Có thể mở rộng câu bằng mấy cách

Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu, nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.

Dùng cụm C – V làm thành phần câu là một trong những cách mỏ rộng câu.

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ: Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

– Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám thành công (chủ ngữ có kết cấu cụm C — V), trong đó:

+ Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám.

+ Vị ngữ: Thành công.

– Vị ngữ: Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Ở ví dụ này, ta thấy: Đây là câu có chủ ngữ là cụm C -V.

Phần 2

Câu 1

TL : 

câu rút gọn là những câu nói mà trong quá trình nói chuyện hoặc viết chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu VD:Ban khen rằng: “ấy mới tài”.

 Giúp cho câu nói, câu văn của bạn gọn hơn. Có thể cung cấp đáp ứng những thông tin một cách nhanh chóng nhất.

+ Có thể tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

Câu 2

Cầu đặc biệt là câu ko cấu tạo theo mao hình chủ ngữ vị ngữ

Loại câu

Tác dụng

Câu đặc biệt

Câu rút gọn

 “Có khi được trưng bày trong tủ kính,… dễ thấy. Nhưng cũng có khi… trong hòm.”

“Nghĩa là… công việc kháng chiến.”

Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Xác định, gợi tả thời gian.Lâu quá! Bộc lộ trạng thái cảm xúcMột hồi còi. Thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượngLá ơi! Gọi đáp “Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!”; “Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.”Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa. 
 

Câu 3

Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu, nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.

Dùng cụm C – V làm thành phần câu là một trong những cách mỏ rộng câu.

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ: Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

– Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám thành công (chủ ngữ có kết cấu cụm C — V), trong đó:

+ Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám.

+ Vị ngữ: Thành công.

– Vị ngữ: Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Ở ví dụ này, ta thấy: Đây là câu có chủ ngữ là cụm C -V.

Câu 4

1. Khái niệm liệt kê

Theo SGK liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

Như vậy, phép liệt kê có thể thấy trong nhiều văn bản khác nhau. Để nhận biết có phép liệt kê được sử dụng có thể thấy trong bài viết có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và thông thường cách nhau bằng dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”.

Để hiểu rõ hơn các bạn nên xem các ví dụ phép liệt kê bên dưới nhé.

2. Các kiểu liệt kê

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến.

3. Ví dụ về biện pháp liệt kê

Nhận biết phép liệt kê không khó nhưng phân loại chúng phải cần thêm kĩ năng. Hãy xem thêm ví dụ để hiểu hơn biện phép này nhé.

– Ví dụ về liệt kê theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.

Cũng với ví dụ trên ta sẽ liệt kê không theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa ly.

Dựa theo cấu tạo có thể tìm ra phép liệt kê đang sử dụng, rất dễ dàng.

– Ví dụ về liệt kê tăng tiến

Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.

Đây là phép liệt kê tăng tiến, thứ tự trong phép liệt không thể đảo lộn.

– Ví dụ về liệt kê không tăng tiến

Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.

Trong ví dụ các thứ tự các loại xe có thể thay đổi mà không làm thay đổi ý nghĩa câu.

Phần 3

Câu 1

*Bố cục

- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh

- Thân bài: nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn 

- Kết bài: nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài

Câu 2

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý 

Bước 2: Lập dàn bài

*Bố cục ba phần:

- Mở bài:

  + Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,...

  + Nêu nội dung của nó.

- Thân bài:

+ Giải thích vấn đề (luận điểm) 

+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm

- Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

Bước 3: Viết bài 

Bước 4: Kiểm tra lại bài viết

Có bao nhiêu cách để mở rộng thành phần chính của câu?

Các câu hỏi tương tự

Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

Mục đích của bài học, giúp học sinh nắm được cách dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Về thuật ngữ “Cụm chủ – vị”

Trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 và trong một số tài liệu chuyên môn khác, khái niệm cụm chủ – vi (cụm C – V) còn được gọi là kết câu C – V. Cụm C – V tương đương với câu đơn bình thường (câu đơn có hai thành phần chủ ngữ – vị ngữ). Nhưng cụm C – V khác câu đơn bình thường ở chỗ:

– Nó không đứng độc lập mà chỉ là thành phần của câu hoặc của cụm từ trong câu.

– Nó tiềm tàng khả năng trở thành câu đơn bình thường, chứ không đồng nhất với câu đơn bình thường.

Khái niệm Câu có cụm C – V làm thành phần còn được gọi là câu phức thành phần (Là loại câu phức có từ 2 cụm C – V trở lên, trong đó chỉ có một cụm C – V nòng cốt, các cụm cC- V còn lại làm thành phần câu).

II. Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu, nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.

Dùng cụm C – V làm thành phần câu là một trong những cách mỏ rộng câu.

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ:

Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

(Hồ Chí Minh)

Trong đó:

– Trạng ngữ: Khi bắt đầu kháng chiến.

