiệm để trang trải chi phí hoặc sẽ động viên trẻ tìm kiếm học bổng và khoản tài trợ học phí.

 -> Cha mẹ có nên chọn trường, chọn nghề giúp cho con hay không?

Video liên quan

Chủ đề