– Chủ ngữ: Nhân dân ta.

– Vị ngữ: Tinh thần rất hăng hái (vị ngữ có kết cấu cụm C – V), trong đó:

+ Chủ ngữ: Tinh thần.

+ Vị ngữ: Rất hăng hái.

– Đây là câu có vị ngữ là cụm C – V.

Ví dụ:

– Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Trong đó:

– Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám thành công (chủ ngữ có kết cấu cụm C — V), trong đó:

+ Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám.

+ Vị ngữ: Thành công.

– Vị ngữ: Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Ở ví dụ này, ta thấy: Đây là câu có chủ ngữ là cụm C -V.

1. Các cụm danh từ có trong câu dẫn ở SGK, trang 68:

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có (…).

(Hoài Thanh)

– Những tình cảm ta không có.

– Những tình cảm ta sẵn có.

2. Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm ở bài tập 1 và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ.

Cả hai cụm danh từ trên có cấu tạo:

Có thể mở rộng câu bằng mấy cách

Cả hai phụ ngữ trong hai cụm danh từ trên có cấu tạo:

Có thể mở rộng câu bằng mấy cách

III. Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.

Ví dụ:

– Câu có chủ ngữ là cụm C – V:

+ Những con ong vàng cần mẫn bay đi bay lại hút nhụy hoa.

+ Bà nội đi hội Gióng về chia quà cho các cháu.

– Câu có vị ngữ là cụm C – V:

+ Người mẹ ấy tay không lúc nào ngơi.

+ Quyển truyện này tranh ảnh rất đẹp

– Câu có phụ ngữ là cụm C -V:

+ Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo vừa ra.

+ Hương lúa nếp đang trổ trên cánh đồng thấm vào hồn em mỗi sáng di đến trường.

+ Chúng tôi cũng không nhớ nó ăn hết bao nhiêu nải chuối, gồi lá

+ Bác mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do.

Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dẫn ở SGK, trang 68 và cho biết trong mỗi câu, cụm C – V làm thành phần gì.

a) Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm.

(Bùi Đức Ái)

Cụm C – V: Tôi rất vui và vững tâm làm phụ ngữ cho cụm động từ có động từ trung tâm khiến.

b) Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

(Hồ Chí Minh)

Cụm C – V: Tinh thần rất hăng hái làm vị ngữ trong câu.

c) Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.

(Thạch Lam)

Câu này có 2 cụm C – V:

+ Cụm C – V: Trời sinh lá sen để bao bọc cốm làm phụ ngữ của cụm động từ có động từ trung tâm nói.

+ Cụm C – V: Trời, sinh cốm nằm ủ trong lá sen làm phụ ngữ của cụm động từ có động từ trung tâm nói.

d) Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thực sự đựợc xác định và đảm bảo từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công.

(Đặng Thai Mai)

Câu này có 2 cụm C – V:

+ Cụm C – V: Phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công làm vị ngữ trong câu.

+ Cụm C – V: Cách mạng tháng Tám thành công làm phụ ngữ của cụm danh từ có danh từ trung tâm ngày.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Bài tập này có hai yêu cầu:

– Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ.

– Trong mỗi câu, xác định cụm C – V ấy đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp gì (làm chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ) trong câu.

a) Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về.

(Thạch Lam)

– Câu này có một cụm C – V: Chỉ riêng những người chuyên môn mới định được.

– Cụm C – V nàỵ làm phụ ngữ trong cụm danh từ có danh từ trung tâm lúc.

b) Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn. 

(Trần Đăng)

– Câu này có một cụm C – V: Khuôn mặt đầy đặn.

– Cụm C – V này làm vị ngữ trong câu.

c) Khi các cô gái làng Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.

(Thạch Lam)

– Câu này có 2 cụm C – V:

+ Cụm C – V: Cô gái làng Vòng đỗ gánh.             

+ Cụm C – V: Hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.

– Các cụm C – V này đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp sau:

+ Cụm C – V: Cô gái làng Vòng đỗ gánh làm phụ ngữ của cụm danh từ có danh từ trung tâm là khi.

+ Cụm C – V: Hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào làm phụ ngữ của cụm động từ có động từ trung tâm là thấy. Trong cụm C – V này, vị ngữ hiện ra được đặt trước chủ ngữ từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chúi bụi nào.

d) Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.

(Nam Cao)

– Câu này có 2 cụm C – V:

+ Cụm C – V: Một bàn tay đập vào vai.

+ Cụm C – V: Hắn giật mình.

– Các cụm C – V này đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp sau:

+ Cụm C – V: Một bàn tay dập vào vai làm chủ ngữ trong câu.

+ Cụm C – V: Hắn giật mình làm phụ ngữ của cụm động từ có động từ trung tâm là khiến.

Xem thêm Ôn tập văn Nghị luận tại đây